Chống ùn tắc bằng hệ thống giao thông thông minh
Các giải pháp giảm ùn tắc như sử dụng camera tích hợp với phần mềm thống kê lưu lượng giao thông tự động, đèn tín hiệu tự động thay đổi chu kỳ… được Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT ( VINASA) đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sáng 11/3.
Theo đại diện VINASA, hiện lưu lượng giao thông trên các tuyến đường được đếm một cách thủ công, rất ít đường có camera giám sát, do vậy số liệu không chính xác, gây khó khăn cho công tác tổ chức, hướng dẫn giao thông.
VINASA đề xuất áp dụng công nghệ GPS lắp trên xe taxi, xe buýt cùng hệ thống camera và phần mềm thống kê lưu lượng giao thông tự động tại các nút giao thông, tuyến đường. Biện pháp này sẽ giúp đếm khá chính xác lưu lượng phương tiện, giúp cơ quan điều hành giao thông biết được tình trạng ùn tắc hay thông thoáng của toàn thành phố tại bất cứ thời điểm nào.
Ngoài ra, đại diện VINASA đưa ra nhiều giải pháp tổ chức giao thông ứng dụng công nghệ thông tin, như: chống ùn tắc bằng hệ thống đèn tín hiệu tại ngã tư, thiết lập tự động nhờ hệ thống camera thu thập lưu lượng giao thông và tốc độ lưu thông trong khu vực.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Chúng ta phải có trách nhiệm cùng chung tay tạo ra một xã hội văn minh, an toàn”. Ảnh: Đ.L.
Video đang HOT
Giải pháp khác là cảnh báo sớm cho người tham gia giao thông về tình trạng ùn tắc tại các tuyến phố để họ chủ động thay đổi phương tiện, hướng đi trên đường bằng hệ thống biển báo điện tử hiển thị hướng xe cộ ít hay ùn tắc hoặc lưu thông ổn định.
Tổng thể mạng lưới giao thông của thành phố được hiển thị bằng một màn hình giám sát lớn. Hệ thống bản đồ giao thông số sẽ được cung cấp cho cảnh sát giao thông, các doanh nghiệp làm dịch vụ giao thông công cộng, người dân qua điện thoại, tivi, Internet… Người dân sẽ nắm bắt được tình hình giao thông thực tế từ xa, chủ động lựa chọn tuyến đường vắng hơn, hoặc chọn lựa phương tiện đi lại công cộng hay cá nhân và chủ động bố trí công việc.
PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho biết, đề án này đã được Công ty FPT nghiên cứu từ rất lâu, với mong muốn đem đến giải pháp đồng bộ, hiện đại, kết hợp các xu hướng công nghệ thông tin mới nhất trên thế giới để áp dụng trong giao thông đô thị. Một ví dụ đơn giản là nếu cảnh sát giao thông bắt được xe máy tại chỗ thì có thể truy ngay được ai là chủ xe.
Lãnh đạo Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA). Ảnh: Đ.L.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, VINASA đưa ra giải pháp tổng thể, xóa được tình trạng manh mún tại nhiều trung tâm điều hành giao thông hiện nay. Song vấn đề trước mắt là cần có lộ trình và kinh phí để thực hiện.
“Ủy ban An toàn giao thông mong muốn năm 2013 sẽ triển khai hệ thống bản đồ giao thông số trong cả nước, người lái xe được cập nhật thông tin về hiện trạng giao thông trên tuyến đường họ đang đi như các điểm đen, ùn tắc. Dữ liệu đầu vào được thu nhập từ nhiều nguồn thuộc Tổng cục Đường bộ”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Đánh giá cao đề án ứng dụng công nghệ thông tin của VINASA, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia lập Ban chỉ đạo nghiên cứu tổng thể đề án trên cơ sở khai thác hạ tầng hiện có và áp dụng các biện pháp mới để tránh đầu tư lãng phí. Bởi hiện nhiều địa phương đã và đang thực hiện các biện pháp, song không đồng bộ, mỗi đường cao tốc có một trung tâm điều khiển với công nghệ được tài trợ khác nhau. Ban chỉ đạo sẽ giúp các địa phương lựa chọn công nghệ, xây dựng lộ trình triển khai. Bộ trưởng yêu cầu đến tháng 6 phải hoàn tất đề án và có tiến độ, phương án cụ thể để thực hiện.
“Mỗi ngày có 30 người dân ra đường không quay trở lại và vài chục người bị phế tích vì tai nạn giao thông nên chúng ta phải có trách nhiệm, cùng chung tay tạo ra một xã hội văn minh, an toàn. Tôi mong muốn triển khai tốt đề án này”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Theo VNE
Gần 170 công ty Nhật tham dự ngày công nghệ thông tin VN
Sự kiện có sự tham gia của 167 doanh nghiệp Nhật Bản và 10 doanh nghiệp thuộc VINASA, trong đó có các tên tuổi lớn như NTT, Canon, Panasonic, Toshiba, Sumitomo...
Ông Trương Gia Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT nhận định các công ty Nhật Bản đang rất quan tâm đến Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn
Tập đoàn FPT, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cùng Tạp chí Nikkei Computer (tạp chí hàng đầu về CNTT tại Nhật Bản) vừa đồng phối hợp tổ chức Ngày Công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản 2013 (Vietnam IT Day in Japan 2013) ngày 26/2.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, thành viên của nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt - Nhật, khẳng định: "Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu, hợp tác lâu dài bên vững. Riêng trong lĩnh vực CNTT, lĩnh vực được coi là 'hạ tầng của hạ tầng', chúng tôi mong muốn và đã chuẩn bị sẵn môi trường, nguồn lực để hợp tác với Nhật Bản". Năm 2013 cũng là năm đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao Nhật - Việt.
Tham dự Vietnam ICT Day in Japan 2013, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, với tư cách là cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ cam kết tạo những điều kiện tốt nhất cho các công ty Nhật Bản đang và có ý định đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam là nơi các công ty Nhật Bản có thể triển khai các sản phẩm CNTT, không chỉ cho Việt Nam mà còn các thị trường khác trong khu vực ASEAN, một khu vực kinh tế phát triển năng động.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, Chủ tịch FPT cho biết: "Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của 167 doanh nghiệp Nhật Bản, điều này chứng tỏ các công ty Nhật Bản đang rất quan tâm đến Việt Nam". Ông cho biết thêm, các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là những đơn vị tham dự sự kiện đều đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn hợp tác mới sâu rộng hơn với doanh nghiệp Nhật Bản.
Theo Kết quả Điều tra về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương được Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (JETRO) công bố vào tháng một, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhận định tình hình kinh doanh trong năm 2013 sẽ cải thiện đạt 34,2 điểm, tăng 13,8 điểm so với năm 2012.
Còn theo khảo sát của Nikkei Computer, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đang có cơ hội lớn khi nhiều công ty Nhật có kế hoạch chuyển hướng đơn đặt hàng gia công phần mềm từ Trung Quốc sang thị trường khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn trên, vẫn còn tồn tại những quan ngại khi đầu tư vào Việt Nam như nỗi lo về tăng tiền lương cho người lao động, về năng lực ý thức của người lao động tại địa phương...
Theo VNE
CEO FPT: Không cho viễn thông làm, truyền hình trả tiền sẽ lạc hậu Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng, nếu không cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ làm chậm lại sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam. Ông Trương Gia Bình Ông Bình nói như trên tại cuộc tọa đàm "Triển...