Chồng trúng số gần 760 tỷ đồng nhưng giấu vợ con vì lý do đầy bất ngờ
Người đàn ông giấu vợ con chuyện trúng số, hiện vẫn chưa có kế hoạch sử dụng số tiền “khủng” nhận được.
Ngày 24/10, ông Li ở Quảng Tây ( Trung Quốc) trúng giải thưởng 219 triệu NDT (gần 760 tỷ đồng) khi mua vé số của chương trình xổ số Phúc Lợi. Tờ Nanning Evening News cho biết, sau khi nhận giải, ông đã quyên góp 5 triệu NDT (hơn 17 tỷ đồng) cho Trung tâm xổ số Phúc Lợi Quảng Tây để thực hiện các chương trình từ thiện vì cộng đồng.
Ông Li kể mình đã mua vé số suốt nhiều năm qua nhưng chưa có cơ hội trúng giải thưởng lớn, chỉ thỉnh thoảng được vài chục NDT. Người đàn ông này hiện vẫn chưa nghĩ đến kế hoạch sử dụng số tiền.
Được biết, vợ con ông Li hoàn toàn không biết chuyện ông trúng thưởng gần 760 tỷ đồng. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Li chia sẻ: “Tôi không nói với vợ con vì sợ họ sẽ không chịu làm việc chăm chỉ trong tương lai”.
Ông Li mặc trang phục kín mít lên nhận giải thưởng. Ảnh: Sohu
Thông tin về việc ông Li trúng số đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Một số cư dân mạng bày tỏ sự ghen tỵ với vận may của người đàn ông. Tuy nhiên, có người lại cho rằng việc ông giấu thông tin trúng thưởng với vợ con là vi phạm pháp luật.
Về vấn đề nói trên, luật sư Fu Jian – Giám đốc Công ty Luật Zejin ở Hà Nam (Trung Quốc) cho hay, do vé số được mua trong thời điểm hôn nhân nên tiền thưởng thuộc về cả hai vợ chồng ông Li.
Video đang HOT
Bộ luật dân sự của Trung Quốc quy định, tiền trúng thưởng mà vợ chồng có được trong thời gian hôn nhân thuộc tài sản chung. Một bên mua xổ số và trúng thưởng nhưng giấu thông tin trúng giải là vi phạm quyền được biết của đối phương. Cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ thông báo trung thực cho nhau về tài sản chung sau khi kết hôn. Vì vậy, hai người có quyền ngang nhau với số tiền trúng số trong hôn nhân.
Khác với ông Li, sau khi trúng số, anh Thammarong Keawsuanjik ở Thái Lan không giấu diếm vợ nhưng lại có hành động gây choáng hơn. Cụ thể, anh Thammarong trúng giải nhất xổ số trị giá 30 triệu baht (khoảng 19,7 tỷ đồng) hôm 16/9/2015. Anh và vợ là chị Saowanee Thongwiset (28 tuổi) đã chuyển tiền mặt nhận được vào tài khoản ngân hàng đứng tên Thammarong.
Vài ngày sau đó, anh Thammarong chuyển 700.000 baht (khoảng 460 triệu đồng) vào tài khoản của vợ và con trai. Ít hôm sau, chị Saowanee nhận được tin nhắn đòi chia tay của chồng. Người phụ nữ quyết định kiện chồng ra tòa để đòi 10 triệu baht (khoảng 6,6 tỷ đồng). Luật sư cho biết chị Saowanee yêu cầu chồng đưa tiền để nuôi dạy đứa con trai 8 tháng tuổi của họ.
Cũng theo luật sư của chị Saowanee, Thammarong đã mua đất và xây nhà sau khi trúng số. Bên cạnh việc tìm cách chia số tiền, chị Saowanee cũng đến tòa án để buộc chồng phải thừa nhận đứa trẻ là con anh ta.
“Cô ấy tin rằng nếu anh ta trung thực và muốn giữ gia đình, anh ta phải đưa cô ấy đến xem mảnh đất đã mua và nói với cô ấy về nó”, luật sư nói. Trong khi đó, chia sẻ trên tờ Matichon, Thammarong cho biết nếu vợ kiện ra tòa, anh cũng có thể kiện ngược cô về tội đã giam giữ đứa bé.
Chồng bán vé số lấy tiền chữa bệnh cho vợ, hơn 40 năm không tìm gia đình vì quá nghèo
Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng cũng nhiều trắc trở của vợ chồng ông Phạm Văn Đính (60 tuổi) và bà Phan Thị Kim Anh (58 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh.
Đám cưới được tổ chức sau đám giỗ
Để nên duyên được với ông Đính, bà Kim Anh đã phải rất dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở, đặc biệt là sự cấm cản từ phía ba của bà. Nguyên nhân ba của bà Kim Anh phản đối hôn sự này cũng dễ hiểu, bởi ngày đó ông Đính nghèo, không có người thân bên cạnh, không có nhà và không có việc làm ổn định. Nhưng bà Kim Anh khi ấy đã thương rồi, thương không thể bỏ được nên những khuyết điểm của ông Đính cũng trở thành cái cớ để bà bằng lòng ở bên cạnh ông.
Quay trở lại quãng thời gian cách đây hơn 27 năm, bà Kim Anh còn là cô bán bánh bột lọc ở gần Cầu Muối (Tp. Hồ Chí Minh). Ngày ngày, một người đàn ông tên Đính trên đường đi làm về đều tạt vào quán ăn bánh bột lọc. Và dù không ăn, ông cũng sẽ cố vào mua một hộp mang đi để lấy cớ nói chuyện, làm quen cô bán hàng.
Còn bà Kim Anh lúc ấy chẳng có ấn tượng gì với ông Đính, bị ghẹo hoài nên thành ra ghét ông. Ấy thế mà thời gian dần trôi qua, chỉ vắng "tiếng ghẹo" một hôm mà bà đã nhớ, đã lo lắng. Bà tìm tới tận nơi ông Đính ở, thấy ông ốm đau nằm một mình chẳng ai chăm nom, bà thương. Tình thương lớn dần rồi bà chấp nhận sẽ theo ông cả đời.
Ông Đính, bà Kim Anh xuất hiện trong chương trình Tình Trăm Năm.
Ngày về ra mắt gia đình bà Kim Anh, ông Đính thành thật nói với ba của bà: "Giờ chúng con thương nhau. Mà con nghèo lắm, không có tiền làm đám cưới, xin phép làm 1 - 2 bàn cỗ để ra mắt họ hàng".
Ba của bà Kim Anh một mực phản đối, rồi lấy tạm lý do bà đã lớn tuổi, không cần lấy chồng. Nhưng do các thành viên trong nhà đồng lòng ủng hộ mối hôn sự, nên ông cũng nhắm mắt gật đầu, chấp nhận một đám cưới. Gọi là đám cưới nhưng thực chất chỉ là một buổi ra mắt sau khi đám giỗ trong họ diễn ra.
Vợ chồng ông Đính ở bên nhau chỉ có tình yêu, bởi họ nghèo tới mức từng có thời gian phải nằm bờ ngủ bụi vì không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, không có tiền mua gạo để ăn. Không chỉ vậy, bà Kim Anh còn không thể mang thai, đau ốm liên miên, phải đi viện. Bước vào đường cùng, ông Đính còn từng đi bán máu đổi lấy tiền chi trả phí sinh hoạt, giúp vợ vượt qua bệnh tật.
Hơn 40 năm chưa tìm lại về gia đình và cuộc hội ngộ xúc động
Hơn 20 năm bên nhau là từng đó thời gian đôi vợ chồng già đi thuê nhà, họ thay đổi địa chỉ liên tục để phù hợp với hoàn cảnh sống. Giờ thì bà Kim Anh ở nhà làm nội trợ, chăm nom từng bữa ăn cho chồng. Còn ông Đính cũng luân chuyển qua nhiều nghề từ phụ hồ, bán bánh mì, bánh chuối nướng rồi bán vé số. Thế nhưng do bệnh dạ dày cùng cao huyết áp, sức lao động của ông cũng giảm dần theo thời gian.
Ông Phạm Văn Đính vốn là người xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội), gia đình có 6 anh em; 4 trai, 2 gái. Năm 18 tuổi, ông Đính vào TP. Hồ Chí Minh đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên ông xin xuất ngũ, đi biển rồi chuyển qua làm thợ hồ. Chính quãng thời gian làm thợ hồ, ông đã gặp và cảm mến bà Kim Anh.
Vì quá khó khăn, ông Đính từng có lúc đi bán máu để đổi lấy tiền chữa bệnh cho vợ.
Rời xa gia đình, quê hương từ năm 1980, ông Đính chưa một lần liên lạc với người thân. Thời gian đầu là để ổn định cuộc sống, về sau thì vì hoàn cảnh quá nghèo, ông lại sợ bản thân sẽ ảnh hưởng tới gia đình.
42 năm rồi, ông đau đáu nỗi nhớ quê hương và thầm nghĩ, có lẽ người thân cũng chẳng rõ ông còn sống hay đã chết. Đến cái tuổi gần đất xa trời, ước mong lớn nhất của ông chính là trở về quê hương và tìm lại người thân.
Thế rồi điều kỳ diệu đã đến, sau khi chương trình "Tình trăm năm" với sự góp mặt của ông Đính, bà Kim Anh lên sóng, gia đình ở Hà Nội biết được thông tin và tìm cách liên hệ. Sau cuộc hội ngộ "mừng mừng tủi tủi" với người thân ở TP. Hồ Chí Minh, vợ chồng ông bà đã bay ra Hà Nội.
Liên lạc với bà Kim Anh, bà xúc động cho biết hiện hai vợ chồng đang ở nhà ba mẹ ông Đính. Ba mẹ ông Đính đã qua đời, gia đình có 6 anh em thì 3 người cũng đã mất. Hai vợ chồng ông bà không định quay lại Sài Gòn nữa mà sẽ ở lại Hà Nội, bên cạnh người thân.
Anh em họ hàng trong Nam, ngoài Bắc sau khi biết thông tin thì vô cùng vui mừng, liên tục gọi điện hỏi han ông bà. Cả hai đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời.
Anh thợ sửa khóa lập kỷ lục trúng số, bỗng dưng có tiền tỷ và hậu vận "tan nát" không ngờ Giống như bao người "lên đời" nhờ trúng độc đắc, anh T bắt đầu thay tính đổi nết và quen nhiều bạn mới hơn. Đặc biệt anh ít ở nhà với vợ con, hay la cà nhậu nhẹt rồi gái gú, không màng đến công việc. Trúng số độc đắc là một vận may đặc biệt với tỷ lệ một trên hàng triệu...