Chồng trăng hoa là phải ly hôn?
Sao ba mẹ không ngăn cản con trước những quyết định “sống chết”? Trao cho con sự dân chủ có là cách giáo dục tối ưu không?
Bảo Trâm và Thanh Loan là đôi bạn thân và là học trò tôi gần 30 năm trước trong lớp tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ. Cô trò thường xuyên trao đổi nên chúng tôi rất thân nhau. Cha mẹ Bảo Trâm rất “dân chủ”, luôn cho con được quyền lựa chọn, miễn là chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn đó.
Bảo Trâm được chọn thầy cô học thêm, trường học, môn thể thao và không thích học đàn dù cha mẹ là những tay chơi đàn nghiệp dư rất khá. Cha mẹ Thanh Loan lại luôn “ép” con vào khuôn mẫu. Chọn thầy cô học thêm, chọn trường học, kể cả chọn bạn để chơi. Hai em sức học ngang nhau và tính tình rất hiền lành.
Năm lớp 12, Bảo Trâm và Thanh Loan rủ nhau thi vào trường đại học Kinh tế. Cha mẹ Bảo Trâm như thường lệ tôn trọng quyết định của con. Cha mẹ Thanh Loan thì can ngăn dữ dội với lý do Thanh Loan tính tình hiền lành, không thích hợp với nghề cần sự nhanh nhẹn, thậm chí có chút ranh mãnh.
Video đang HOT
Nếu chọn nghề kế toán hay kinh doanh chắc chắn Thanh Loan sẽ thất bại. Hơn nữa, Thanh Loan vốn khéo tay trong những công việc thủ công, bản chất nhẫn nại, yêu thích trẻ con… Như vậy, chọn ngành giáo viên tiểu học là tốt nhất.
Dù không thích, Thanh Loan vẫn nghe lời cha mẹ thi vào sư phạm, tốt nghiệp cử nhân tiểu học và đi dạy. Với sự khéo léo của đôi tay, Thanh Loan thành công trong công việc sáng tạo đồ dùng dạy học và trở thành một cô giáo có uy tín với phụ huynh và nhà trường. Chẳng bao lâu, Thanh Loan lên xe hoa cùng một doanh nhân.
Bảo Trâm sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, làm việc tại một công ty tư nhân. Bản chất hiền lành, chẳng bao lâu cô nhận ra mình hoàn toàn không hợp với mấy con số và công việc của một kế toán. Cô bỏ nghề và mở một tiệm cà phê sau khi lập gia đình với một “mối” làm ăn của Bảo Trâm.
Cả hai đều rơi vào cùng một cảnh ngộ. Chồng rất đẹp trai và khá đào hoa. Bảo Trâm đùng đùng đòi ly hôn dù đã có đứa con trai được năm tuổi, bất chấp sự ăn năn hối cải của chồng. Cha mẹ Bảo Trâm như thường lệ, không hề ngăn cản con vì theo họ, Bảo Trâm có quyền quyết định cuộc đời mình.
Trong khi với Thanh Loan, nghe tin chồng trăng hoa, cô cũng đùng đùng viết đơn ly hôn dù chồng đã xuống nước xin lỗi, hứa sẽ tu tỉnh làm ăn.
Như thường lệ, cha mẹ Thanh Loan vào cuộc ngăn cản: “Đã có một đứa con ba tuổi, ly hôn con sẽ khổ”. “Khi chồng đã ăn năn, cần phải tha thứ. Không phải một lần đạp phân, thì chặt luôn chân”. Không những thế, cha mẹ Thanh Loan còn chủ động gặp sui gia để họ khuyên con trai và cùng giúp vợ chồng Thanh Loan hàn gắn lại.
Ngày cuối năm, gặp nhau, Thanh Loan vẫn tíu tít bên chồng và đứa con gái nhỏ, vui trong nghề nghiệp của mình. Bảo Trâm lui cui bán từng ly cà phê. Vừa bán, vừa đưa rước con trai đi học, và nhìn chồng mình “làm lại cuộc đời” cùng người phụ nữ khác. Chúng tôi ngồi lại, chuyện trò, nhắc nhớ những kỷ niệm khi tôi ở tuổi ngoài ba mươi và các em đang sống trong những chuỗi ngày tươi đẹp nhất. Hôm nay, các em đã là mẹ và ở tuổi trung niên, còn cô giáo của các em đã qua con số 60. Chợt Bảo Trâm buồn buồn nói với tôi:
- Điều em ngưỡng mộ Thanh Loan nhất là cha mẹ bạn đã cản bạn chọn ngành kinh tế để học ngành phù hợp với bạn. Lúc em ly hôn chẳng ai cản, trong khi Thanh Loan có cha mẹ quyết liệt ngăn cản, và còn tìm hết cách để bạn duy trì cuộc sống hôn nhân của mình. Sao ba mẹ em đã không ngăn cản em với những quyết định “sống chết” của cuộc đời mình?
Với suy nghĩ của một cô giáo đã về hưu, ừ thì ngày trước tôi lên án những bậc cha mẹ áp đặt con cái theo ý mình. Hôm nay, trước kết quả giáo dục của hai phụ huynh học trò, tôi chợt suy nghĩ lại: trao cho con sự dân chủ có là cách giáo dục tối ưu không? Sao cha mẹ Bảo Trâm không đứng ở vị trí cố vấn để giúp con chọn con đường tốt nhất cho cuộc đời mình?
Không dám cưới dù yêu em sâu đậm
Chúng tôi yêu nhau 3 năm rồi, cũng như các cặp đôi khác, có lúc thăng trầm, có cãi vã. Cả hai từng chia tay một lần rồi lại quay lại.
Sau 6 tháng đầu nhiều biến cố thì từ đó đến nay tình yêu của chúng tôi ngày càng phát triển. Kể sơ qua về hoàn cảnh hai bên gia đình. Nhà em thuộc hàng khá giả, bố mẹ có phần hơi bảo thủ và gia trưởng. Thời gian đầu chúng tôi bị gia đình em ngăn cản vì ở xa, bố mẹ muốn em lấy chồng gần. Sau đó gia đình em vẫn đồng ý vì tin tưởng tôi có thể chăm sóc em cẩn thận. Bố mẹ tôi là công chức nhà nước. Kinh tế nhà chúng tôi đều có. Hơn nữa nhà tôi có chút địa vị nên bố mẹ em cũng tin tưởng về tương lai của hai đứa. Phải nói, chúng tôi rất đẹp đôi nếu đến bên nhau.
Năm ngoái, nhà tôi có biến cố xảy ra (tôi không tiện kể chi tiết), hậu quả là bố mẹ tôi bị đuổi khỏi ngành. Vài tháng trôi qua, tôi không còn thấy tương lai đã định sẵn như trước, chưa dám nói với bạn gái. Giờ tôi không biết phải nói với người mình yêu như thế nào. Gia đình em khá yêu quý tôi vì địa vị tôi sẽ có được. Em cũng yêu tôi nhiều lắm. Vài lần tôi từng thử lôi lỗi lầm cũ của người yêu ra để chia tay nhưng cuối cùng vì quá yêu mà không dám từ bỏ. Tôi còn giả vờ vô tâm để em từ bỏ nhưng làm kiểu gì em vẫn yêu tôi.
Giờ tôi quá bế tắc, không muốn chia tay vì cả hai đã yêu quá nhiều, nhưng tôi chẳng thể cho em tương lai tươi đẹp như trước, càng không thể để em khổ khi bên tôi. Tôi phải làm sao, cứ như thế này chỉ khiến tôi thấy thương và có lỗi với em hơn.
Chuyến du lịch không thể quên 20 năm trước Tôi muốn kể câu chuyện của mình, chuyện của cô sinh viên năm nhất cách đây gần 20 năm. Mùa hè năm ấy, tôi hớn hở về lại quê nhà ở miền Tây để cùng mẹ và em trai có chuyến du lịch Đà Lạt. Ba mẹ con đi cùng với các thầy cô giáo ở trường mẹ đang giảng dạy. Tôi vui...