Chồng tôi thật đáng thất vọng
Nhưng thật không ngờ anh không như em nghĩ, khi em về sống cùng chồng, anh lại trở nên cực kỳ đáng thất vọng.
Tôi quá thất vọng về chồng mình
Em năm nay 24 tuổi, là một cô gái của miền sơn cước nhưng đầy cá tính, đáng yêu trong mắt mọi người. Tình yêu của em và anh cũng thật tình cờ khi anh có số điện thoại của em, rồi anh gọi cho em hẹn gặp vào một chiều ở quán café ký túc xá trường em. Và những lần gặp sau đó chúng em đã yêu nhau, tình yêu của em thời sinh viên ngây thơ khờ khạo và cũng cuồng nhiệt đầy kỷ niệm.
Anh đưa em về gia đình anh ra mắt, mọi người đều quý mến. Anh quan tâm em nhiều hơn làm cho cuộc sống em cảm thấy ấm áp và gần gũi, em cảm thấy được chăm sóc khi xa bố mẹ hàng trăm cây số. Bốn năm yêu nhau và cũng là năm cuối nhưng em lại có thai ngoài ý muốn, anh bảo bố mẹ anh nhưng họ không muốn giữ đứa bé, gia đình anh bảo em đi phá thai, nhưng vì nhiều lý do em suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định giữ lại đứa bé. Em cũng thấy anh hồi đó là một người cầu tiến.
Gia đình anh thương em và thấy hai đứa cũng yêu nhau lâu dài, họ hàng đều biết nên đã tổ chức một tiệc cưới gấp rút cho chúng em. Em chuyển về sống chung cùng chồng và tiếp tục đi học, dù gia đình ngăn cản, bảo em hãy bảo lưu kết quả, nhưng em cố chấp vác bụng bầu đi học đến tháng đẻ em vẫn đi vì sắp thi cuối kỳ. Cuối cùng sự cố gắng của em được bù đắp với điểm tốt nghiệp như mong đợi.
Video đang HOT
Nhưng thật không ngờ anh không như em nghĩ khi em về sống cùng anh, trái ngược với em chồng em lại chây lười, bỏ mặc học hành, lấy tiền bố mẹ em cho làm của hồi môn mở quán bán hàng linh phụ kiện máy tính điện thoại mà em không hay biết gì. Vàng tiền bố mẹ em cho em anh đều lừa bảo giữ hộ vì em hơi cẩu thả. Em tin tưởng chồng vô điều kiện thế là vì vài đồng bạc mà giờ đây anh vẫn chưa ra trường được. Hàng thì bán qua ngày chứ vốn thì không có. Giờ đây em đi làm cũng được 6 tháng rồi nhưng tiền lương nhận về em còn chưa kịp đếm mà chồng em đã lấy hết, đến khi em xin tiền mua sắm trong nhà, mua đồ và sữa cho con thì anh la mắng em tiêu hoang, như vậy có đúng không?
Dù đưọc cưng chiều từ bé nhưng em là đứa biết điều và em cũng có học thức, tuy sống theo phong cách hiện đại nhưng em cũng chưa làm mất lòng ai. Bố mẹ chồng và họ hàng họ đều quý mến em. Anh thì sống khép kín, lấy em được hai năm mà chưa bao giờ hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ em. Em thấy buồn và tủi hổ với bố mẹ mình nhưng đành nói bản tính của anh như vậy, chỉ mong bố mẹ thông cảm. Và đỉnh điểm nhất là năm nay anh không đi học nữa, anh ngủ thì 9-10h sáng có hôm còn muộn hơn mới dậy bán hàng, hay thích làm gì mới làm. Em đi làm ngoài đường nghĩ đến chồng vẫn ngủ em buồn đến rơi nước mắt, không những vậy anh còn hay tụ tập rượu chè, một tuần thì có tới 4 ngày anh nhậu nhẹt. Em khuyên khi anh tỉnh táo em giải thích để anh hiểu cuộc sống chật vật của vợ chồng mà đi thuê nhà. Anh ậm ừ cho qua và hứa sẽ thây đổi nhưng chỉ đuọc một tuần thôi lại vẫn như vây.
Em đã nhịn anh rất nhiều khi trước mắt bố mẹ anh lớn tiếng quát em khi thấy con nghịch ngợm, khi con không ăn em ép con ăn cũng mắng em với thái độ làm em tức vô cùng. Em nhịn vì bố mẹ chồng, khi không có mặt bố mẹ chồng em mới trao đổi và nhắc nhở anh, làm như vậy trước mặt bố mẹ là không tôn trọng họ, nhiều lần anh đã như vậy lắm nhưng anh bảo cho anh oai một tí không bố mẹ lại bảo anh “sợ vợ”. Em thật sự cũng chẳng hiểu chồng em như thế nào nữa.
Bố mẹ chồng quá tốt với mẹ con em, muốn con ở bên cạnh em nhưng em đành để con ở quê với ông bà trong nước mắt. Chồng em không đi học nữa mà cũng chẳng trông được con vì quá ham ngủ nên em đành phải để con ở với ông bà từ khi 10 tháng tuổi vì công việc của em bận rộn phải đi nhiều, ngay từ đầu em đi làm về muộn vì phải tiếp khách ở cơ quan mà chồng em đòi vác dao đâm chết em và nói em không về ngay thì “mày có tin mai mày nghỉ việc luôn không”. Ngay cả cách xưng hô cũng chỉ dành cho người “đầu đường xó chợ”, nghe không một chút tình nghĩa nào.
Đến bây giờ con ở với ông bà rồi nhưng áp lực gia đình và công việc vẫn cứ đè nặng lên đôi vai em. Em suy nghĩ rất nhiều và đau khổ cũng rất nhiều. Em muốn chia sẻ với bố mẹ nhưng họ sẽ buồn và em không có mặt mũi nào vì ngay từ đầu gia đình em phản đối nhưng vì em có bầu trước nên mới chấp nhận. Em còn trẻ mà phải sống trong mỡ hỗn độn này quả thực em rất đau khổ, em muốn từ bỏ để làm lại cuộc đời và nuôi con thật tốt. Nhưng nghĩ đến con và bố mẹ chồng tốt với mẹ con em như vậy em cũng không nỡ.
Em phải làm sao đây? Độc giả hãy cho em một lời khuyên?
Theo VNE
"Em đừng ép con..."
Thêm một bữa như bao bữa "đàn áp" khác, em cứ liên tục dọa nạt, hấm hứ bắt con ăn một bát cháo đầy, để rồi con oạc ra, nhà cửa bẩn thỉu, ầm ĩ tiếng khóc gào lẫn tiếng quát. Nhìn bát cháo ấy anh còn phải trợn mắt, thấy căng thẳng nữa là...
Ông nội được hôm đến chơi thấy thế mắt như ngấn nước bảo: "Có bắt tao ăn tao cũng khóc".
Anh nhăn nhó góp ý thì em vùng vằng: "Em không muốn lần nào về quê mọi người cũng nhòm ngó, rồi mắng thẳng mặt là lười, vụng không biết chăm con, nuôi con còi".
Em sợ dạ dày con bé lại, mất phản xạ thích ăn nên phải bắt, lý lẽ ấy của em anh không phục, anh nghĩ chính việc nhồi ăn phản khoa học của em mới khiến con sợ hãi đến mức nhìn bát cháo là hoảng. Ăn là bản năng sống, có cái bản năng để tồn tại mà trẻ còn không có thì sau nó có thể làm nổi cái gì.
Trẻ ăn hấp thụ được hay không còn là do cơ địa, có phải béo mập là tốt đâu, con mình không hề bị suy dinh dưỡng, lại nhanh nhẹn, ít ốm vặt anh thấy thế là được, muốn cầu toàn hơn cũng khó. Cơ thể con sẽ tự biết được lượng thức ăn cần tiếp nhận... Em kiên quyết không tin cái "lý thuyết suông" ấy của anh.
Hôm vô tình đọc câu chế: "Trẻ em như búp trên cành/ Bị ăn bị học bị hành muốn điên" anh đọc mà vừa cười vừa buồn. Em biết không, dạo này mấy chị phòng anh có con đang học tiểu học suốt ngày thấy hỏi cách giảm cân cho cả con trai lẫn con gái. Hậu quả của những ngày các chị ấy chạy đua rồi bày cho nhau cách để ép con ăn cho mập mạp, dễ thương. Giờ có đứa chả biết ăn gì mà bụng cứ vươn ra dài hơn mặt, lúc nào cũng no kênh lên mới yên tâm đến trường.
Có đứa cho về hè với ông bà chỉ một tháng cho ăn uống thả phanh lên những hai cân, nhìn nó ục ịch, không chạy được, đi bộ một tí là thở dốc, cả ngày chả học hành được gì chỉ nghĩ đến ăn, anh nghe còn thấy hốt hơn.
Anh thấy em đã quá chú ý đến việc người khác nghĩ gì, nếu thế thì mệt thân lắm, cần phải biết chắt lọc thông tin, mà em cũng rút kinh nghiệm, đừng khuyên ai trừ khi người ta hỏi mình.
Con mình thế nào mình biết, rồi em sẽ thấy còn nhiều việc "lực bất tòng tâm" nữa cơ, làm sao mình ăn hộ hay hấp thụ hộ con được, con là một cơ thể, một con người hoàn toàn độc lập cơ mà. Nó vác được hai mươi cân thì để nó tự vác ngần ấy thôi, việc gì cứ nghe người khác khoe con nhà người ta vác được những ba mươi cân mà về bắt con mình è cổ ra làm điều tương tự.
Nhìn rộng xa hơn, việc này còn liên quan đến tương lai học hành của con nữa. Theo anh mình không nên ép con học, chỉ đưa con vào khuôn khổ, kỷ luật tạo thành thói quen học hành, không lang thang chơi bời, còn việc tiếp thu được kiến thức lại là việc của con. Chúng ta không học hộ con được và cũng chẳng thể nào nhồi nhét hoặc đứng bên cạnh cầm roi bắt nó đọc "Rắn là một loài bò...". Anh cho rằng việc làm đó là thụ động và kém hiệu quả.
Anh tin hai vợ chồng sẽ cùng nhau tạo được cho con một bữa ăn vui vẻ, đa dạng, con có quyền chọn lựa món mình thích, cũng như ta sẽ gắng trao cho con một môi trường học đường lành mạnh, để con được thoải mái tiếp nhận các thông tin kiến thức, để thực sự yêu thích bài vở và tự lựa chọn được con đường học vấn còn dài và xa.
Theo VNE
Chẳng thích chồng đi công tác Chồng à, sao anh hay phải đi công cán thế, một năm đi những hai lần, mỗi lần toàn hai đến ba ngày, thậm chí có đợt mất hẳn năm ngày em chẳng được ôm anh. Anh thừa biết em luôn lo lắng, buồn bã như thế nào mỗi khi chiều về chẳng thấy dáng anh quanh em, cho nhà cửa ấm áp,...