Chồng tôi ra ngoài vui vẻ, dễ chịu, ga lăng, về nhà lại biến thành một con người khác
Tôi trăn trở, muốn một sự thay đổi để cải thiện tình hình nhưng xem ra người-đàn-ông-của-mình quá xa lạ. Với những suy nghĩ của riêng mình, tôi cố phân tích “một nửa của mình” theo cách nào đó logic nhất, cuối cùng cũng không thể… hiểu nổi!
Trong tôi đã hình thành nên ý thức phản kháng sự bất bình đẳng giới ngay từ khi còn rất nhỏ. Đầu tiên tôi ghét sự bất công đối với con gái, sau này là đối với phụ nữ, tôi ghét những ông chồng nặng đầu óc phong kiến, coi vợ như tôi tớ trong nhà và chỉ là cái máy đẻ thuê. Tôi nghĩ, thà ế độ ở một mình còn hơn làm vợ mấy người như thế.
Chần chờ, xét nét mãi cuối cùng tôi cũng có chồng. Hai vợ chồng bằng tuổi, tôi cười cười nửa đùa nửa thật “ra giá” ngay từ đầu: “Tại lỡ kêu anh-em rồi thì thôi, chứ không có dạ thưa đâu nhé”. Anh cười có vẻ hiền khô, chẳng thèm chấp.
Sau này, khi tình cảm vợ chồng đã… cũ, tôi nhận ra chồng mình chẳng hiền. Sau đó còn nhận ra anh rất gia trưởng. Ban đầu là việc anh nổi cáu mỗi khi vợ chồng bất đồng quan điểm, tôi ăn thua đủ đến cùng. Anh nói: “Vợ gì mà cãi chồng lem lẻm, sao hồi đó không làm… thầy cãi đi”! Tôi cũng chẳng vừa: “Anh nói sai rồi, đây không phải là cãi mà là đang tranh luận để thống nhất…”. Với cái kiểu lý sự của tôi, anh chẳng thèm nghe nữa, bỏ đi một nước.
Tôi đã thấy những bà vợ chịu nhún nhường, lép vế thường bị chồng coi thường, lấn át. Thế nên tôi đã nghĩ muốn hạnh phúc bền lâu là phải “đấu tranh” đến cùng để bảo vệ cái đúng, tôi cũng lấy làm tâm đắc và thấm thía câu nói “Hạnh phúc là đấu tranh” của bậc vĩ nhân.
Nhưng hỡi ôi, tôi càng đấu tranh, càng lý lẽ, chồng tôi càng không muốn tranh luận với tôi nữa. Anh hay nổi khùng, cắt ngang cuộc tranh luận nhìn thấy trước là sẽ chẳng có hồi kết bằng cách bỏ đi hoặc trợn mắt quát: “Cắt cắt cắt! Cắt ngay!”. Tôi điên lắm nhưng chạm phải ánh mắt đang nảy lửa của chồng cũng thấy… ớn!
Video đang HOT
Không biết có phải cái tật hay lý lẽ của tôi mà sau này chồng tôi hay tự ý quyết định một mình, nhất là những việc lớn trong nhà, chẳng thèm bàn với tôi một tiếng. Khi tôi biết, có cự nự gì thì cũng chỉ nhận được một câu nói sặc mùi gia trưởng: “Đàn bà biết gì mà ý kiến!”. Tôi cũng chẳng dễ thỏa hiệp, vì vậy mà đã xảy ra nhiều cuộc chiến nảy lửa, có lúc còn tính đến chuyện chia tay cho… bõ tức!
Nhưng khi tính đến chuyện ly hôn lại gặp muôn vàn những điều phải nghĩ suy, trăn trở. Tính tới tính lui, tính xuôi, tính ngược thấy bất lợi cho con cái, lại thôi, lại lùi một bước. Mà đã lùi một lần là cứ phải lùi mãi.
Cái khổ của người phụ nữ là thế, dù suy nghĩ mạnh mẽ đến đâu, kiên quyết đến đâu cũng không chịu nổi khi nghĩ đến những thiệt thòi con mình phải hứng chịu. Bởi vậy chỉ biết chặc lưỡi, ôm lấy thiệt thòi cho riêng mình: “Đời mình lỡ rồi, thôi thì ráng cho các con vậy!”.
Sau những cuộc bảo vệ “cái tôi” của riêng mình, cả hai chúng tôi đều cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn mở miệng nếu không có điều gì thật cần thiết. Không khí gia đình rơi vào lặng lẽ, nặng nề, làm các con tôi cứ phải dòm trước ngó sau mỗi khi muốn bày tỏ điều gì đó với cha.
Chồng tôi ra ngoài vui vẻ, dễ chịu, ga lăng bao nhiêu thì về nhà lại biến thành một con người khác, trái ngược hoàn toàn. Tôi thương thân mình, thương các con lớn lên thiếu niềm vui và mất tự tin khi mọi điều chúng làm khó được ba chấp nhận, lại kèm theo những lời mắng mỏ gay gắt.
Tôi trăn trở, muốn một sự thay đổi để cải thiện tình hình nhưng xem ra người-đàn-ông-của-mình quá xa lạ. Với những suy nghĩ của riêng mình, tôi cố phân tích “một nửa của mình” theo cách nào đó logic nhất, cuối cùng cũng không thể… hiểu nổi!
Đến tận bây giờ, sau hai chục năm sống đời sống hôn nhân, tôi đã tự thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi này với tôi là cần thiết để không phải chết dần chết mòn vì những điều không bao giờ có được. Nếu đã không nhận được niềm vui từ “ai kia” thì phải tự lo cho mình, tự tìm niềm vui cho mình và các con. Hạnh phúc có nhiều “kiểu” khác nhau, nếu không có kiểu này thì phải tạo ra kiểu khác.
Mẹ con tôi luôn đồng hành bên nhau với những niềm vui, nỗi buồn và cả những lo toan của cuộc sống. Công bằng mà nói, cha tụi nhỏ cũng là người có trách nhiệm, nhưng lại theo “cái kiểu” của riêng mình. Thôi thì “sao Hỏa” hãy cứ là sao Hỏa vậy! Nghĩ thế cho nhẹ lòng…
Theo PNO
Mê trai ga lăng, tôi sập bẫy tình ngọt ngào của kẻ 'đào mỏ'
Sau khi đưa tiền để Phong lo đám cưới, Phong còn nài thêm một khoản không nhỏ nữa để anh thuê thợ gấp rút sửa sang lại căn nhà của bố mẹ Phong để "nhà gái về thấy nhà trai không xập xệ, lôi thôi". Mờ mắt trước viễn cảnh hạnh phúc với trai đẹp ga lăng, tôi đáp ứng mọi yêu cầu của Phong không cần tính toán.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ai cũng bảo ông trời cho tôi quá nhiều khi mà tôi được thừa hưởng những nét xinh đẹp từ mẹ, dáng cao ráo của bố và món quà là cuốn sổ tiết kiệm với số tiền vượt tầm mơ ước của bất cứ cô gái trẻ nào. Món quà đó là của ông bà nội dành cho cô cháu gái duy nhất của ông bà trước khi ông bà sang định cư ở nước ngoài với vợ chồng cô út của tôi.
Năm tôi đỗ đại học ngoại thương, bố mẹ tôi đã dùng số tiền của ông bà nội để mua cho tôi một căn nhà mặt phố rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, vậy mà vẫn còn dư đủ để tôi tiêu dùng cho sinh hoạt và 4 năm theo học ở trường.
Tốt nghiệp đại học, tôi có ngay việc làm cho thu nhập tốt ở một công ty vốn phần lớn là của nước ngoài, không như đa phần các bạn trẻ mới đi làm khác là phải chắt bóp, dành dụm lương tháng để mua xe máy, nhiều khi là xe đã qua sử dụng để có phương tiện đến công ty, tôi lại được bố mẹ tặng cho chiếc xe 4 chỗ mới cứng vì có bằng cử nhân ngoại thương làm rạng danh ông bà, bố mẹ.
Cuộc sống kinh tế của tôi quá đầy đủ, tính tình tôi lại vui vẻ, dễ gần nên tôi có khá nhiều bạn bè, từ cùng làm ở công ty đến ở quán cafe, vũ trường hay đơn giản là quen ở lớp tập aerobic, ở cả mấy địa chỉ làm đẹp, shoping mua sắm nữa. Thế nhưng có lẽ ông trời cho tôi nhiều thứ nhưng không phải là cho tất cả, vì vậy ngấp nghé tuổi 30, trải qua không ít những mối tình, mối thì nhàn nhạt nhanh chóng kết thúc, mối thì sâu đậm tưởng "chung thân" đến nơi mà cuối cùng tôi vẫn là gái ế.
Bố mẹ tôi lo lắm, không gặp tôi thì thôi, chứ có dịp ngồi lại với con gái thì chuyện đầu cho đến kết thúc vẫn là "yêu ai chưa con? Liệu lấy chồng đi kẻo bố mẹ già rồi con tựa vào ai?" Làm tôi thương bố mẹ và tủi thân cho mình quá.
Rồi có lẽ ông trời nghĩ lại, cám cảnh cô đơn của tôi nên cho tôi được gặp người trong mộng. Tôi quen anh nhân chuyến du lịch qua mấy nước Đông Âu mà tôi mê mẩn cảnh đẹp ở đây nên đặt vé từ trước. Thực ra thì gọi là anh theo thói quen khi gặp người khác giới, chứ hỏi ra mới biết Phong, tên chàng trai trẻ, đẹp một cách lãng tử đó kém tôi 4 tuổi.
Phong ga lăng lắm, suốt chuyến đi cho đến ngày đặt chân xuống sân bay quê nhà, Phong luôn chăm sóc tôi như chăm người tình bé nhỏ của mình. Phong sẵn sàng bỏ giờ nghỉ hiếm hoi giữa những chuyến bay để cùng tôi đi dạo phố, đi mua sắm đồ dùng mà tôi ưa thích. Rồi Phong cần mẫn đóng gói, và tay xách, nách mang lên máy bay cho tôi khiến mọi người cùng đi cứ xuýt xoa rằng: người vừa đẹp, vừa giàu như tôi thì ai chẳng muốn tháp tùng, chẳng muốn phục vụ tận tâm để thơm lây.
Về nước, tôi chủ động mời Phong tới nhà, và rồi cái gì đến phải đến khi cả tôi và Phong thấy trái tim của hai đứa đập cùng một nhịp. Phong trở thành người đàn ông của tôi trước khi tôi có lời giới thiệu với bố mẹ. Tôi không tiếc tiền đầu tư cho Phong từ thời trang hợp mốt, đến chiếc xe tay ga mới bóc tem để anh luôn hãnh diện khi đi bên tôi.
Một năm sau ngày quen Phong, tôi mạnh dạn đề nghị chúng tôi tổ chức cưới, Phong nhận lời ngay khiến tôi choáng ngợp, ngất ngây trong hạnh phúc. Nhưng trước khi ăn hỏi, Phong muốn tôi đưa cho Phong một số tiền lớn để anh lo chuyện đại sự vì bố mẹ anh tuy ở thành phố nhưng đều là người lao động bình thường nên không đủ điều kiện để lo một đám cưới hoành tráng, xứng với ngôi vị xinh đẹp, giàu có như tôi.
Sau khi đưa tiền để Phong lo đám cưới, Phong còn nài thêm một khoản không nhỏ nữa để anh thuê thợ gấp rút sửa sang lại căn nhà của bố mẹ Phong để "nhà gái về thấy nhà trai không xập xệ, lôi thôi". Mờ mắt trước viễn cảnh hạnh phúc với trai đẹp ga lăng, tôi đáp ứng mọi yêu cầu của Phong không cần tính toán. Để đến hôm nay Phong đã tuột khỏi tay tôi, biến mất khỏi thành phố này như chưa bao giờ tồn tại. Cả hai số điện thoại của Phong đều nằm ngoài vùng phủ sóng, tìm đến nhà Phong, tôi chỉ nhận được cái lắc đầu buồn bã của bố mẹ anh bởi chính họ gần cả năm nay cũng không thấy bóng dáng con trai về thăm nhà...
Theo Tienphong
Nghi ngờ vợ ngoại tình vì phải làm hết việc nhà, nhưng rồi vợ khiến tôi khâm phục bởi hành động này Ở cơ quan là sếp hết người này đến người khác phục vụ, về nhà thì làm như ô sin. Mọi người mà biết anh làm những việc của đàn bà họ cười cho thối mũi'... Nói về lương thì hàng tháng tôi kiếm được tiền nhiều gấp 5 lần vợ, vì vậy tôi là thu nhập chính của gia đình, đồng thời...