Chồng tôi nghiện ‘vẽ mặt’ trên facebook
Thích nói linh tinh trên facebook với các chị em thì không lạ, nhưng đàn ông mà cũng như vậy có phải là….dở hơi không?
Tôi lấy chồng năm 25 tuổi, đó là kết quả của một chặng đường yêu nhau “miệt mài” suốt 10 năm. Bây giờ gia đình tôi đã có hai bé gái xinh xắn, dễ thương. Cuộc sống kinh tế ổn định, có nội ngoại hai bên giúp đỡ rất nhiều.
Chồng tôi làm kế toán cho một công ty nhà nước. Anh vốn là người thích nói chuyện, tâm sự, đôi khi có thể ngồi cả ngày để…tám. Hẳn bạn thấy đó không phải là tính tốt của đàn ông nhưng khi yêu tôi lại nghĩ do anh tin tưởng, muốn nói chuyện với mình nên mới chịu khó vậy. Tôi thậm chí còn vui vì điều đó. Qua những gì anh nói, tôi thấy quý và yêu anh hơn vì anh thể hiện rất nhiều hoài bão, ước mơ …tôi nghĩ anh là một người đàn ông giỏi giang, có chí hướng.
Thế nhưng kết hôn được 5 năm, tất cả những hoài bão đó tôi chưa thấy anh thực hiện được việc gì. Anh cứ hứng thú với rất nhiều lĩnh vực, nay thì chứng khoán, mai lại nhà đất và vàng nhưng lại không thực sự để tâm vào cái nào. Tôi cũng ủng hộ để anh tự tin làm nhưng anh thất bại nhiều hơn thành công. Đó cũng không hẳn lỗi của anh, có lẽ vì anh chưa biết mình thích hợp với cái gì.
Nhưng kể từ đó tôi thấy anh nảy sinh cái sở thích đi “tâm sự” với thiên hạ, mà vấn đề là tâm sự theo hướng bi kịch hóa. Anh lập facebook, ngày nào cũng đăng lên cả chục dòng status về tâm trạng trong ngày mà hầu hết là bất mãn, chán nản. Có lần nửa đêm tôi thấy anh mở điện thoại, viết cái gì đó rồi lại lăn ra ngủ. Sáng ra thấy facebook anh có dòng status “thức trắng đêm vì gánh nặng hai vai”.
Video đang HOT
Chồng tôi nghiện dùng facebook
Trong danh sách bạn bè có rất nhiều anh em, họ hàng hai bên. Người ta bắt đầu hỏi tôi làm vợ kiểu gì mà để chồng cứ phải buồn rầu mãi vậy, cứ như người đang sắp…tự tử. Trong khi chồng tôi vẫn ăn no ngủ kỹ và ôm mộng làm giàu.
Kỳ lạ là hình như anh rất thích thú, thậm chí thỏa mãn khi mọi người đọc nhiều, comment nhiều những status đó để rồi lại hăng hái nặn ra những status mới. Có hôm đang ngồi ăn cơm vui vẻ với con gái mà anh viết “tôi đang làm gì đây, vì sao thấy cô độc quá”. Mấy em gái trong công ty anh vào comment chia sẻ, an ủi, thậm chí xót xa khiến tôi rất khó chịu. Tôi hỏi anh sao lại làm vậy thì anh chỉ nhăn răng cười nói giải trí chút cho vui.
Trong một buổi tiệc tại công ty chồng mới đây, tôi có tham dự và thấy đám phụ nữ cứ nhìn tôi chòng chọc, tỏ vẻ vừa ngại ngần vừa cười cợt.
Đưa thông tin lên facebook không kiểm soát có thể gây nhiều hậu quả xấu
Trò “giải trí” của chồng tôi có phải đã vẽ lên cho thiên hạ thấy một bức tranh rất bi kịch về gia đình tôi hay không? Vì sao một người đàn ông lại thích nói quá nhiều, mà lại nói không đúng, về bản thân trên mạng xã hội như vậy? Anh đã có gia đình rồi, đâu phải đám thanh niên choai choai mà cần màu mè, tô vẽ cho thiên hạ chú ý. Tôi không hiểu nổi chồng tôi nữa.
Theo PLO
Mẹ đi bước nữa
Ba qua đời khi các con còn nhỏ. Mới 28 tuổi, mẹ trở thành góa bụa. Các con đau ốm liên miên, khiến công việc của mẹ luôn trễ nải. Cũng vì vậy mà mẹ bị đuổi việc.
Tang chồng chưa mãn, giờ thêm cú sốc này khiến mẹ ngã quỵ. Hai con sốt hầm hập mà nhà không còn tiền, gạo trong thùng cũng gần cạn. Mẹ quẫn trí, chỉ muốn mua một liều thuốc để cả ba mẹ con cùng uống. Nhưng mẹ không thể nhẫn tâm làm vậy.
Đúng lúc ấy, mẹ được bác Tùng, bạn của ba trợ giúp nhiều. Bác còn cho mượn mặt bằng để mẹ bán cà phê. Quán khá đông khách, mẹ lại bán thêm bánh mì, bánh bao. Bác Tùng ngày nào cũng đến uống cà phê, còn phụ mẹ dọn ly tách. Bàn ghế long chân, hôm sau bác đã mang đinh, búa đến đóng lại. Vòi nước hư, bác mua keo, ống nối đến sửa giúp. Lần đó quán bị người ta phá, may nhờ có bác Tùng đứng ra khuyên can. Ngày con trai thi đại học, bác Tùng tình nguyện chở đi. Con trai lấy vợ, bác Tùng là người chủ trì hôn lễ. Tình cảm của bác Tùng, không phải mẹ không biết, nhưng mẹ như con thuyền sau cơn sóng dữ. Mẹ rất sợ phải đi tiếp đến vùng biển lạ, sợ chênh chao, sợ giông gió đang chực chờ phía trước...
Các con khuyến khích mẹ đi bước nữa. Con trai nói mẹ hy sinh cho tụi con nhiều rồi, mẹ hãy tìm niềm vui cho mình. Con gái thì đùa: "Người tốt như bác Tùng rất hiếm, mẹ không chịu ưng, để bác lấy người khác rồi mẹ lại tiếc...". Các con còn chủ động gặp các con của bác Tùng để vận động. Nhờ các con hai bên ra sức vun vào, tâm lý của mẹ mới được đả thông, không còn lấn cấn trăm thứ lo âu. Cũng chính các con là người chọn ngày, đặt tiệc, để mẹ và bác Tùng chính thức ra mắt họ hàng.
Trước ngày mẹ theo chồng, các con không cho mẹ động tay vào công việc. Con gái giả vờ nghiêm giọng: "Mẹ cứ ngồi đó chờ làm một cô dâu hạnh phúc". Con trai bắc thang chùi bóng đèn, quét mạng nhện. Con dâu lo dọn bếp núc, làm rau câu, ủi sẵn áo dài cho mẹ. Con gái còn mua về nhiều hoa, trang hoàng khắp nhà, ríu rít gọi cho bác Tùng, hỏi: "Bác có đặt hoa cầm tay cho mẹ con không? Bác nhớ mua hoa lan, mẹ con thích nhất hoa lan".
Nhìn các con tươi cười hớn hở, mắt mẹ rưng rưng. Cám ơn các con yêu quý của mẹ. Hạnh phúc của mẹ dù muộn, nhưng tràn đầy.
Theo VNE
Cứ yêu đi, đã cưới đâu mà sợ! Đâu phải ai trong cuộc đời cũng chỉ trải qua một mối tình rồi cùng nhau đi đến tận cuối đời, khi mà từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến khi tóc đã bạc trắng, da đã xô lệch nếp nhăn? Tại sao phải chần chừ điều này, e sợ điều kia? Tại sao phải lo lắng sẽ bị đối phương làm...