Chồng tôi không nộp đủ 25 triệu hằng tháng sẽ bị ‘cấm vận’ ngay
Không rõ các bà vợ khác thế nào chứ với tôi, tiền rất quan trọng, mỗi tháng nếu chồng tôi không mang về đủ 25 triệu thì chắc chắn tôi sẽ “cấm vận” luôn.
Các cụ xưa chẳng nói, chồng là trụ cột của gia đình còn vợ là tay hòm chìa khóa, vì thế, dĩ nhiên chồng phải là người kiếm tiền nuôi vợ con và đến tháng phải mang tiền về nộp cho vợ.
Với tôi, tiền vô cùng quan trọng. Thời buổi này không có tiền thì chẳng làm được việc gì cả, từ chi tiêu hằng ngày đến các việc quan trọng khác như lễ lạt, xin xỏ, chạy chọt… Thử hỏi, giờ ra đường mà không có tiền người ta nhìn mình như thế nào?
Tôi ý thức rõ điều này ngay từ khi còn bé. Hồi đó, nhà tôi nghèo lắm, nghèo rớt mùng tơi. Mới đến giữa tháng Chạp là người ta đã kéo đến nhà tôi đòi nợ. Tôi cũng chẳng hiểu vì sao, bố tôi làm giáo viên, mẹ tôi buôn bán, nghề nghiệp đường hoàng như vậy mà sao nợ đâu nhiều thế.
Mang tiếng là con gái nhà gia giáo mà ra đường tôi chẳng giám ngẩng mặt nhìn ai. Thứ nhất là sợ người ta xì xào chỉ trỏ bố mẹ tôi nợ nần, thứ hai là sợ người ta lao vào đòi nợ cả tôi.
Lên cấp 2, cấp 3 xa nhà trọ học, đầu tháng nào tôi cũng được cha cho mấy chục nghìn cố mà tằn tiện tiêu trong cả tháng. Giữa tháng có hết tiền thì cũng cố mà cầm cự chứ chẳng dám gọi điện về xin. Thế nên tôi hiểu thế nào là đói nghèo, nhục nhã của kẻ không có tiền.
Thế nên, lớn lên tôi càng quyết phấn đấu kiếm tiền cho bố mẹ tôi ở quê mở mày mở mặt. Người ta phải nhìn vào nhà tôi nể trọng chứ không dám chỉ trỏ dè bỉu nữa. Nếu không kiếm được tiền thì ít nhất tôi cũng phải kiếm được một ông chồng cho ra tấm ra món, không con nhà giàu thì ít nhất cũng có chức tước, địa vị.
Video đang HOT
Và đúng như tôi dự tính, ra trường nhờ phấn đấu đến nay sau 5 năm tôi đã làm trưởng phòng kinh doanh một công ty truyền thông, thu nhập mỗi tháng gần 20 triệu. Chồng tôi hơn tôi 6 tuổi, tôi chọn người như vậy để đảm bảo không giàu thì cũng thành đạt và tôi có thể dựa vào.
Mỗi tháng chồng tôi kiếm được 28 triệu, tôi yêu cầu nộp đủ 25 triệu mỗi khi lãnh lương, còn 3 triệu để xăng xe, chi tiêu ngoài. Tôi nghĩ như thế là quá thoải mái rồi. Tiền thì lúc nào cũng cần, cứ để trong túi là tiêu hết. Mà đàn ông cứ có tiền là sinh lắm tật, không gái gú thì nhậu nhẹt, đường nào cũng hết.
Tháng nào nhận lương chồng tôi cũng phải nộp đủ 25 triệu thì mới yên ổn. Ảnh minh họa.
Tôi phải thu tiền về gửi sổ tiết kiệm, không dùng lúc này thì lúc khác cần, đâu rồi cũng vào đó hết. Không tiết kiệm thì sau lấy gì mà tiêu, còn nuôi con nữa.
Mà thu tiền chồng cũng phải có bí kíp và nghệ thuật đó nhé. Tôi luôn tỉ tê với anh xã rằng, anh có đưa tiền cho em giữ mới thể hiện tình yêu, lòng tin và sự tôn trọng với vợ. Dĩ nhiên, sau mỗi lần chồng tôi nộp tiền lương, tôi đều có phần thưởng thỏa đáng cả. Chắc chắn tối đó tôi sẽ vui vẻ, chiều chồng hết mức. Thế nên, chồng tôi chẳng dại gì mà không đáp ứng yêu cầu của vợ.
Vợ chồng tôi cứ rõ ràng rành mạch với nhau như thế nên hiếm khi cãi vã, lúc nào cũng vui cười với nhau. Tôi nghĩ, đó cũng chính là bí quyết hạnh phúc của gia đình tôi cho đến bây giờ.
Tôi có cô bạn đại học, lương nhà nước ba cọc ba đồng, thế mà lúc nào cũng tằn tiện ăn không dám ăn, mặc không dám mặc để nuôi con. Ông chồng thì nghe đâu lương cũng khá nhưng chẳng bao giờ đưa tiền cho vợ, cứ giữ khư khư. Đến hai đứa con cũng phó mặc cho vợ lo tất, thử hỏi thế thì làm chồng làm gì. Lấy chồng thế làm gì?
Suốt ngày thấy cô bạn cứ kêu than không có tiền, trong khi chồng bảnh bao như trai Hàn thì vợ lếch thếch đồ cũ mặc lại của người khác như ô sin. Nhiều khi bực mình quá tôi bảo, “thế mày lấy chồng làm gì?”. Thế mà cô ấy vẫn cứ chống chế bao biện cho chồng.
Ngay mới hôm kia, cô bạn tôi gọi điện khóc lóc báo tin chồng cặp bồ, cặp với một con bé 9X mới ra trường. Con bé kia còn cả gan gọi điện trêu tức bảo “Chị già rồi, anh ấy không còn tình cảm với chị nữa thì chị buông tha anh ấy cho em. Em có thể giúp anh ấy tự tin khi ra ngoài chứ đi với chị, người ta lại bảo mẹ dẫn con đi chơi…” Tôi nghe xong mà muốn nhảy bổ đến cho con bémột trận, cho ông chồng kia tanh bành.
Đấy, tôi bảo thế để chị em biết đường mà quản chồng. Cách đơn giản nhất là quản tài chính, nắm tài chính trong tay thì chẳng ông nào dám tò te bên ngoài. Mà bây giờ chẳng đứa con gái nào lại dại dột bám theo một ông nghèo rớt mùng tơi không có đồng nào dắt túi.
Theo Phunutoday
Những lằn roi
Ngày nhỏ, nhà nghèo, bố nghiêm khắc. Tuổi thơ của con chỉ là những buổi ra đồng, là mặt mũi lem luốc bên giỏ cua, giỏ cá... Là nỗi sợ những lằn roi trên mông bố dành cho con khi không chịu học hành, ham chơi, nô đùa. Lúc đó đã có lúc con không những giận bố mà còn hận bố. Nhưng đến tận bây giờ con mới ngấm sâu câu nói của bố "Bố đánh mày không đau bằng sau này xã hội đánh mày ..." Nước mắt con chực rơi nhớ bố, con muốn chạy về nơi ấy. Nơi gia đình đã cho con bàn đạp và điểm tựa cho cuộc sống nơi đây...
ảnh minh họa
Con vẫn còn nhớ mới hơn mười tuổi bố mẹ đã đánh thức dậy từ ba giờ sáng đi kéo nước cho lúa, vẫn còn nhớ dáng hình bé nhỏ trên chiếc xe đạp chân mới với được nửa vòng đèo những bó rau đi chợ phụ mẹ. Con vẫn còn nhớ những buổi nhá nhem tối mấy bố con, mẹ con vẫn đang hì hụi ngoài đồng với những ruộng rau, bãi sắn... Tuổi thơ con đã ước được một ngày nô đùa cùng lũ bạn trong xóm chơi nhảy dây, đánh khẳng, thả diều... Nhưng những ngày bỏ trốn đi chơi như vậy đều bị bố túm tay lôi về và đánh cho một trận. Con đã từng hối hận khi sinh ra trong gia đình mình, con đã có tư tưởng bỏ đi xa khỏi gia đình ấy dù ở cái tuổi còn non nớt.
Dù trời mưa hay nắng, nóng bức hay lạnh giá những ngày không còn bận rộn việc đồng áng bố vẫn đánh thức con dậy từ bốn, năm giờ sáng. Hôm bố bắt ngồi học bài, hôm bố lôi ra ruộng rau phụ mẹ, những ngày mệt mỏi bố bảo cứ ngồi cho tỉnh rồi ngẫm lại những gì mình đã làm được và chưa làm được. Ở cái tuổi con làm sao con hiểu hết được sự đời chứ? Bố bảo "con thử nghĩ xem làm sao để con có thể như các bạn cùng trang lứa mà không phải bươn chải cùng bố mẹ". Lúc đó con chỉ nghĩ được do bố mẹ các bạn có điều kiện còn bố mẹ mình nghèo khổ, con không nghĩ sâu xa hơn được nữa...
Bố nổi tiếng trong làng là người khó tính và nghiêm khắc. Anh em con làm chuyện gì sai là cây roi mây của bố lại được nằm ngang dọc trên mông chúng con. Con còn nhớ ngày ấy ở làng có đám cưới, bố và anh ra đồng dặn con ở nhà trông em cùng sân lúa đang phơi. Con đem em đi xem đám cưới gặp trời mưa, chẳng hiểu sao lúc đó ham chơi con không còn nhớ đến sân lúa bố dặn. Trời mưa làm trôi những hạt lúa ra các rãnh nước trước nhà. Lúc con về nhà mẹ đang ngồi khóc, còn bố giận dữ vô cùng. Bố rút liền chiếc roi mây ra đánh con tới tấp vào mông. Có lẽ đó là trận đòn lịch sử của con, lúc đó ông bà, mẹ và anh lại căn ngăn nhưng không làm bố nguôi cơn giận dữ. Bố vừa đánh con vừa mắng "Mày có biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt, bao nhiêu công sức tiền của mới kiếm được hạt lúa không? Hôm nay bố đánh mày đau còn hơn sau này xã hội đánh mày..." Nói rồi giọng bố nghẹn lại, tay bố dừng đánh. Tôi lết không được vì những vết thương đang rớm máu của bố. Tôi đã không dám cãi lời bố, nhưng không hiểu sao lúc đó ánh mắt tôi nhìn bố xa lạ, giận hờn. Tôi đã có tư tưởng bỏ đi xa khỏi cuộc sống địa ngục mà bố dành cho tôi.
Lớn lên bố ít đánh tôi hơn, bố dành nhiều thời gian cho việc học hành của tôi. Bố luôn khuyên tôi muốn thoát nghèo thì phải có kiến thức và trình độ. Con muốn có điều đó thì phải cố gắng học hành. Tôi đã đồng ý với bố để nổ lực phấn đấu. Ý chí lúc đó không phải vì những gì bố nói mà vì muốn thoát khỏi bố, khỏi cuộc sống nghèo nàn và hơn thế nữa tôi muốn thoát khỏi những roi mây mà bố dành cho tôi.
Ngày ấy cũng đã đến, lúc cầm tờ giấy báo đậu Đại học là lúc tôi vui mừng hò hét. Tôi đã thoát khỏi gia đình này, thoát khỏi bố, thoát khỏi cảnh nghèo nàn mà bấy lâu tôi chịu đựng. Nhưng chỉ khi bố đưa ra Hà Nội tìm phòng trọ trong cái nắng gay gắt, khi bố đưa ra bọc tiền lẻ cho tôi ở lại chi tiêu tôi mới òa khóc hiểu ra rằng: "Cái tôi đang có chính là những hạt mưa rơi trên lưng bố mẹ, là những giọt mồ hôi của họ đổ dưới đồng ruộng, là sức khỏe của họ đang bán dần cho thời gian..." Tôi đã khóc, khóc rất nhiều và ôm bố thật chặt khi bố rời đô thành về quê.
Khi tôi đã có công việc ổn định, đã có va vấp ngoài đời, đã chạm vào những chông gai trong cuộc suống mới ngộ ra rằng vì sao bố lại đánh tôi như vậy. Đến tận bây giờ có gia đình, con cái tôi mới hiểu hết lòng bố. Đã bao đêm tôi òa khóc nhớ bố, bao đêm tôi ân hận vì những suy nghĩ bồng bột về bố mẹ. Đôi lúc tôi chỉ muốn chạy về bên bố để được hưởng những roi mây mà bố đánh ngày xưa, muốn chạy về với gia đình đã nuôi dưỡng tôi bằng những mùi nồng của đất, hương thơm của lúa... Bố đã già, lưng đã còng, tóc đã bạc và tôi đã khóc cho tất cả những gì bố đánh đổi cho cuộc đời chúng tôi ngày hôm nay.
Theo Truyenngan
Chỉ cần nghèo thôi, cũng hạnh phúc lắm rồi! Em sợ cái giàu sẽ khiến con người biến chất. Em càng sợ những người nghèo vì thấy sự giàu có mà tham lam. Em lấy anh không dám dùng từ thiệt thòi để nói về cuộc hôn nhân của chúng mình. Nghèo lắm, nghèo đến nỗi có khi lo từng tháng tiền nhà, tiền điện nước. Nhưng đổi lại, em có được...