Chồng tôi đã “cắm sừng” lên đầu tôi, nhưng tôi không ngờ cách hành xử của những người con riêng của chồng
Tôi sẽ không bao giờ biết được chuyện tày đình này cho tới một ngày định mệnh.
Tôi đã yêu và dành hết cho anh cả tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời mình. Khi tôi viết những dòng này là anh đã về một nơi rất xa… thật xa. Và mỗi khi nghĩ về anh tôi lại khóc, tôi khóc không bởi vì hận anh. Không tôi không hề hận anh, mà tôi yêu anh, yêu những gì anh đã dành và trao cho tôi và những con người kia. Ngồi bên gốc thông già cỗi ở Đà Lạt, bên một con suối, nơi mà tôi và anh xưa kia đã hàn huyên và trở thành vợ chồng từ ngày ấy.
Ảnh minh hoạ.
Trần Phong là tên anh, và cái tên ấy cũng gắn liền với cuộc đời anh. Anh phong ba bão táp trên đường đời bao nhiêu thì tôi lại trở thành mái ấm của anh sau những ngày công tác dài ngày.
Tôi với anh cùng đi với nhau 40 năm trong cuộc đời, có với nhau 2 trai 1 gái, tôi giờ cũng đã là bà nội bà ngoại với 6 đứa cháu kháu khỉnh và học tập giỏi giang.
Một ngày, cách đây 5 năm, anh đi xe máy với người con trai cả của gia đình, cháu tên Trần Hiếu. Hai bố con đi dạo phố mua sách trên phố, trên đường về thì bị tai nạn giao thông.
Đang cơm nước trong nhà, tôi nghe điện 2 bố con bị tai nạn phải cấp cứu chưa biết sống chết như nào, hai bố con hôn mê, bị thương nặng. Tôi ngất đi vì không tin điều đó đã xảy ra với gia đình tôi.
Anh lái xe tải đường dài, vì ngủ gật nên đã đâm phải hai bố con khi đang đèo nhau bằng xe máy trở về nhà.
Tới bệnh viện, từng tiếng bíp bíp ngân dài, máu thấm đẫm từng tấm gạc, các bác sĩ chạy ra chạy vào phòng cấp cứu. Tôi hoang mang, sống lưng tôi lạnh toát, vì sợ… sợ hai bố con sẽ rời xa mẹ con tôi mãi mãi.
Sau nhiều tiếng đồng hồ trong phòng phẫu thuật, bác sĩ bước ra và nói với tôi.
“ Chị chuẩn bị mọi tâm lý với chồng chị, chồng chị bị chấn thương sọ não, tụ huyết, bị đa chấn thương vì dư chấn vụ tai nạn. Nếu qua khỏi khả năng sinh tồn là rất thấp. Nếu qua được đó là kỳ tích. Còn con trai chị thì chỉ bị mất nhiều máu do vụ tai nạn. Gia đình gọi hết người nhà, người thân tới bệnh viện để thử máu vì anh chồng chị và con trai đang mất máu, mà Bệnh viện đã hết nguồn dự trữ” – bác sĩ nói.
Một mầu trắng cứ phảng phất trong mắt tôi, đôi chân tôi run lẩy bẩy, cô con dâu tôi ngã khuỵ nhưng vẫn cố đỡ tôi. Hai mẹ con tôi ôm nhau khóc rưng rức như những đứa trẻ.
Lấy hết bình tĩnh, tôi và Uyên (con dâu tôi) gọi điện thoại cho mọi người haibên nội ngoạitới bệnh viện để thử nhóm máu, và truyền máu tương thích.
2h sau, mọi người có đông đủ tại bệnh viện, con trai tôi nhóm máu O, có nhiều người trong gia đình cùng nhóm máu và truyền cho cháu.
Nhưng, bác sĩ nói rằng chồng tôi là nhóm máu hiếm, cả dòng tộc không ai cùng nhóm máu. Đây là nhóm máu cực hiếm mà nhiều Bệnh viện không có máu dự trữ. Nếu không được truyền máu kịp thời, chồng tôi sẽ không qua khỏi.
Tôi và các con ôm nhau khóc mà không biết làm cách nào để cứu bố, cứu chồng.
Ảnh minh hoạ.
Nghe tin chồng tôi gặp nạn, bạn bè của chồng tôi cũng có mặt động viên gia đình và hỏi thăm sức khoẻ. Trong đó có anh Quân, một người bạn lâu năm và thân tình của gia đình. Anh cũng thử máu, nhưng kết quả không tương thích với nhóm máu của chồng tôi.
Anh buồn bã, nhưng anh cho tôi một thông tin khiếntôi thêm hi vọng: “ Nhã này, có mấy bạn trẻ anh nhờ các bạn trong Hội nhóm máu hiếm tới thử và đang chờ kết quả của Bệnh viện, em phải vững tin lên nhé“, anh Quân nói.
Tôi chưa bao giờ thôi hi vọng, rằng anh Phong sẽ ở lại với chúng tôi. Tôi yêu anh, tôi cần anh hơn bất cứ điều gì…
15 phút sau, bác sĩ nói, có 1 bạn thanh niên tương thích với nhóm máu của chồng tôi và hiện đang thực hiện các bước để truyền máu.
Vậy là Trần Phong có cơ hội sống rồi, tôi không thôi hi vọng.
Tôi và Uyên, Linh (con dâu tôi), và Nhân (con gái tôi) Bình (con trai thứ), chúng tôi ngồi ở cửa phòng cấp cứu, từng ánh sáng bíp bíp bên ngoài phòng làm chúng tôi không khỏi sốt ruột và lo lắng, giờ này mẹ con tôi chẳng biết làm gì… chỉ biết hi vọngvà không thôi hi vọng.
Bác sĩ bước ra và nói: “ Anh Phong đã tai qua nạn khỏi, được chuyển sang phòng Hồi sức cấp cứu, gia đình nên cảm ơn anh bạn đã truyền máu cho anh Phong, anh ấy đã truyền 350mm máu đấy“.
Tôi và các con oà khóc trong niềm hạnh phúc. Nhưng lạ thay, khi Bình và Linh tới tìm cậu thanh niên để cảm ơn thì cậu ấy đã đi rồi. Anh Quân cũng không biết nhiều tin tức về chàng trai này.
Tôi và các con chỉ biết cảm ơn và nhất định sẽ có ngày nói 2 tiếng cảm ơn chàng trai ấy.
Sau hơn 2 tháng nằm điều trị tích cực, Phong ra viện nhưng bị liệt nửa người. Còn Trần Hiếu thì hồi phục nhanh hơn, cháu đã ra viện sau hơn nửa tháng nằm viện.
Video đang HOT
Nhưng bác sĩ nói, phần tụ huyết trong não chồng tôi không thể phẫu thuật được, y học ở Việt Nam hiện không thể tiếp cận. Không chỉ vậy, sau vụ tai nạn, bác sĩ nói cho gia đình biết, Phong bị Ung thư phổi giai đoạn cuối.
Tôi đã sốc. Bởi Phong không hút thuốc lá, tại sao lại bị Ung thư phổi, tại sao…tại sao. Tôi và các con dấu anh, không cho anh biết. Tai hoạ thực sự liên tiếp đổ ập vào căn nhà nhỏ của chúng tôi.
Sau khi ra viện, anh trở về nhà và nằm điều trị trong phòng, anh bị liệt nửa ngườisau vụ tai nạn. Phong là người đàn ông nghị lực, anh không bao giờ bỏ cuộc, nụ cười luôn trên khuôn mặt anh dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Phong là một người lạc quan, chính điều này đã dạy cho các con tôi một hình tượng về một người cha vĩ đại mà bình dị.
Tôi đã khóc một mình khi nghe những sự thật tôi không muốn nghe. Ảnh minh hoạ.
Lại nói về câu chuyện người thanh niên đã cứu Phong, bản thân anh cũng thắc mắc là ai đã nguyện cứu mình mà không nhận một lời cảm ơn.
Rồi một hôm anh Quân sang thăm anh Phong, trong phòng, hai người hàn huyên về chuyện xưa. Tôi thấy hai người vui vẻ trò chuyện, thi thoảng Phong nhoẻn cười. Đó là liều thuốc tốt nhất đối với Phong lúc này. Bởi tôi biết, Phong chẳng còn ở với tôi và các con được bao lâu.
Bác sĩ nói, ở giai đoạn cuối, nếu tích cực xạ trị thì mới có hi vọng. Tôi tính nói sự thật với Phong, nhưng chắc phải sau hôm nay.
Bên phòng khách, tôi pha ấm trà sen, loại trà mà Phong và anh Quân rất thích. Bước vào phòng, bước vào cửa, tôi nghe loáng thoáng được lời anh Quân nói với anh Phong.
Phong, mày biết ai đã cứu mày không.
Dù mệt, nhưng qua khe cửa tôi thấy anh Phong gượng dậy, đôi mắt sáng ngời, nghe từng lời anh Quân nói.
Hôm đấy tao nghĩ mày sẽ chết, vì tao nghe bác sĩ nói, mày sẽ chết, phần trăm mày sống rất ít. Mày lại không có máu để truyền, nhóm máu của mày là nhóm máu cực hiếm.
Người thanh niên đó năm nay 22 tuổi, tên Ân. Cái tên ấy mày nhớ điều gì không?
Phong nói: Đầu tao đau quá Quân ơi, nhưng Ân là ai? Tao không nhớ.
Vậy còn Trâm, mày nhớ chứ?
Trâm, có phải Vương Bích Trâm? Sao mày lại nhắc tới Trâm.
Đúng, là Trâm. Hôm đó, 3 mẹ con cô ấy đã có mặt ở Viện.
Tao xin thề, lúc đấy tao cuống quá, tao gọi hết bạn bè, gọi hết mọi người hỏi nhóm máu để cứu mày. Trong đó có Trâm.
Trâm nghe tin mày bị tai nạn, phải nằm viện… chờ chết. Cô ấy cùng 2 đứa con có mặt ở Viện sau cuộc điện của tao.
Ừ, rồi sao nữa – Phong hỏi.
Ân và Nhân, là 2 cậu thanh niên, con trai của Trâm, 2 đứa nó có mặt xét nghiệm nhóm máu. Và may mắn thay, Ân nó cùng nhóm máu với mày. Và ngay tức khắc, nó làm thủ tục, truyền máu cứu mày.
Vậy giờ Trâm, Ân và Nhân ở đâu. Mày hãy đưa tao đến gặp cô ấy để tao nói lời CẢM ƠN.
Phong. Mày có biết, Trâm – cô ấy đã không ở vậykể từ ngày mày gặp lại cô ấy không? Ân và Nhân là tên 2 đứa con trai sinh đôi cô ấy đặt, và đó là con mày.
Là con mày Phong ạ.
Còn tôi, đứng bên ngoài cửa, tôiđã đứng không vững phải dựa vào tường, không tin vào những gì mình nghe được. Giờ đây, gia đình tôi đã có quá nhiều chuyện để phải nhận lấynhữngsự thậtphũ phàng.
Phong không bao giờ có chuyện lang chạ như vậy, tôi tin Phong không bao giờ phản bội tôi.
Ảnh minh hoạ.
Ở bên trong phòng. Anh Quân nói.
Bản thân 2 đứa nó (Ân – Nhân) cũng không hề biết mày là bố của chúng nó. Nhưng Trâm thì biết, sau khi truyền máu cho mày xong, 3 mẹ con cô ấy đã lặng biến mất. Sau hôm đó, tao có gặp lại Trâm tại nhà riêng và cô ấy kể cho tao câu chuyện của mày và Trâm.
Mày còn nhớ, ngày mày với Nhã mới sinh con đầu (thằng Trần Hiếu), mày đi Phú Yên và gặp lại Trâm chứ. Cô ấy vớichồng ly hôn bởi hắn đánh cô ấy ác quá. Gia đình Trâm thì hắt hủi, không chấp nhận chuyện này. Trâm bỏ đi, và gặp mày ở Phú Yên.
Lúc ấy mày gặp lại Trâm và cưu mang cô ấy, lo cho cô ấy việc làm, rồi chỗ ở. Còn sau đó, chắc mày biết hơn tao.
Trâm kể, sau cái đêm ấy, Trâm có thai, mà lại là song thai. Hai thằng con trai kháu khỉnh ra đời, cô ấy đặt tên nó là Ân và Nhân.
Dù lặng người vì nghe những gì anh Quân kể với Phong, tôi đứng bên ngoài, tôi thấy Phong hai tay co quắp, nắm chặt tấm mềm đôi mắt như ân hận và hướng về phía tôi.
Bất giác, tôi quay đi…
Bên trong, Phong và anh Quân vẫn trò chuyện, tôi nghe thấy, sau khi gặp lại anh Quân lần đó, 3 mẹ con cô Trâm đã cắt liên lạc và chuyển chỗ ở.
Tôi hôm đó, tôi đưa đồ ăn và thuốc vào để chăm sóc Phong, nhưng Phong không ăn uống gì, sắc mặt có phần xấu đi, anh khóc.
Khi đó Phong nói với tôi trong sự ân hận (có thể khi đó, anh không biết tôi đã nghe được chuyện cô Trâm) và chậm rãi.
“ Nhã à, cuộc đời này, anh có em và các con, đó là sự tự hào và hạnh phúc vô bờ bến của anh. Anh xin lỗi…”.
Từ “anh xin lỗi” của Phong ngân dài tới nỗi, nó hằn sâu vào tim tôi, hằn sâu vào khối óc của Phong, cho tới tận bây giờ khi anh đã đi xa, tôi vẫn nhớ từng lúc anh phải gồng mình, thở mạnh để nói với tôi từng lời.
Đêm đó, tôi ngồi một mình, nhìn về bức ảnh đại gia đình tôi treo trên tường trong phòng khách. Ánh trăng soi qua khe cửa, tôi ngồi trong bóng đêm…. và không nghĩ rằng, những gì mình được nghe thấy, được nhìn thấy đó là SỰ THẬT…
Tôigặm nhấm nỗi đau ấy, chỉ lúc ấy thôi. Tôi tự nhủ mình như vậy. Bởi, nếu có oán trách, có căm phẫn, có uất ức với anh thì cũng chắc ích gì… Bởi, anh chỉ còn ở với tôi và các con, các cháu chỉ tính bằng ngày… bằng giờ, bằng phút…
Riêng chuyện này, thì chỉ đến bây giờ, chỉ có tôi và anh Quân biết về mối quan hệ của Phong và 3 mẹ con cô Trâm.
Sau ngày anh Quân sang thăm Phong, 3 hôm sau, Phong nhập viện, bởi căn bệnh ung thư ác tính đang di căn, lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Phong gầy xộp đi, thở khó khăn, anh bị liệt nửa người sau vụ tai nạn, giờ thấy anh đấu tranh với bệnh tật, tôi thấy thương anh vô ngần. Chỉ thấy anh đáng thương, chứ không hề đáng trách. Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ có suy nghĩ rời bỏ anh, dù anh có đối xử tệ bạc với tôi và các con.
Phong gắng gượng được với mẹ con tôi được 10 ngày thì anh rời bỏ mẹ con tôi. Tôi và các con, các cháu mất đi người cha, người chồng, người ông.
Ngày đại tang, anh Quân và bạn bè của chồng tôi tới viếng. Ai ai cũng xót thương cho anh, cho gia đình tôi.
Tôi vì đau xót trước sự ra đi của anh Phong mà ngồi trong phòng, nhưng phía bên ngoài, tôi thấy 2 thanh niên mặc áo đen và một người phụ nữ đứng tuổi tới viếng đám ma. Tôi ngờ rằng, đó là gia đình cô Trâm.
7 ngày sau, cô Trâm cùng 2 người con tới nhà riêng chúng tôi để thắp cho hương hồn anh Phong.
Tôi đau buồn, nhưng cũng cùng các con tôi trò chuyện với cô Trâm như những vị khách bình thường đến chia buồn với gia đình.
Cô Trâm nói: Em là Vương Bích Trâm, đây là cháu Vương Trần Ân và cháu Vương Trần Nhân.
Nói rồi, 2 thanh niên lễ phép đứng dậy chào hỏi gia đình tôi.
Lúc này, các con tôi không hề biết Trâm là “vợ bé” của Phong, và kia là 2 em cùng cha khác mẹ của chúng.
Sau đó, bất ngờ cô Trâm và 2 người con trai, quỳ xuống và nói.
“ Thưa chị Nhã, em đã không phải với gia đình mình, không phải với chị, với anh Phong, đó là tội của em, anh Phong đã mất, và anh Phong cũng không hề biết chuyện này. Cho tới khi em nghe hung tin, anh Phong bị tai nạn.
Các cháu cũng không hề biết anh Phong là bố.
Giờ phút này đây, em xin chị, cho 2 cháu được bái lậy trước hương hồn anh Phong, và được gọi tiếng Bố như hàng chục năm qua các cháu mong được gọi. Sau đó, em và các cháu xin được nghe lời răn dậy của chị và chúng em xin phép trở về đúng nơi em và các cháu đã tới. Em không xin bất cứ điều gì, chỉ mong chị đồng ý…”.
Tôi lúc đó, chỉ nhắm mắt và coi đó là sự đồng ý.
Hai thanh niên Ân và Nhân bái lậy trước ban thờ anh Phong 9 lậy, rồi trở lại với cô Trâm.
Các con tôi, Hiếu, Bình, Nhân khi đó chắc chúng đã hiểu được phần nào cuộc gặp gỡ không mong muốn này. Nhưng ở một chừng mực nào đó, chúng tôi nhìn vào ánh mắt tôi mà cư xử.
Tôi mời cô Trâm và 2 cháu đứng dậy, ngồi trò chuyện với gia đình.
Tôi có nói: “ Chị Trâm à, tôi thường tâm niệm, chuyện của quá khứ thì để nó qua đi. Chúng ta sống với nhau vì chữ Tình, chữ Nghĩa, chứ không vì chuyện gì khác. Tôi cũng cảm ơn cháu Ân đã truyền máu cứu sống anh Phong chồng tôi. Tôi cảm ơn chị và các cháu đã cứu sống chồng tôi. Nếu không có chị và các cháu, chắc anh Phong không ở lại với mẹ con tôi lâu vậy. Tôi cảm ơn chị và các cháu“.
Nói rồi, khi ấy tôi đứng dậy, lau nước mắt, đứng trước ban thờ anh Phong và bái lậy như một sự chấp nhận có mặt của 3 người mẹ con cô Trâm.
Cháu Vương Trần Ân khi ấy, có lễ phép thưa chuyện và nói tâm nguyện của 2 anh em.
“ Con xin phép mẹ, thưa cô Nhã và các anh chị có mặt trong gia đình. Hai anh em cháu sinh ra và lớn lên, không có bố, chỉ được nghe mẹ tả về hình dáng của bố. Cho đến khi cháu trưởng thành, hình bóng của bố chỉ là tưởng tượng. Cho đến khi mẹ gọi cho 2 anh em cháu bảo tới Bệnh viện và xét nghiệm máu, và truyền máu cháu vẫn không biết chuyện gì đang xảy ra. Và cháu suy nghĩ, cứu một người là ân phúc đời người.
Sau hôm ấy, mẹ có gọi 2 anh em cháu lại và nói chuyện về bố Phong. Xin cô Nhã cho phép cháu được gọi là bố Phong. Và anh em cháu khi ấy mới biết BỐ là có thật. Cháu và bố Phong đã có chung một dòng máu, dòng máu mà bố chính là người sinh ra cháu. Sau hôm nay, cháu xin cô cho phép mẹ con cháu được phép lập ban thờ bố Phong tại nhà để hương hoả nhớ tới bố Phong.
Mẹ con cháu chỉ ước nguyện vậy, không đòi hỏi và cũng không có quyền đòi hỏi gì với gia đình cô và các anh chị. Chúng cháu chỉ mong, gia đình hoà thuận, tiếng cười hạnh phúc luôn ngập tràn, mẹ cháu được an vui“.
Giờ phút này, khi viết những dòng tâm sự này, anh Phong cũng mất được 3 năm, và sau hôm chị Trâm và 2 cháu Ân – Nhân cũng ít qua lại gia đình. Nhưng có sự kiện lớn của gia đình, chị Trâm và các cháu cũng có mặt. Tôi không nói rằng CHẤP THUẬN nhưng tôi vờ đi chuyện đó, và đôi khi cũng bằng mặt cho qua chuyện, để các con tôi hàn gắn thêm nhiều tình cảm đối với những người mình phải gọi đó là ÂN NHÂN.
Tôi, không biết rằng mình làm vậy có phải hay không? Tôi không biết trong lòng các con tôi suy nghĩ như thế nào về tôi. Nhưng với tôi, anh Phong là người chồng ân cần và duy nhất, trách nhiệm.
Gửi anh Phong, người mà em luôn yêu thương, em trở lại dòng suối xưa nơi em và anh trao hẹn thề. Em yêu anh.
( Câu chuyện được thay đổi tên nhật vật để bảo đảm tính riêng tư của gia đình. Pháp luật Plus xin được lắng nghe và đồng cảm với những câu chuyện của gia đình bạn. Xin gửi thư tới địa chỉ toasoan@phapluatplus.vn – Pháp luật Plus luôn luôn lắng nghe những lời bạn nói)
Theo Pháp Luật Plus
Tôi không ngờ lại bị chồng đuổi ra khỏi cửa vì một người đàn bà và một đứa trẻ
Tôi bị đuổi khỏi nhà chồng mà uất ức khủng khiếp.
Tôi chưa từng nghĩ làm vợ sau lại khó khăn đến thế. Khi yêu anh, ai cũng ngăn cản vì anh từng ly hôn và có con riêng. Nhưng tôi lại bất chấp hết, ai cản tôi đều cãi lại và khẳng định mình sẽ sống thật hạnh phúc. Mẹ thấy tôi ương bướng quá thì thở dài: 'Cũng học hành đàng hoàng, cũng xinh xắn cho thua ai mà sao con dại thế con ơi?'.
Ngày cưới, tôi hạnh phúc lắm, lúc nào cũng cười tươi rói. Nhưng đến khi trao nhẫn và hôn nhau, chồng tôi bỗng ghé tai tôi thì thầm: 'Anh hạnh phúc lắm Liên à'. Tôi đứng thẫn thờ, chân như bị chôn chặt xuống nền, mặt biến sắc đi. Chồng tôi cũng giật mình ngượng ngùng. Vào giây phút hạnh phúc nhất thì anh lại gọi tên vợ cũ. Từ đó, tôi không cười được nữa.
Vợ chồng tôi sống bình thường, chẳng hạnh phúc cũng chẳng tranh cãi nhau. Mọi thứ trôi qua hết sức tẻ nhạt. Chồng tôi cứ thấy tôi nhăn là bỏ đi. Anh nói tranh cãi chỉ làm hai đứa nhanh xa nhau thôi, đó là bài học anh rút ra từ cuộc hôn nhân cũ. Nhưng anh làm thế, tôi chẳng bao giờ nói được những thứ cần nói. Tôi cứ sống lầm lũi trong nhà chồng, chẳng tâm sự được với ai, cũng chẳng hiểu mình tồn tại có ý nghĩa gì.
Vào giây phút hạnh phúc nhất trong ngày cưới thì anh lại gọi tên vợ cũ. (Ảnh minh họa)
Một hôm, nghe tiếng chuông cửa, tôi chạy ra mở thì ngạc nhiên khi thấy vợ cũ của chồng đang nắm tay con trai 8 tuổi đứng trước. Ngay giây phút đó, tôi đã cảm thấy cuộc sống của mình sẽ càng khó khăn và uất ức rồi.
Vợ cũ của chồng tôi gửi con trai lại chơi hè, khi nào đi học lại thì chị ta đến đón con về. Từ hôm đó, tối nào chồng tôi cũng đưa con trai đi chơi. Nhưng anh lại không dẫn tôi đi cùng vì 'Em còn lạ lẫm với con lắm'. Tôi cười mà muốn rơi nước mắt. Lạ thì anh phải đứng ra làm cầu nối cho tôi với con gần nhau chứ? Đi chơi về, anh và con trai lại ôm nhau ngủ, tôi buộc phải nằm dưới nền nhà theo yêu cầu của đứa bé.
Tôi muốn hai cô cháu gần nhau hơn nên tìm cách lấy lòng. Tôi hỏi chồng con thích ăn gì rồi đi chợ mua về cặm cụi làm nấu. Vậy mà khi ăn, thằng bé còn chê ỏng eo và khen mẹ nấu ăn ngon rồi mời chồng tôi đến nhà ăn cơm cùng.
Hay tôi mua đồ về nhưng thằng bé nhất quyết không chịu mặc vì sợ có độc. Tôi hiểu, người tiêm nhiễm vào đầu óc non dại của con chẳng ai khác mà chính là vợ cũ của chồng tôi. Chị ta muốn lợi dụng con để kéo chồng cũ quay lại đây mà.
Về phòng dọn đồ mà tôi cay đắng, nước mắt không ngừng rơi. (Ảnh minh họa)
Thằng bé cư xử với tôi rất hỗn hào. Con thường hay gọi tên hoặc nói trổng mỗi khi tôi gọi hay nói chuyện với nó. Tôi dạy con cách trò chuyện lịch sự thì mẹ chồng tôi bảo: 'Cô không sinh ra nó thì đừng có lên mặt dạy nó'. Tôi uất ức đến mức bật khóc.
Mới đây, tôi nấu món cơm chiên Dương Châu, món thằng bé thích ăn nhất. Không ngờ, khi đem lên, nó hất đổ cả đĩa cơm và hét lên: 'Cô đừng có lại gần cháu nữa. Đêm qua cô đánh cháu rồi dọa đuổi cháu đi, cháu sợ, cháu ghét cô lắm'. Tôi sững người. Tôi không hề làm thế.
Nhưng mẹ chồng và chồng tôi vừa nghe thế thì nhảy đổng lên: 'Đấy, tôi biết ngay cái loại mẹ ghẻ mà. Cô dám đánh cháu đích tôn nhà này à? Cô cút khỏi nhà tôi ngay'.
Tôi thanh minh, họ không tin còn nói tôi lươn lẹo. Tôi khóc nức nở, uất ức dâng lên tận cổ. Về phòng dọn đồ mà tôi cay đắng, nước mắt không ngừng rơi. Tôi bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì một câu nói của con riêng chồng? Tôi quá ảo tưởng về hạnh phúc khi làm vợ anh rồi. Giờ về nhà, tôi sẽ biến bố mẹ thành trò cười cho thiên hạ. Tôi bế tắc quá.
Theo Mỹ Hoa/Trí thức trẻ
Vừa tái hợp với chồng cũ chưa đầy một tháng, tôi chết điếng khi không ngờ anh lại dám mua một số thứ từ trên mạng về và ép tôi sử dụng Tôi đa nghi se cho chồng cũ cơ hôi đê con co đu cha me, nao ngơ tôi lai tư tao cơ hôi cho anh ta lam tôn thương minh lân nưa. Cach đây 4 năm, tôi tưng co môt gia đinh đây đu. Nhin bên ngoai, gia đinh tôi cung như bao gia đinh khac. Tôi đươc nhân xet la môt ngươi...