Chồng tôi có ‘lấy cave về làm vợ’?
Cái tát khiến tôi giập môi, chảy cả máu mũi của chồng không làm tôi đau bằng những lời anh nói. Đã thế, mẹ chồng tôi còn vóng vót: “có giỏi cứ bước ra khỏi nhà bà, lại không đói rã họng rồi lạy lục mà xin về lại nhà ấy chứ”.
ảnh minh họa
Tôi không phải người ham giầu, nhưng số Trời buộc duyên nên tôi về làm dâu một gia đình khá giả ở phố huyện. Nhà chồng tôi có cửa hàng kinh doanh vàng bạc lớn nhất nhì ở đây nên đám cưới của tôi diễn ra tưng bừng, hoành tráng.
Chồng tôi là con trai một, dưới anh còn 2 cô em gái nhưng đều đã lấy chồng và có cuộc sống ổn định. Khi lấy chồng tôi mới 23 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Kinh tế và đang làm việc tại một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Chồng tôi hơn vợ 6 tuổi, ở nhà cùng bố mẹ quản lý cửa hàng vàng bạc đã nhiều năm. Đám cưới xong, chồng bảo tôi nghỉ việc ở nhà phụ giúp gia đình chồng. Ai cũng bảo tôi số sướng, lấy chồng giầu, tha hồ mà ăn tiêu, chưng diện.
Tưởng với tấm bằng đại học Kinh tế và vẻ ngoài ưa nhìn cộng với khả năng ăn nói khá hoạt bát, tôi sẽ được nhà chồng giao cho quản lý cửa hàng hoặc đứng quầy để giao dịch buôn bán. Nhưng suy nghĩ của tôi thật hão huyền khi ngoài bổn phận con trai họ, mẹ chồng giao cho tôi việc chợ búa, cơm nước và làm trăm thứ việc vặt không tên khác trong nhà.
Chẳng một lời an ủi, động viên chia sẻ với vợ, chồng tôi đi tối ngày để nhậu nhẹt, bù khú cùng bạn bè, có khi còn qua đêm ở đâu đó, sáng bạch mới mò về nhà và nằm vật ra ngủ đến tận bữa cơm trưa.
Vậy mà chẳng bao giờ bố mẹ chồng tôi kêu ca phàn nàn một tiếng nào về con trai họ, ông bà còn lên tiếng bênh vực anh mỗi khi nghe tôi cằn nhằn về chuyện ham chơi nhác làm của chồng.
Còn với tôi, mẹ chồng luôn tính toán chi ly, đong đếm từng đồng tiền đi chợ. Thậm chí mỗi khi tôi có việc đến gần quầy hàng hoặc nơi để két tiền, bà soi mói thấy rõ. Tôi là người có học, sinh ra và lớn lên trong gia đình được giáo dục đàng hoàng chứ có phải kẻ cắp đâu mà suốt ngày bà kiểm soát, xét nét tôi từng ly từng tý như vậy.
Video đang HOT
Về làm dâu đã gần một năm, làm quần quật tối ngày nhưng tôi chẳng hề có một chút gì gọi là của riêng cả. Toàn bộ trang sức vòng nhẫn trong ngày cưới, tiền mừng cưới cùng chút ít vốn riêng tôi tích cóp được sau hơn 2 năm đi làm, tôi đã đưa cả cho mẹ chồng khi bà nhỏ to nói đưa bà “giữ hộ”.
Nhiều lúc tủi thân quá, tôi chỉ biết khóc mà chẳng thể chia sẻ cùng ai. Bố mẹ đẻ ở xa, bạn bè thân thì từ ngày lấy chồng, quanh ra quẩn vào làm việc nhà, tôi cũng chẳng liên lạc với ai.
Buồn quá, một hôm nhân bữa cơm, tôi nói với chồng về việc cho tôi đi làm lại. Vừa nghe dứt câu, anh giơ tay tát thẳng vào mặt tôi, rồi gằn giọng: ” cô sướng quá nên rửng mỡ phải không. Đi làm để có thời gian trai gái đĩ bợm, hú hí với mấy thằng đồng nghiệp ở cơ quan ấy hả. Tôi lấy đĩ về làm vợ chứ không lấy vợ về làm đĩ”.
Cái tát khiến tôi giập môi, chảy cả máu mũi của chồng không làm tôi đau bằng những lời anh nói. Đã thế, mẹ chồng tôi còn vóng vót: “có giỏi cứ bước ra khỏi nhà bà, lại không đói rã họng rồi lạy lục mà xin về lại nhà ấy chứ”.
Tôi lẳng lặng dọn dẹp mâm bát rồi lên phòng riêng xếp mấy bộ quần áo vào ba lô, bắt taxi đến nhà đứa bạn thân ở nhờ vài ngày để xin việc sau khi đặt trên bàn lá đơn ly hôn đã ký sẵn.
Tôi ra đi thanh thản, không tiếc nuối. Tôi sẽ tìm việc làm và tìm lại chính mình trong một cuộc sống mới
Theo VNE
Bỏ vợ lấy cave: Quả đắng khó "nuốt"
Khi ông góp ý, cô vợ thẳng thừng: Anh già rồi, chứ em còn trẻ. Ngày trước em đói, em khổ. Bây giờ em phải sống, phải hưởng thụ chứ" - cô vợ trẻ thẳng thừng tuyên bố.
Ông Hiển vốn xuất thân từ một làng quê nghèo ở miền Trung ra Hà Nội học đại học. Thời sinh viên, ông được rất nhiều cô gái để ý bởi vừa học giỏi, vừa đẹp trai. Thế nhưng, ông đã "bấm bụng" bỏ qua những cô sinh viên "hay mắt" để chọn cho mình một cô gái có hình thức "tầm tầm" nhưng tính tình hiền dịu, chịu thương chịu khó. Đặc biệt, nhà vợ ông Hiển thuộc dạng có của ăn của để bởi ông bố làm chức quan khá to ở tỉnh.
Trời không phụ lòng người, với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, mã ngoài điển trai, Hiển được bố vợ đưa về làm cán bộ một cơ quan có nhiều "màu mè" ở tỉnh. Từ đó, cả chức tước lẫn tiền bạc đều đến với ông Hiển như một thứ gì rất tự nhiên. Cuộc sống của ông Hiển cứ thế đi lên, chỉ trừ người vợ là ngày càng xuống sắc.
Mặc dù là con "quan", nhưng vợ ông Hiển lại là một phụ nữ hiền thục, giản dị và tốt bụng. Chị bằng lòng làm một nhân viên xoàng xoàng ở cơ quan, còn lại bao nhiêu thời gian, chị dành để chăm sóc cho người chồng thành đạt và 2 cô con gái.
"Rước" người tình trẻ đẹp về làm vợ với hy vọng sẽ có một cuộc sống thăng hoa, nhưng ông Hiển đã sớm phải ôm quả đắng... - ảnh minh họa
Nhưng ông Hiển thì không bằng lòng như thế. Càng ngày, ông càng trở nên khó chịu với cảnh chiều chiều phải về nhà với bà vợ không nhan sắc và 2 con "vịt giời" - ông vẫn gọi 2 cô con gái của ông như thế.
Chán "cơm", tìm "phở" vốn chẳng phải là chuyện gì ghê gớm, đặc biệt là với những người vừa có quyền, vừa có tiền như ông Hiển. Nhưng đa phần chỉ là chuyện "ong bướm" qua đường. Cho đến một ngày, ông Hiển gặp "nàng", người cùng quê Nghệ An. Nhà nàng nghèo, gia cảnh nàng rất đáng thương. Nàng không được học hành, không có bố mẹ giàu chăm chút. Nàng cô đơn nơi đất khách quê người. Nàng làm nghề cắt tóc gội đầu thanh nữ nhưng nàng vẫn "trong sạch". Nàng chỉ có cảm tình và quan hệ với riêng ông. Đặc biệt, nàng đẹp và trẻ hơn ông tới 20 tuổi.
Gặp nàng, Hiển bỗng trở thành người đàn ông đích thực. Ông không phải là người chồng sống nhờ danh nhà vợ, cũng chẳng phải người cha suốt ngày quạu cọ với 2 cô con gái. Mỗi khi ông đến quán gội đầu, nàng ân cần, dịu dàng và nhí nhảnh khiến ông chẳng còn muốn trở về nhà. Nàng bảo, suốt đời chỉ muốn làm người bạn tâm giao của ông mà thôi.
Thế rồi nàng bảo nàng có thai, mà là thai con trai. Nàng bảo nàng không cần ông bỏ vợ, nhưng nàng thương thằng bé sống không có cha. "Con gái không có cha không sao, con trai không có cha không thành đàn ông" - nàng bảo thế và nói rằng, nàng muốn nó lớn lên giống ông, nam tính, mạnh mẽ và thành đạt.
3 lần nàng đi siêu âm, cả 3 lần bác sĩ đều bảo đó là con trai. Lần thứ tư, trước khi sinh có 2 tháng, nàng rủ ông đi cùng. Bác sĩ (ở một phòng khám tư) cũng bảo là con trai. Ông là người đàn ông tốt, sống có trách nhiệm. Ông không thể để nàng liễu yếu đào tơ nuôi con một mình. Ông càng không thể để thằng con trai duy nhất của mình sống giữa toàn bọn đàn bà làm nghề cắt tóc gội đầu.
Ông về thú thật với vợ. Ông bảo: "Em thương anh. Em là người đàn bà trưởng thành, mạnh mẽ. Hai đứa con gái cần mẹ hơn cần bố. Cô ấy yếu đuối, con cô ấy lại là con trai. Cả cô ấy và thằng bé đều không thể thiếu anh".
Vợ ông chết lặng. Nhưng chị biết có cố níu giữ cũng chẳng ăn thua gì. Người ta giờ đã có đủ chức, đủ quyền, đủ tiền. Bố chị thì đã về hưu.
Ông sung sướng được bỏ vợ. Sung sướng mua nhà mới, tậu xe đẹp cho vợ trẻ. Tất cả chỉ trong vòng 2 tháng.
Quả đắng
Ngày cô vợ trẻ đẹp sinh con, ông chết điếng khi đón từ tay bác sĩ cô con gái thứ 3. Tháy thái độ thất vọng của ông, cô vợ thỏ thẻ: Tại bác sĩ người ta nhầm chứ em không cố ý lừa anh! Lúc ấy, ông Hiển nghĩ bụng, thể nào ông cũng phải cho cái tay bác sĩ ấy phá sản. Nhưng nhìn cô vợ vừa yếu ớt mà vẫn vô cùng xinh đẹp, ông Hiển lại mềm lòng.
Đã 2 lần làm bố nhưng lần thứ 3 này, ông Hiển mới biết thế nào là "trai nuôi vợ đẻ gầy mòn". Cứ có gì không vừa ý là cô ta khóc lóc, dằn dỗi, chì chiết... bao nhiêu ngây thơ yếu đuối bỗng bay đi đâu cả, chỉ còn lại là một gái quê cay nghiệt, đỏng đảnh. Ngày xưa, người vợ cũ của ông chẳng bao giờ săm soi tiền bạc của chồng, còn cô này thì quản từng xu. Đi đâu về muộn một chút là ông bị vợ gọi điện mắng cho xối xả. Từ ngày lấy vợ mới, chuyện đi gội đầu ngoài hàng đối với ông trở thành dĩ vãng. Có lần, cô ta còn đến tận cơ quan ông để "dằn mặt" cô văn thư vì nghi ông có tình ý với cô ta. "Tôi còn lạ gì tính của ông. Con nào nó giả vờ ngây thơ, nó "áp" vào là ông "ngả" ngay. Ông mà cứ lơ mơ là tôi "thiến"" - cô ta dọa.
Thế nhưng, những lúc ông đi làm, cô vợ trẻ chẳng có việc gì làm lại lang thang hết siêu thị này, spa nọ. Nếu ở nhà, cô ta lại gọi bạn bè đến đánh bài ăn tiền. Khi ông góp ý, cô vợ thẳng thừng: Anh già rồi, chứ em còn trẻ. Ngày trước em đói, em khổ. Bây giờ em phải sống, phải hưởng thụ chứ" - cô vợ trẻ thẳng thừng tuyên bố. Ông đi công tác ở đâu tô ta cũng đi theo, nhưng việc cô ta đi đâu, làm gì thì ông "đừng có mà xen vào" vì "không hợp".
Buồn, thỉnh thoảng ông muốn về nhà cũ thăm vợ cũ, con... cũ. Nhưng những cuộc gặp rất gượng gạo. Dù chẳng ai trách cứ gì ông, nhưng ông nói chuyện mà chẳng dám nhìn vào mắt họ. Ông cũng không thể chia sẻ nỗi khổ của mình với họ. Vả lại, ngồi được một lúc, ông lại phải nhanh nhanh chóng chóng cáo lui vì sợ "con vợ" mà biết lại nổi cơn tam bành.
Đến cơ quan hay gặp bạn bè cũ, mọi người chẳng biết nói thật hay có ý khác, cứ khen ông sướng, có vợ vừa trẻ vừa đẹp. Còn ông, để khỏi bị mang tiếng là bị "hớ", cũng phải làm mặt hớn hở nhưng trong lòng thì đắng ngắt.
Theo VNE