Chồng thừa
Trước anh đi công trình xa suốt, mình chị vò võ chăm con, khi ấy anh rất hay dẫn chứng hình ảnh các bà, các mẹ ngày xưa chồng đi bộ đội biền biệt mà vẫn một nách năm, sáu đứa con nên người.
Gần đây hết việc, anh về gần làm cho ổn định nhưng cũng cứ về muộn liên tục. Giờ thì anh tự hào lý luận, “Thằng đàn ông về đưa đủ lương cho vợ là mẫu mực, đán kính lắm rồi, vợ không được quyền càu nhàu và yêu cầu chồng làm mấy việc lặt vặt ở nhà”.
Hình minh họa
Anh biết đâu rằng suy nghĩ ấy khiến chị cảm thấy có chồng mà cũng như không, còn thấy nặng gánh đeo bám hơn, suốt ngày phải lo nghĩ, quay cuồng với công việc ở cả cơ quan và gia đình nhỏ.
Lêu lổng chán về anh lại hạch sách, món nọ món kia phải nấu thế này thế khác. Bữa cơm nào chồng ăn cùng chị cũng thấy hồi hộp và căng thẳng, anh đã quen được phục vụ ở quán nên hợp khẩu vị ngoài ấy hơn chăng?
Video đang HOT
Bảo anh đón con tiện hơn nhiều, lại tránh được việc la cà đây đó nhưng anh cho rằng để cái ghế xe chở con đằng trước nom thật mất tư thế, chả chuyên nghiệp chút nào với một nhân viên mẫn cán như anh.
Có hôm việc nhà xong xuôi, con đã lên giường đi ngủ, chị mượn máy tính để vào mạng đọc báo, anh chẳng nói chẳng rằng bỏ ra ngoài quán chơi game đêm mới về, nghe nói còn tốn thêm cả mồi nhậu và tiền để thi đấu với mấy tay “rất chất”. Từ đó chị ấm ức chẳng dám “cướp” my tính của chồng nữa.
Dăm bữa nửa tháng anh lại đưa ra một quyết định to lớn đến mức trời ơi đất hỡi như đưa con về quê sống, ông bà vui còn mình thì nhàn rỗi, có thời gian mà làm việc kiếm tiền. Rồi đến việc “chỉ thị” rút tiết kiệm mua biếu ông bà tivi mới và bộ sập gụ tủ chè cho oách, trong khi bản thân anh chị vẫn trọ ở căn nhà còn lụp xụp chưa đâu vào đâu.
Đương nhiên các quyết định vô bổ ấy bị chị gạt đi khiến anh không vui và nếu bố mẹ chồng có vô tình biết thì lại bảo nhau: “Nó chẳng nói được vợ” làm chị bao phen nghe được giận tím mặt.
Cuối năm việc cưới cheo, làm mồ mả ở quê chồng rất nhiều, việc ở cơ quan cũng chẳng kém, vậy mà anh nhất quyết không cho chị vắng đám nào. Về đó vài ngày phu dịch đủ mọi công việc, mệt tưởng chừng đứt hơi để rồi mẹ đói, con khát chả có thời gian chăm nhau. Anh bảo “Một năm được mấy dịp mình về quê, thấy việc thì phải lao vào mà làm chứ lại còn chờ ai nhắc”.
Công nhận ở đây con cháu đông, người n thì nhiều mà chẳng thấy có mấy người làm. Việc nọ việc kia nối tiếp đến sây sẩm mặt mũi, chẳng ngơi tay được tí nào. Lúc mọi người ăn uống xong xuôi, đàn ông thảnh thơi ngồi uống nước xỉa răng, đàn bà hì hụi lau dọn rửa bát, chị được “ưu tiên” quét toàn bộ sân nhà ông chú, rất rộng. Ghế nhựa thì còn dễ xếp được vào với nhau, khốn nỗi vài chục cái bàn Xuân Hòa nặng quá là nặng, mình chị không gập vào nổi, nhờ anh, anh nhắn nhó: “Em bị làm sao thế, đang nói chuyện với các chú các bác lại bảo anh ra gập bàn”. Chị phải khệ nệ xếp bàn ngổn ngang sang bên để quét sân cho xong, làm một mình cực thân, chị càng hậm hực trong lòng.
Tối muộn mới được ngồi nghỉ một chút, chị lại thầm hỏi mình, tự dưng về cái làng quê xa xôi này khổ sai làm gì? Lấy chồng để làm gì?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tuổi trung niên: Chồng muốn mà vợ chẳng ham
Qua tuổi tứ tuần, sức xuân hao kiệt khiến "giao ban" lúc thưa, lúc nhặt, lại thêm nạn khô hạn khiến các bà hoặc phải cắn răng chịu trận hoặc vờ làm khủng long khạc lửa để có cớ ôm gối đi "lánh nạn"...
Khó nhọc "chồng muốn mà vợ chẳng ham"
Khoa Khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương hàng ngày đón hàng chục bệnh nhân viêm nhiễm khá nặng phần phụ riêng ở bệnh nhân U45, nguyên nhân không phải chuyện vệ sinh hay lây nhiễm, mà thường là do... miễn cưỡng "gặp" chồng.
Trong câu chuyện "cởi lòng" của bệnh nhân với bác sĩ nữ, nỗi khổ lớn nhất của các bà các chị là phải "chiều" chồng khi cơ thể "khô hạn", lại thêm vòng kinh "đỏng đảnh" khiến kinh nguyệt lúc có lúc không, lúc ít lúc nhiều đến phát phiền.
Có bệnh nhân 45 tuổi ở Hải Dương chịu đựng tình trạng đau, rát khi quan hệ suốt 2 năm mới quyết định nhập viện. Trong suốt thời gian này, gần như đêm nào chị cũng kiếm cớ ngủ riêng để trốn chồng nhưng đều bị bạn đời lôi về phòng chung. Chuyện phòng the khiến chị sợ hãi đến mức vừa lên giường tim chị đã loạn nhịp, và cơn đau dai dẳng khiến chị phải ngâm nước muối vùng kín hàng ngày, nhiều giờ.
Một bệnh nhân khác 47 tuổi ở Hà Nội, cũng mắc hội chứng sợ "gặp" chồng đến mức luôn phải đứng, ngồi cách bạn đời... 2m. Trước khi nhập viện, tình trạng đau rát do khô hạn đã khiến chị buộc phải lấy cớ "đi quy chùa", ăn ngủ chay trường để giữ mình "thanh sạch", và chấp nhận cho ông xã đi "bóc bánh trả tiền" bất cứ khi nào ông muốn, chỉ cần ông đừng dại dột tậu "tập 2".
Tuôi 40, cơ thê chị em không còn đẹp như thời con gái (Ảnh minh họa)
BS.TS Cung Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, khô hạn chỉ là một trong nhiều "khổ nạn" mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh phải đối mặt. Thời kỳ này, chị em đều gặp phải các rắc rối như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, ngứa rát khi quan hệ, tăng cân và một số hiện tượng "lão hóa" khác như giảm trí nhớ, tăng-giảm huyết áp, đau đầu, mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm... Mệt mỏi, căng thẳng do sức khỏe suy giảm cùng với những u uất như lo mình không còn là "phụ nữ", lo chồng chán, chồng chê, khiến nhiều chị tự dựng "barie" với chồng, tránh "gần gũi" bạn đời, thậm chí đoạn tuyệt hẳn "chuyện ấy", mặc ông xã còn "nhu cầu" ngơ ngác.
Đặc biệt, ở chị em lâm cảnh tắt kinh sớm sau khi cắt buồng trứng (do u) tinh thần rất xấu. Các chị càng tự ti và ngán ngại việc gặp chồng, khiến tình trạng khô hạn thêm trầm trọng. Cộng thêm nhiều định kiến về "chuyện ấy", khiến nhiều chị (nhất là ở nông thôn) buộc chồng phải "nhịn", trở thành "mồ côi" vợ.
Mãn kinh không "mãn tình"
Theo phân tích của các chuyên gia tại buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề "Phương pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy giảm estrogen ở phụ nữ" do bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức ngày 24/03/2011, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị sụt giảm mạnh estrogen - kích thích tố tự nhiên do buồng trứng tiết ra, rất cần cho sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục phụ nữ.
Sự thiếu hụt này gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, trong đó có việc suy giảm ham muốn, giảm khả năng tiết dịch khiến âm đạo khô rát, mất khả năng tình dục, ảnh hưởng lớn tới đời sống tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.
Suy giảm estrogen ở phụ nữ gây ra nhiêu chứng rôi loạn, ảnh hưởng đên "chuyên ây" (Ảnh minh họa)
Để nâng cao chất lượng cuộc sống (trong đó có đời sống phòng the) của chị em, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hormon thay thế, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ dùng quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: ung thư vú, suy tim và đột quỵ...
Ngoài ra, còn một giải pháp điều trị hiệu quả hội chứng tiền mãn kinh ở nữ giới, là bổ sung estrogen thực vật. Theo TS.BS Cung Thị Thu Thủy, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh mầm đậu nành có chứa isoflavon, có tác dụng như một estrogen thực vật giúp gìn giữ tuổi thanh xuân và bảo vệ phụ nữ trước một số căn bệnh như: tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương.
Đi từ lợi ích của mầm đậu nành đối với phụ nữ, BS. Thủy đã thực hiện một đề tài nghiên cứu trên 35 bệnh nhân có triệu chứng của suy giảm estrogen, sử dụng biện pháp bổ sung estrogen thực vật bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng Bảo Xuân chứa tinh chất mầm đậu nành.
BS. Thủy khuyến cáo chị em: Không tuổi nào phải "chay tịnh". Đừng ép mình "về hưu sớm". Dù tuổi đã xế, phụ nữ vẫn khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần nếu biết duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện, dùng các sản phẩm hỗ trợ và đặc biệt, bổ sung estrogen đúng cách để ở tuổi mãn kinh xuân vẫn còn phơi phới, lửa yêu còn đượm, duyên vợ chồng còn mãi mặn mà.
Theo Eva
Đâu là 'kẻ thù' của chăn gối? Chăn gối có nhiều kẻ thù, nội công ngoại kích đều có, to có mà nhỏ cũng có, việc...kém vệ sinh cũng có. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng việc ở bẩn không chỉ phá hỏng vài cuộc gối chăn mà lâu dài nó còn có thể đưa người trong cuộc đi xa hơn đến chỗ "cơm không lành, canh không ngọt", thậm...