Chồng thu nhập 35 triệu nhưng mỗi tháng chỉ đưa vợ 3 triệu đồng
Sáng nào, trước khi bước chân đi làm, Hảo cũng nhắc đi nhắc lại câu “Mua vừa vừa phai phải thôi nhé”. Chiều về, trước khi ngồi vào mâm cơm, Hảo lại nhắc vợ ghi lại chi tiết số tiền tiêu trong ngày.
Hảo và Hòa kết hôn gần chục năm nay. Lúc mới yêu, Hảo khá ga lăng khi tối nào cũng đèo Hòa trên chiếc xe đạp cà tàng đi dạo và ăn quà vặt. Ngày ấy, không một dịp lễ nào, Hảo quên mua hoa quà tặng Hòa.
Chính vì sự ga lăng, phóng khoáng đó mà Hòa chấp nhận đến với Hảo dù ngoại hình Hảo không mấy cao to đẹp trai như Hòa từng mơ ước.
Yêu nhau 2 năm, Hảo và Hòa quyết định làm đám cưới. Cuộc sống những ngày đầu của vợ chồng son vất vả, khó khăn nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Do cả hai đến với nhau khi chỉ có hai bàn tay trắng, vì vậy, những ngày đầu mới cưới, Hòa không mấy để ý việc Hảo thường xuyên nhắc nhở cô chi tiêu tiết kiệm để dành dụm tiền.
Cuộc sống mật ngọt ấy chỉ kéo dài 3-4 tháng sau khi kết hôn. Sau đó, Hảo vạch ra kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Hòa cũng rất đồng tình vì vợ chồng trẻ phải phấn đấu làm lụng, để dành cho có của ăn của để.
Ngày nào, Hảo cũng bắt vợ ghi lại chi tiết số tiền chi tiêu trong ngày. Ảnh minh họa.
Rồi cũng đến ngày vợ chồng trẻ mua được nhà, được xe và trong nhà cũng đủ đầy. Thậm chí, lương của Hảo giờ tăng lên 25 triệu/tháng chưa kể tiền hoa hồng. Mỗi tháng Hảo cũng có thu nhập khoảng 35 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhưng cũng từ ngày có thu nhập cao, Hảo lại trở nên trái tính trái nết và hà tiện đến không thể chịu được. Với lại, suốt 2 năm nay, do con nhỏ lại hay ốm đau nên Hòa phải nghỉ làm ở nhà.
Từ ngày Hòa nghỉ làm, cuộc sống của cô càng trở nên chán nản hơn. Bởi sáng nào, trước khi bước chân ra đường đi làm, Hảo cũng nhắc đi nhắc lại vợ trẻ một câu nói đã trở thành điệp khúc: “Mua vừa vừa phai phải thôi nhé”. Chiều về, trước khi ngồi vào mâm cơm với vợ con, Hảo lại nhắc vợ ghi lại chi tiết số tiền tiêu trong ngày.
Trước đây Hòa không nói làm gì, bây giờ nhà cửa, xe cộ đầy đủ, lương của chồng cũng cao. Vậy mà đầu tháng nào, Hảo cũng chỉ đưa cho Hòa 3 triệu để chi tiêu. Mỗi khi đưa cho vợ tiền, chồng không quên nhắc nhở Hòa “tiêu vừa phải thôi nhé” khiến cô chán nản vô cùng.
3 triệu để mua đồ ăn cho 4 người và tiền điện nước sinh hoạt cả tháng. Chưa kể bao thứ tiền không tên khác như cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp, đối nội đối ngoại hai bên.
Lương làm online ở nhà của Hòa không cao, mỗi tháng chỉ 5 triệu thôi nhưng khoản đó cô phải đóng học phí cho hai đứa con nhỏ cũng gần hết.
Đôi lúc, chưa hết tháng đã cạn ví tiền, Hòa bảo chồng đưa thêm thì Hảo quát tháo, mắng Hòa tiêu phung phí. Hảo lại lấy dẫn chứng cô bạn học cùng rằng một tháng 5 triệu vẫn đủ nuôi con, sinh hoạt, thậm chí còn có tiền tiết kiệm. Hòa chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm với ông chồng ki bo của mình.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi Tết vừa rồi, Hảo không đưa một đồng nào cho Hòa mua sắm. Mới 26 Tết, Hảo đã kêu ca không kiếm được tiền rồi than thở “Biết lấy tiền đâu mà biếu ông bà ngoại đây”.
Hòa bực mình hét lên: “Có ít tiêu ít có nhiều tiêu nhiều. Không có không tiêu”. Tính Hòa một khi đã nói là làm, cả Tết cô không mua sắm một thứ gì. Kẹo bánh không mua, bánh chưng, giò chả, thức ăn cũng không. Ngoài cặp bánh chưng ông bà ngoại cho để thờ cúng, Hòa nhất quyết không mua một thứ gì để ông chồng hà tiện “biết tay”.
Lúc này, Hòa mới nhận ra, căn bệnh “kẹt xỉ” của chồng cô đã thực sự “ hết thuốc chữa”. Ảnh minh họa.
Lần đầu tiên, nhà Hòa đón Tết không hoa, không bánh, không đồ ăn, thức uống. Lần này, Hảo bực vợ thực sự nhưng bao lâu nay nhỡ nhắc vợ chi tiêu tiết kiệm rồi nên anh chẳng dám quát tháo lời nào.
Hảo mừng thầm vì cuối cùng cũng cho ông chồng kẹt sỉ một bài học nhớ đời. Thế nhưng, cô chưa kịp mừng thì vào một ngày đầu tháng 3, con trai nhỏ 4 tuổi cô bất ngờ kêu đau bụng dữ dội. Hòa lo sợ đưa con vào viện cấp cứu. Bác sĩ kết luận con trai cô bị đau ruột thừa phải mổ.
Hòa vội gọi điện cho Hảo mang tiền vào để đóng viện phí. Vậy nhưng, khi vào viện, Hảo chỉ đưa đúng số tiền viện phí rồi chờ con mổ xong quay về. Ngoài ra, tiền bồi dưỡng bác sĩ, tiền ăn uống ở viện của 2 mẹ con, Hảo làm lơ không biết.
Lúc này, Hòa mới nhận ra, căn bệnh “kẹt xỉ” của chồng cô đã thực sự “hết thuốc chữa” và dù thế nào, Hòa cũng sẽ thu xếp để đi làm trở lại, tự lấy tiền chi tiêu.
Theo Khoevadep
Làm ra tiền, chồng mặc sức lộng hành
Mỗi tháng, thu nhập của chồng được vài chục triệu, vì thế mà tôi bị coi thường. Tôi không có vai trò gì trong mọi quyết định của chồng...
Mỗi tháng, thu nhập của chồng được vài chục triệu, vì thế mà tôi bị coi thường. Tôi không có vai trò gì trong mọi quyết định của chồng... (Ảnh minh họa)
Tôi và chồng cưới nhau đến nay đã được 8 năm, chúng tôi cùng quê với nhau. Hiện tại chúng tôi đã có 2 con gái, tôi chỉ làm việc cho một cơ quan nhà nước, hằng ngày đi làm 8 tiếng đồng hồ, thứ 7, chủ nhật được nghỉ, nên thu nhập công chức cũng chẳng đáng là bao. Đủ nuôi bản thân mình.
Chồng tôi làm việc cho một công ty của Nhật Bản, công việc của anh khá vất vả, nên không có thời gian lo cho gia đình, con cái. Mọi việc đều do tôi quán xuyến, nhưng chưa bao giờ anh nghĩ vai trò của tôi trong gia đình là quan trọng, anh chỉ nhìn thấy việc hàng tháng phải đưa cho tôi tiền để chi tiêu ăn uống, con cái học hành, mua sắm cái nọ cái kia, nhưng không nhìn thấy việc tôi vất vả đêm hôm, cơm nước, dạy dỗ con học hành. Trái lại, anh chỉ nhìn vào đồng lương công chức của tôi mà đánh giá, phán xét tôi chẳng có vai trò gì trong gia đình, không có anh, chắc tôi chẳng nuôi nổi bản thân mình, huống hồ đến con.
Mọi việc trong nhà anh tự ý quyết định, từ việc mua nhà, mua xe hay mua sắm bất cứ đồ đạc gì trong nhà anh không cần phải hỏi qua ý kiến của tôi. Thích đưa con vào trường song ngữ học, anh cũng tự ý mà không hỏi ý kiến tôi lấy một lời. Họ hàng, anh em vay mượn tiền, cũng không bao giờ hỏi ý kiến tôi mà chỉ cần hỏi anh và anh cũng chẳng cần hỏi qua ý kiến tôi mà tự ý muốn làm gì thì làm.
Uất ức vì không được tôn trọng, tôi nhiều lần lên tiếng nhưng chồng khẳng định, "Ai làm ra kinh tế, người ấy có vai trò quyết định và làm chủ gia đình". Làm ra kinh tế, nên chuyện quà cáp hai bên gia đình anh cũng tự cho mình cái quyền quyết định, bố mẹ anh mỗi dịp tết anh đưa vài chục triệu, còn bố mẹ tôi vài triệu anh cũng đắn đo, cân nhắc xem có nhiều quá không.
Sợ tôi giấu tiền đem cho bố mẹ, người thân, nên hàng tháng đưa tiền, tiêu những gì anh còn bắt tôi ghi lại để theo dõi xem chi tiêu những khoản gì. Anh thường xuyên có thái độ coi thường tôi trước mặt bạn bè, người thân của mình, cả trước mặt các con mình.
Tôi cảm thấy mình tủi thân vì không nhận được sự tôn trọng của chồng, mang tiếng chồng kiếm ra tiền, nhưng tôi mua sắm gì cũng phải đắn đo, cân nhắc vì sợ chồng nói không kiếm ra tiền còn hoang phí, không biết tiết kiệm. Chẳng biết những người vợ lấy được người chồng thành đạt khác, có ai giống hoàn cảnh của tôi?.
Theo Đất Việt
Chồng bỏ lại 3 mẹ con tôi cùng đống nợ rồi cao chạy xa bay Tôi có công việc thu nhập khoảng 4 triệu mỗi tháng, không đủ để lo cho con chứ nói gì đến khoản nợ kia, tất cả số nợ là 200 triệu, với tôi là quá sức. Ảnh minh họa Tôi là một single mom, nuôi 2 con nhỏ sau khi ly hôn vì chồng bài bạc, gái gú. Chia tay chồng xong tôi...