Chồng thờ di ảnh người yêu cũ, tôi phải làm sao?
Anh tôn thờ cô ta trong tim còn chưa đủ nay lại muốn thờ di ảnh tại nhà. Rồi nay mai em sẽ phải làm sao khi anh sẽ chung sống trong tư tưởng với một người đàn bà khác ngay trước mặt em. Em sẽ đau tới mức nào nếu anh cứ đứng trước di ảnh của người cũ mà khóc lóc?
Chồng em yêu một người đã làm lễ ăn hỏi nhưng cô ấy bị tai nạn giao thông mất. Sau 3 năm chồng mới lấy em. Em không phải mù quáng bệnh hoạn đi so đo với một người không còn trên đời này. Nhưng từ lúc yêu đến lúc làm chồng, anh ấy luôn cho em cảm giác mình chỉ là cái bóng để anh ấy tưởng tượng về người cũ.
Anh ấy dắt em đến những nơi hẹn hò, những quán quen của hai người. Anh ít nói về người đó nhưng đi bên em, anh luôn suy tư, mặt mày thì ủ dột. Có hôm còn ôm em vào lòng khóc và nói anh nhớ em nhiều lắm. Đó không phải là lời nói dành cho em – người yêu hiện tại mà là dành cho người cũ.
Em rất muốn thông cảm cho anh nên thời gian đầu chịu đựng, còn khuyến khích anh chia sẻ để nhẹ nỗi đau. Nhưng về sau em càng khó chịu và hoang mang. Em hỏi anh có yêu em không thì anh bảo có. Nhưng ánh mắt anh nhìn em rất xa xăm, như xuyên thấu để cố tìm kiếm một hình bóng cũ.
Ảnh minh họa
Em rất yêu anh nên nghĩ sẽ giúp anh vượt qua nỗi đau này. Và em cũng tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng đến tận bây giờ, khi con em đã 2 tuổi, em vẫn chỉ là một cái xác mang bóng dáng của một người khác trong mắt anh.
Video đang HOT
Anh có một chiếc tủ gỗ chạm khắc rất đẹp, trong đó đựng tất cả những kỷ vật tình yêu của hai người. Dù tò mò nhưng em chưa một lần dám đụng vào đó vì sợ mắt thấy tim đau. Em tôn trọng anh và tôn trọng tình yêu anh dành cho người đó.
Mẹ con em sẽ chấp nhận nằm ở vị trí thứ hai nhưng hình như con tim anh không bao dung đến thế. Anh rất chiều vợ con nhưng em không dám tự nhận đó là tình yêu. Anh lặng lẽ trầm ngâm, bộ dạng đó của anh vừa khiến em đau lòng nhưng cũng vừa buồn tủi.
Nhiều đêm ngủ quay lưng vào nhau, em bị đánh thức bởi tiếng khóc rưng rức của anh, tuy đã cố kìm nhưng vẫn nghe tức tưởi. Lòng em đau nhói vì anh vẫn yêu cô ấy đến thế. Càng đau hơn khi nghĩ rằng mình không cách nào lấp chỗ trống trong tim anh.
Không phải tình yêu của em không đủ lớn mà vì tình yêu anh dành cho ai kia là duy nhất. Anh ấy đâu biết rằng những đêm thao thức đó đâu chỉ mình anh khóc, người vợ nằm cạnh anh cũng lặng lẽ rơi nước mắt vì thương chồng và thương bản thân.
Sức chịu đựng và lòng vị tha của em cũng có hạn, em đã nghĩ anh thật ích kỷ, chịu khổ một mình còn chưa đủ sao còn lôi mẹ con em vào. Em cũng như anh, mất đi tình yêu của một ai đó sẽ rất đau. Anh không bao giờ có được cô ấy, còn em sẽ không bao giờ có được anh, không nỗi đau nào ít hơn cả.
Tuy em đã xa gần hờn dỗi nhiều lần nhưng luôn nhận được câu “Anh xin lỗi, cho anh thêm thời gian”. Từ khi người đó mất đến nay cũng 6 năm rồi, em phải đợi thêm bao lâu nữa đây?
Gần đây đã xảy ra một chuyện khiến điểm chịu đựng của em đã đến tận cùng. Bố mẹ cô gái ấy chuyển sang Mỹ định cư, vì cô ấy là con một lại ít họ hàng ở Việt Nam nên nhờ anh trông coi giúp mộ phần. Em nghĩ là anh tự nguyện chứ không đợi người ta nhờ vả đâu.
Em không ích kỷ đến mức ghen với một người đã xanh cỏ nhưng anh còn quá đáng ngỏ lời muốn mang di ảnh về thờ cô ấy tại nhà. Em cười, em quay cuồng, em điên loạn. Em tưởng con trai chỉ thờ bố mẹ thôi, nay mới nghe có thể thờ cả người yêu cũ.
Chồng muốn mang di ảnh người cũ về thờ trong ngôi nhà mới của vợ chồng. Em thật nực cười với đòi hỏi thái quá này của chồng quá. Thử hỏi người đó đã từng là vợ chính thức của anh chưa chứ?
Anh tôn thờ cô ta trong tim còn chưa đủ nay lại muốn thờ di ảnh tại nhà. Rồi nay mai em sẽ phải làm sao khi anh sẽ chung sống trong tư tưởng với một người đàn bà khác ngay trước mặt em. Em sẽ đau tới mức nào nếu anh cứ đứng trước di ảnh của người cũ mà khóc lóc?
Anh van em đừng phản đối chuyện này và mong em nghĩ lại. Em đã nghĩ nát óc cả nửa tháng nay rồi nhưng thật sự không thể thông cảm nên không chấp nhận được nữa.
“Ngày anh đem di ảnh của cô ấy về nhà sẽ là ngày chúng ta ly hôn” – Em sẽ trả lời như vậy nếu ngày mai anh hỏi lại em về điều này. Em nói vậy có sai không mọi người? Tuy rất đau nhưng em phải quyết định như thế. Nếu không em sẽ khổ đến suốt đời.
Theo VNE
Đeo khăn tang đi kiện bệnh viện
Sáng 2.1, anh Nguyễn Đức Danh (23 tuổi, trú tại đường Ngô Quyền, TP.Kon Tum) đã đeo khăn tang, cầm di ảnh mẹ là bà Trần Thị Thanh Hằng (46 tuổi) cùng người thân đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum để khiếu kiện.
Người thân của bà Hằng bịt khăn tang đến khiếu kiện BVĐK Kon Tum - Ảnh: Phạm Anh
Theo gia đình anh Danh, bà Hằng có dấu hiệu khó thở, tái xanh, tiêu chảy nên gia đình đưa vào cấp cứu tại BVĐK Kon Tum vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28.12.2013. Bác sĩ tên Bảo tiếp nhận, khám cho bà Hằng và chẩn đoán do stress dẫn đến tụt can xi đường máu. Khi bà Hằng có hiện tượng tím tái, khó thở, người nhà nhiều lần thông báo cho bác sĩ biết và đề nghị được cho thở ô xy nhưng các y, bác sĩ trả lời chỉ là bệnh tâm lý, uống thuốc sẽ khỏi. Gia đình xin chuyển viện cho bà Hằng nhưng bệnh viện không đồng ý.
Khoảng 22 giờ, bà Hằng được chuyển sang Khoa Nội tổng hợp BVĐK tỉnh Kon Tum. Tại đây, bác sĩ Tô Minh Tuấn trực tiếp điều trị, đã chỉ định các y sĩ, điều dưỡng cho thuốc và truyền dịch cho bà Hằng. Suốt 1 giờ truyền dịch không có bác sĩ đến theo dõi, đến khi dịch không chảy, máu thấm ra bông nơi truyền dịch, người nhà đi báo nhưng chẳng có y, bác sĩ nào đến. Mãi 15 phút sau, có một điều dưỡng đi vào chuyển vị trí truyền dịch sang tay khác và từ đó đến khoảng 24 giờ, không thấy y, bác sĩ nào thăm bệnh. Lúc này toàn thân bà Hằng đã lạnh đột ngột, da xanh xao, tím tái, ra mồ hôi nhiều, chân tay co rút thì bác sĩ mới đến cấp cứu. Khoảng 5 phút sau thì bệnh viện thông báo bà Hằng đã tử vong do lên cơn đau tim.
Ông Nguyễn Gia Định, Phó giám đốc BVĐK tỉnh Kon Tum, cho biết lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bà Hằng giải trình vụ việc. Ông Định cũng nhìn nhận, khi tiếp nhận bệnh nhân bác sĩ Tô Minh Tuấn phải khám lâm sàng, chứ không thể nhìn vào kết quả chẩn đoán trước đó mà điều trị. Trong khi đó, bà Hằng khi lên cơn đau tim, té xuống giường bệnh hai lần mà y, bác sĩ không biết, thì đó là lỗi của y, bác sĩ.
Theo TNO
Nước mắt người thân của 3 lao động Việt tử nạn tại Nga 3 nạn nhân cùng làng, chung cảnh khó khăn và đều mang theo niềm hi vọng thoát nghèo khi liều mình sang Nga làm thuê kiếm sống. Trời hửng nắng nhưng gió rét căm căm, con đường nhỏ dẫn về xóm 10A, xã Nghĩa An (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) u ám, ngập trong không khí tang thương. Từ đầu xóm, nhiều tốp...