Chồng thích ‘vác tù và’
Người vợ rất muốn ông chồng không chỉ đỡ đần công việc tay chân cụ thể mà còn có những tâm tình, chia sẻ với mình về mặt tình cảm. Thế nhưng, nhiều đức lang quân “ việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”…
Chuyện anh chạy vạy xin cho đứa con của chị vợ tương lai vào được ngôi trường như ý mà chị ấy cất công cả tháng vẫn không xong. Chuyện nửa đêm anh đội mưa gió đưa con hàng xóm của nhà… bạn chị đi cấp cứu. Tin nhắn anh gửi thì thú vị khỏi chê, đọc mãi vẫn phải tủm tỉm cười.
Tất cả những điều này làm chị Mai rất hãnh diện, tự hào. Chị cho rằng đàn ông phải vậy. “Giàu sang vì bạn”, chẳng như người yêu mấy cô cùng cơ quan, cứ như “dùi đục chấm mắm cáy”, yêu là chỉ biết đưa người yêu đi ăn, cho tiền, quà và chỉ biết mỗi người yêu mình. Gặp đám bạn người yêu mà phớt tỉnh như… “người Anh”, thật chán. Vậy mà…
Sau ngày cưới chỉ khoảng gần hai năm, bạn bè đồng nghiệp ít còn thấy chị Mai “khoe” về anh chồng ga lăng của mình nữa. Thay vào đó, họ lại hay được nghe chị kết anh cái tội “lóc chóc”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Có hôm chị còn đến cơ quan với khuôn mặt bí rị. Hỏi có chuyện gì, chị tức tưởi kể rằng thằng bé con chị ốm sốt đã mấy hôm nay.
Một mình chị đi làm về lại chăm sóc thuốc thang rồi thức đêm canh chừng nâng giấc. Vậy mà bảo anh trông con, mới được chút là kiếm cớ thoái thác để nhót đi chơi tới khuya. Đã vậy, về nhà còn say sưa kể rằng mới đi giúp anh bạn làm quen với chuyên gia để chữa cho con anh ấy tật…”cà lăm”. “Thật là tức phát khóc lên. Anh ta nói mà không thèm suy nghĩ. Vậy ai giúp vợ con anh ta đây? Nếu biết trước có ngày anh ta coi vợ con không bằng người ngoài thế này, ai thèm cưới…” – chị Mai bực bội nói.
Nhiều người đàn ông chỉ mải chăm lo sự nghiệp ngoài xã hội (Ảnh minh họa)
“Làm phúc nơi nao”
Chuyện nhà chị Hồng (Hà Nội) cũng là một câu chuyện dài. Lấy nhau đã 26 năm, anh Cơ, chồng chị Hồng là thầy giáo nhưng lại có đam mê sửa chữa điện tử. Ấy là anh cứ mày mò tháo lắp, nghiên cứu vậy chứ không có mở tiệm và kiếm thêm đồng nào cả. Thôi thì cũng chẳng sao. Nhưng điều chị Hồng “tức” nhất là dù có tay nghề, dù bị cuốn mất bao nhiêu thời gian lẽ ra phải dành cho gia đình, nhà cửa chật chội vẫn phải dành riêng chỗ để anh bày biện đủ thứ máy móc thập cẩm như cái kho đồng nát và đi thì chớ, về là anh lại dị mọ trong đó suốt buổi, vậy mà việc nhà, từ hỏng máy bơm, gãy cánh quạt, cháy bóng đèn… toàn những việc của đàn ông, chẳng cần phải có nghề, ai cũng làm được thì anh Cơ cứ thường xếp lớp để đó. Năm lần bảy lượt vợ giục giã đến khi bản thân cũng bức bối chẳng có cái mà xài, anh mới chịu rờ đến. Thậm chí nhiều lần chị phải kêu thợ bên ngoài vào sửa, cho anh… chạm tự ái nghề nghiệp, cũng chẳng “xi nhê” gì.
Video đang HOT
Thế nhưng, ngược đời là việc nhà bạn bè, chỉ cần “ới” cái anh đã có mặt ngay. Còn làm nhiệt tình, trách nhiệm đâu ra đó nữa chứ. Chị Hồng nhiều lần nói tức “hay vì người ta có cơm gà, có rượu đãi”? Chị nói vậy chứ cũng biết chắc không phải vậy. Chỉ vì thương cái nết hiền lành, chân thật của anh mà chị đành chịu nhịn mấy chục năm nay, nuốt cục tức vào trong cho yên cửa yên nhà
Thuộc tính chung
Nhiều chị em khi say sưa kể tội chồng “nhác việc nhà, siêng việc họ” đều đổ riết là cánh đàn ông ấy đã thay đổi tính nết, mà quên mất ngày xưa mình “chết” với các ổng chính vì cái sự thích việc “bao đồng” này của họ. Nhưng lúc đó lại được gọi bằng cái tên rất hay ho là “hào sảng, quảng đại với bạn bè”. Mua dưa được dưa, trồng đậu có đậu, giờ lại trách sao trồng đậu chẳng ra dưa? Đó cũng là “lỗi” của chị em. Thế nên, trừ trường hợp thái quá như bỏ bê hoàn toàn việc nhà cho vợ con sống như khách trọ, vô tình, vô trách nhiệm và kèm theo nhiều tật xấu khác: độc đoán, cộc cằn, vũ phu…, các “cựu hiệp sĩ” ấy mới đáng bị lên án.
Hạnh phúc là hai vợ chồng cùng chăm sóc gia đình (Ảnh minh họa)
Còn lại, sự “nhác, siêng” có lúc không đúng chỗ ấy, phần nào hiểu được, bởi đó gần như là thuộc tính chung của đàn ông. Nó na ná như kiểu “văn mình, vợ người”, “nhịn miệng thết khách” vậy thôi. Con người ta cơ bản thường coi trọng đối ngoại hơn đối nội, thích mình xấu đẹp thế nào? Chẳng mấy khi khen. Đã lâu rồi chẳng nói ngọt ngào âu yếm. Vậy mà với mấy em ở cơ quan, mấy chị vợ của đồng nghiệp thì sao dịu dàng tâm lý thế? Thấy mà phát thèm…”.
Có chị lại so sánh chồng mình với… chồng của người khác: “Họ rất chu đáo, lịch sự với mình. Tiếp xúc, chơi chung với họ thật thoải mái, thú vị. Chẳng như “lão ở nhà”, cứ như… bố già, như đối thủ. Giá mà “ổng” có được một nửa của họ cũng hạnh phúc cho mình lắm…”. Xin thưa với các chị, cũng là một kiểu “thóc nhà đem đãi… gà rừng” thôi. Một điều dám chắc là chính cái người các chị đang khen hết lời kia, họ cũng đang bị vợ họ ca bài “ai oán” như mình đang ca cẩm chồng mình vậy đó. Nếu có phép hoán đổi, được trở thành nội tướng của họ, các chị cũng lại về ngay vai trò “ô-sin kiêm quản gia, bảo mẫu”, chẳng còn được “nâng niu” như hoa ở trên tay họ thế đâu. Quy luật tâm lý là vậy.
Cuối cùng, đây là tình tiết trong bộ phim truyền hình: một cặp vợ chồng đang ly thân chờ ly dị. Lâu lâu người chồng đến nhà cũ ăn cơm với vợ con. Ăn xong, lúc ra về, anh ta đã làm điều mà khi còn chung sống chẳng bao giờ làm. Người vợ thấy vậy đã rất… hốt hoảng, gọi điện ngay cho chị gái mình: “Chúng em chắc hết thật rồi. Bởi hôm nay ăn xong, anh ta còn… khen cơm ngon nói “cảm ơn” em nữa”. Và rồi họ ly dị thật. Anh chồng kia đến ở với cô bồ lúc trước. Cũng lại càu nhàu, khó chịu về chuyện cơm nước, nhà cửa với cô ta, chẳng thấy “chiều hết ga”, lịch sự như khi còn là… người ngoài nữa.
Bạn đang chung sống với người đàn ông của mình, anh ấy cứ hay né việc nhà mà lại lanh chanh ở chỗ khác. Vậy là vẫn… yên tâm. Chứ khi họ khác đi, biết đâu đó lại là biểu hiện của sự thay đổi còn đáng lo hơn đấy!
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Nghén thay vợ" hay "trò bịp" của các ông chồng?
Không quá vật vã, nôn oẹ như các bà bầu, nhưng chuyện một số đức lang quân nghén thay cho vợ cũng có không ít những chuyện bi hài.
Vì quá yêu vợ nên mới bị... nghén
Là con trai độc nhất trong một gia đình khá giả ở Hà Nội, gia đình anh Hoàng Minh (Cửa Bắc, Ba Đình) rất sung sướng khi biết tin cô con dâu đã có bầu. Đồng nghiệp chưa kịp chia vui thì đã thấy anh Minh xuất hiện trong một bộ dạng rất... không bình thường, hàng ngày đến cơ quan trong tình trạng vật vờ như thiếu ngủ, ăn uống thì thất thường và liên tục kêu... đói.
Những sở thích trước đây của anh Minh cũng thay đổi khá nhiều. Bản thân anh Minh cũng không biết tại sao mình lại như vậy. Một số đồng nghiệp có kinh nghiệm thì cho rằng anh Minh nghén thay vợ. Một số cô trước đây "có tình ý" với anh Minh thì bông đùa, tại anh yêu vợ quá nên mới nghén thay cho vợ.
Tương tự như trường hợp anh Minh, anh Tùng, hiện đang công tác tại Trung tâm công nghệ thông tin VH cũng nghén thay cho bà xã đang mang bầu em bé thứ hai. "Không phải chỉ lần này, mà lần trước khi vợ tôi mang bầu, tôi cũng bị... nghén", anh Tùng cho biết.
Khi được hỏi tại sao lại khẳng định mình nghén thay vợ, anh Tùng chia sẻ: Tôi thấy các cụ nói rằng, nếu bước qua bụng vợ lúc đang mang bầu thì sẽ nghén thay cho vợ. Thực hư như thế nào tôi cũng không rõ, nhưng thấy cô ấy nghén thì thương lắm, nên cũng thử bước qua xem sao...
"Mọi thứ gần như đảo lộn kể từ khi vợ tôi có bầu. Cũng may mà tôi chỉ nghén có... 4 tháng, nếu không thì...", anh Tùng than thở.
Không tin lắm vào câu chuyện nghén thay vợ, chị Lan Anh (Trần Thái Tông, Cầu Giấy) đã tìm cách "khiêu khích" chồng bước qua bụng mình khi đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ. "Dẫu biết rằng các ông ấy có yêu thì mới nghén thay cho mình, nhưng nhìn cảnh ông xã lúc nào cũng như thèm ngủ, vật vờ trông mất tư chất của người đàn ông... thì lại thấy ân hận lắm", chị Lan Anh bộc bạch.
Lý giải như thế nào?
Đem câu chuyện này đến phòng khám sản khoa, chị Lan Anh nhận được sự chia sẻ từ phía các bà bầu khác, còn anh Vinh, ông xã của chị thì nhận được những ánh mắt "ngưỡng mộ" của cánh chị em dành cho một đức ông chồng hết lòng yêu vợ.
Bác sỹ Trần Thu Trang cho rằng: Thực ra không có cơ sở nào để khẳng định việc các ông chồng nghén thay vợ, tuy nhiên điều đó cũng rất thú vị. Có như thế, các anh mới có thể "chia lửa" cùng chúng tôi, từ đó thấu hiểu phần nào nỗi vất vả mang nặng đẻ đau mà phụ nữ chúng tôi.
Làm việc tại phòng khám sản khoa đã nhiều năm, bác sỹ Hiền cũng đã chứng kiến không ít cảnh các bà vợ thì mang bầu còn các ông chồng thì... nghén. Chia sẻ với chúng tôi về điều này, bác sỹ Hiền cho biết:
Đó chỉ là yếu tố tâm lý. Khi mà người chồng bước qua bụng vợ lúc đang mang bầu thì hành động đó chỉ là dấu mốc ghi lại thời điểm thay đổi tâm lý của cả hai vợ chồng. Sau hành động đó, người vợ sẽ cảm thấy thoải mái vì đã có "bằng chứng" về việc chồng quan tâm chia sẻ với mình, còn người chồng thì thấy mình phải có... trách nhiệm nghén thay vợ.
Là nam giới và cũng là một bác sỹ sản khoa, bác sỹ Cường lại cho rằng: Làm gì có chuyện nghén thay vợ. Đó chỉ là "trò bịp" của mấy ông chồng muốn lấy lòng vợ mà thôi. Nhưng cũng đáng phục, vì các ông ấy "diễn" quá đạt. Và đó thực sự cũng là liều thuốc cần thiết cho các bà bầu ổn định tâm lý, tạo tiền đề cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.
... Cho dù chuyện nghén thay vợ có thực hay không thì trước tiên, điều đó cũng là một cách mà các đức ông chồng chia sẻ với những bà vợ của mình. Dẫu không là trọn vẹn thì nó cũng phần nào giúp các đấng mày râu hiểu được nỗi vất vả của người phụ nữ khi thực hiện thiên chức của mình. Đó cũng là một điều tốt!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Becks hâm nóng tình yêu với Vic Xưa nay, David Beckham vốn nổi tiếng tâm lý với cô vợ Victoria. Sau khi bà xã sinh hạ "tiểu công chúa" Harper Seven, Becks lại càng phát huy tính ga-lăng và đảm đang của một đức lang quân luôn nhớ câu "nhất vợ, nhì trời". Chàng cựu thủ quân của ĐT Anh đang rục rịch dành tặng vợ yêu món quà bất...