Chồng thất nghiệp, vợ khinh ra mặt!
“Giờ anh ấy thất nghiệp, không kiếm ra tiền nên phải làm hết việc nhà là chuyện đương nhiên. Ở nhà ngồi chơi xơi nước, còn dám nói gì, nếu nói chị cho biết tay”.
Tôi thẫn thờ khi tình cờ nghe được đoạn đối thoại giữa vợ mình với cô hàng xóm.
Trả lời câu hỏi của cô hàng xóm về việc tôi dạo này suốt ngày ở nhà, vợ tôi bảo: Chị đang chán chẳng buồn chết đây. Đi phỏng vấn nhiều nơi lắm rồi mà chẳng có nơi nơi nào gọi. Có nơi gọi thì lương thấp quá, chị bảo anh ấy đừng đi làm, bởi lương chỉ được ba, bốn triệu thôi. Bao nhiêu là thứ tiền, giờ mỗi chị phải lo hết.
- Kinh tế đang khó khăn nên vậy chị ạ. Bạn em cũng có mấy người nghỉ việc hơn nửa năm rồi mà vẫn chưa tìm được việc làm. Được cái anh nhà chị chăm chỉ, ở nhà làm hết mọi việc, chị đi làm về chỉ có ăn và chơi. Không như chồng người ta, thất nghiệp vẫn nằm ưỡn ra chơi cả ngày, không giúp đỡ gì vợ con. Làm việc nhà có khi nào anh ấy kêu không chị?
Nghe cô hàng xóm nói vậy, vợ tôi bĩu môi: Giờ anh ấy thất nghiệp, không kiếm ra tiền nên phải làm hết việc nhà là chuyện đương nhiên. Ở nhà ngồi chơi xơi nước, còn dám nói gì, nếu nói chị cho biết tay. Chị kiếm tiền nuôi cả nhà, sao anh ấy dám kêu ca chứ…
Vốn chỉ định sang gọi vợ về ăn cơm, tôi thật không ngờ lại nghe được từ miệng vợ mình những câu như thế. Thì ra, trong mắt cô ấy, giờ đây tôi chỉ là thằng chồng ăn bám, không có quyền, có thế gì trong gia đình. Không còn can đảm để nghe tiếp, tôi vội vã về phòng, sai con sang gọi mẹ.
Nghe cô hàng xóm nói vậy, vợ tôi bĩu môi: Giờ anh ấy thất nghiệp, không kiếm ra tiền nên phải làm hết việc nhà là chuyện đương nhiên. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tối đó, ngồi ăn cơm với vợ con mà tôi chẳng thể cảm nhận được vị gì. Xong bữa, tôi đi rửa bát, lau nhà như thường lệ rồi lấy cớ đi gặp bạn để ra ngoài. Tôi cần thời gian, cần không gian để “tiêu hóa” và chấp nhận những lời vừa nghe được từ người vợ mà lâu nay tôi vẫn yêu thương, trân trọng.
Tôi vốn là kỹ sư xây dựng, đầu tháng 7 năm nay, do khó khăn, công ty tôi sáp nhập với một công ty khác. Một lượng nhân sự lớn bị cắt giảm và tôi nằm trong số đó.
Thất nghiệp có ai muốn đâu. Vợ chán một, tôi còn chán mười. Ăn rồi ở nhà đi vào, đi ra chẳng biết làm gì. Ngày ngày làm hồ sơ xin việc, đi phỏng vấn mà chẳng có kết quả. Gặp ai cũng được hỏi: Hôm nay anh không đi làm à? Quan tâm thì người ta mới hỏi, nhưng được hỏi, tôi lại chán vô cùng.
Thời gian đầu thất nghiệp, mỗi lần tôi đi phỏng vấn về chờ mãi mà không thấy người ta gọi điện, vợ còn an ủi, động viên. Nhưng sau hơn một tháng mà thấy tôi chưa tìm được việc, cô ấy bắt đầu khó chịu ra mặt.
Tôi thông cảm cho vợ, lương cô ấy cũng khá (hơn 8 triệu), nhưng giờ đây phải lo cho cả nhà thì không thấm vào đâu. Tiền nhà, tiền ăn, tiền học cho con, chắt chiu lắm may ra đủ. Thấy vợ suốt ngày kêu ca thiếu tiền, tôi bảo cô ấy rút tiền tiết kiệm ra tiêu thì cô ấy gắt: Bòn chài mãi mới được từng đó, rút ra tiêu thì khi nào mới bù lại được. Anh thì không biết khi nào mới đi làm, thôi thà cứ vay chỗ này, đập chỗ kia còn hơn.
Tôi vẫn luôn cho rằng, vợ sẽ hiểu và thông cảm cho mình, sẽ luôn bên tôi lúc khó khăn. (ảnh minh họa)
Thất nghiệp, tiền không có nên thỉnh thoảng vợ cáu bản, gắt gỏng, tôi đều nhịn. Tôi nghĩ, cô ấy lo lắng chi tiêu trong gia đình, áp lực công việc cộng thêm phải tính toán tiền nong nên cáu gắt cũng là thường tình.
Để giảm áp lực cho vợ, tôi lo hết mọi việc trong gia đình. Trước đây, hai vợ chồng đi làm thì chúng tôi cùng nhau chia sẻ việc nhà. Bây giờ thất nghiệp, tôi cố gắng làm hết mọi việc, từ tắm cho con, giặt giũ, lâu nhà, rửa chén, nấu ăn… Hầu như, cô ấy đi làm về không phải động vào việc gì.
Thời gian đầu, vợ còn giúp tôi rửa bát. Sau một tháng thấy tôi vẫn chưa tìm được việc, thì rửa bát cô ấy cũng kệ. Cô ấy bảo: Hôm nay em hơi mệt, anh rửa bát giúp em nhé. Thế nhưng, từ sau hôm đó, ngày nào cô ấy cũng kêu mệt, và việc rửa bát, dọn xẹp sau bữa ăn tôi hoàn toàn phụ trách.
Thực ra, tôi thấy cũng bình thường. Hồi còn đi làm, việc nhà vợ vẫn lo là chính, tôi chỉ phụ giúp. Bây giờ tôi ở nhà, cả ngày chơi thì làm hết việc nhà, cho cô ấy có thời gian nghỉ ngơi cũng là điều nên làm.
Tôi vẫn luôn cho rằng, vợ sẽ hiểu và thông cảm cho mình, sẽ luôn bên tôi lúc khó khăn. Việc cô ấy dạo này hay cáu gắt cũng chỉ là áp lực do công việc và cuộc sống khó khăn. Tôi thật không ngờ, tôi mới thất nghiệp được 3 tháng, mà trong con mắt vợ tôi, giờ đây tôi chỉ là một tên ăn bám vợ, không được quyền phát ngôn.
Hèn gì, hồi đầu tháng 9, khi con gái vào lớp 1, vợ tôi tự quyết cho con theo học trường nào mà không thèm hỏi ý kiến tôi. Trước đây, khi con đi mẫu giáo, hai vợ chồng cũng bàn bạc mãi mới thống nhất. Hèn gì, hôm vừa rồi lớp cô ấy kỷ niệm 10 năm ngày ra trường, cô ấy cũng không bảo tôi đi cùng. Trước đây, mỗi lần họp lớp hay tụ tập bạn bè dù là của ai, hai vợ chồng tôi luôn song hành có mặt… Bây giờ tôi mới hiểu, tôi không còn là người chồng mà cô ấy tự hào, không còn là người chủ gia đình trong con mắt của cô ấy nữa rồi…
Tôi thật không hiểu, dù tôi thất nghiệp 3 tháng, nhưng cuộc sống của vợ chồng tôi cũng đâu quá khó khăn. Trước đây, lương của tôi mỗi tháng cũng trên dưới 15 triệu; số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng cũng không phải là nhỏ. Vì sao, cô ấy không lấy ra tiêu để giảm bớt áp lực kinh tế, mà cứ chỉ lấy lương của mình trang trải mọi việc, rồi cho mình cái quyền coi thường, khinh rẻ chồng như vậy?
Theo VNE
Đừng bắt anh phải làm người khác
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ, bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế...
Cha mẹ sinh ra anh vốn thế. Gầy gò, nhỏ con, chẳng được sáng sủa, đẹp trai bằng anh bằng em. Anh cũng không được thừa kế nhà cao cửa rộng của mẹ cha; cũng không giỏi giang để làm kỹ sư, bác sĩ; anh càng không biết cách làm giàu... Anh chỉ là một người thợ bình thường nhưng có một tình yêu sâu sắc dành cho vợ và các con.
Anh có thể nhịn ăn, nhịn mặc, bỏ thuốc lá để bữa cơm của vợ con có thêm thịt cá, để con mình có áo mới ngày tựu trường tươm tất. Anh có thể mặc quần áo cũ dể dành tiền mua tặng vợ một đôi giày, một thỏi son để em thêm rạng rỡ mỗi khi bước ra đường. Anh có thể thay em nấu cơm, giặt quần áo để em có thời giờ học hành, tiến bộ bằng chị bằng em...
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế... (Ảnh minh họa)
Anh có thể làm rất nhiều thứ bình thường như thế. Nhưng anh không thể giống như anh A. nào đó chiều nào cũng lái xe hơi đến công ty đón vợ. Anh không thể như chồng chị B. kia tháng nào cũng đưa vợ con đi Vũng Tàu, Long Hải đổi gió. Anh cũng không thể như chồng chị C. nọ tối tối lại đưa vợ đến những quán cà phê sang trọng... Trong mắt em, đó mới là những người chồng "đáng mặt làm chồng"; còn người ở bên cạnh em sao lôi thôi, nhếch nhác; sao chẳng giống chồng của người ta...
Mỗi lần nghe em vô tư nói vậy, anh lại thấy buồn. Dù em chẳng có ý này ý nọ nhưng để cho vợ con mình kém chị, thua em thì với một người đàn ông như anh, thật đáng hổ thẹn. Anh đã nỗ lực hết mình, đã làm việc siêng năng chăm chỉ; đã tận tụy vì vợ, vì con... Anh đáng được nhận những lời tốt đẹp hơn là sự chê bai, so sánh.
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế...
Theo VNE
Cậy lương cao, chồng coi thường tôi Cậy kiếm được nhiều tiền, chồng tôi cũng nhiều lần ám chỉ lương của tôi thấp, không đủ nuôi bản thân mình và tự ý mua sắm đồ đạc trong nhà không hỏi ý kiến tôi. Vợ chồng tôi cưới nhau được 4 năm, có một con trai hơn 2 tuổi. Chồng tôi là một người đàn ông thành đạt, thu nhập mỗi...