Chống tham nhũng ở Hà Nội: Những con số ‘biết nói’
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình phòng, chống tham nhũng trên địa bàn năm 2014.
Lĩnh vực nào có tham nhũng nhiều nhất?
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong năm 2014, các cơ quan hành chính của thành phố thực hiện 270 cuộc thanh tra, trong đó tập trung thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực:
Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách; tài chính doanh nghiệp; nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý hè đường và trật tự đô thị; bảo hiểm xã hội; thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng…
Qua thanh tra, lực lượng chức năng đã phát hiện sai phạm 160,3 tỷ đồng (kiến nghị thu hồi 150,3 tỷ đồng, kiến nghị khác 10 tỷ đồng) và 3,88ha đất; kiểm điểm trách nhiệm và rút kinh nghiệm 29 tập thể, 39 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ.
UBND TP Hà Nội cho biết, tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh minh họa).
Từ đầu năm tới nay, thông qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện 1 trường hợp có dấu hiệu phạm tội. Đó là trường hợp nhân viên Phòng giao dịch Đền Lừ thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn rút tiền từ quỹ cho các cá nhân bên ngoài vay mượn với tổng số tiền là 13,205 tỷ đồng và 20.000 USD.
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm 2014, các cơ quan hành chính của Hà Nội đã tiếp 30.446 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận và xử lý 21.793 đơn các loại; thụ lý giải quyết theo thẩm quyền 2.040 vụ; đã giải quyết 1.836 vụ, số còn lại phần lớn đang trong thời hạn giải quyết theo quy định pháp luật.
Qua giải quyết khiếu nại tố cáo, cơ quan chức năng đã kiến nghị điều chỉnh bổ sung 39 phương án hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng; hủy, thu hồi 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiến nghị thu hồi vào ngân sách Nhà nước 215 triệu đồng, 34.990m2 đất; trả cho công dân 2.415 triệu đồng, hoàn trả diện tích 29.292m2 đất của các hộ dân; kiểm điểm trách nhiệm 32 cá nhân, 12 tập thể.
Về kết quả điều tra, tuy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, UBND TP Hà Nội cho biết, tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực: quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng có nguồn vốn ngân sách, giải phóng mặt bằng, tài chính ngân hàng…
Năm 2014, Công an TP Hà Nội đã thụ lý 39 vụ với 92 bị can. Trong đó số vụ chuyển tiếp là 21 vụ, 50 bị can, khởi tố mới 18 vụ với 42 bị can. Số tài sản thiệt hại là 24,6 tỷ đồng và 47.308m2 đất, đã thu hồi 2,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội thụ lý 36 vụ với 86 bị can. Trong đó số vụ chuyển tiếp là 6 vụ với 23 bị can, thụ lý mới 25 vụ, 63 bị can.
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã thụ lý 45 vụ, 153 bị cáo. Trong đó, tham ô tài sản 8 vụ với 20 bị cáo; nhận hối lộ 1 vụ, 9 bị cáo; lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản 4 vụ, 9 bị cáo; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ 18 vụ, 73 bị cáo; lạm quyền khi thi hành công vụ 12 vụ, 38 bị cáo; giả mạo trong công tác 2 vụ, 4 bị cáo.
Qua xét xử, tuyên án tử hình 2 trường hợp, tù giam 81 bị cáo, tù treo 22 bị cáo, cải tạo không giam giữ 2 bị cáo, 2 bị cáo không phạm tội.
Đối tượng tham nhũng ngày càng liều lĩnh và tinh vi
Dựa trên những kết quả nói trên, UBND TP Hà Nội nhận định, tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố năm 2014 vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, quản lý xử dụng đất đai, tài chính ngân hàng… Công tác quản lý nhà nước vẫn còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót, nhất là trong công tác quản lý đất đai ở một số xã.
Công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế.
Theo đó, công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng đã được quan tâm nhưng tại một số đơn vị chưa đồng đều, thường xuyên; có nơi, có lúc còn mang tính hình thức; chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của người dân và cán bộ công chức trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, toàn diện, hiệu quả chưa cao. Ở một số lĩnh vực còn dư luận về việc gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị còn hạn chế.
UBND TP Hà Nội cho rằng, sở dĩ tồn tại tình trạng trên do phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp; chế độ lương, đãi ngộ của cán bộ công chức còn thấp; đối tượng tượng tham nhũng ngày càng liều lĩnh và tinh vi; công tác quản lý nhà nước vẫn còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát chưa thực sự được thường xuyên; việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm đôi khi còn thiếu kiên quyết. Số lượng, chất lượng cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống tham nhũng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo VTC
Nhà công vụ và chuyện người bán vé số "chê" tiền tỷ
Không một chút đắn đo, ngay lập tức chị đưa ra quyết định: 6,6 tỉ đồng không mua được lòng tự trọng ở con người chị
1. Mới đây nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng yêu cầu rà soát lại những trường hợp các quan chức đã về hưu nhưng vẫn quyết "bám trụ", chưa hoặc không chịu trả lại nhà công vụ. Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi trẻ số ra ngày 30/11 có bài viết "Vì sao các quan chức chưa trả nhà công vụ?". Theo đó, thật bất ngờ khi tất cả những người "người trong cuộc" đều khẳng địnhsẵn sàng trả lại nhà khi có yêu cầu.
Điều đáng chú ý, các vị quan chức trong khi phân trần nguyên do chưa chịu trả nhà công vụ cho Nhà nước là vì lỗi của... "cơ chế". Ví như một vị đã nói:
Tôi khẳng định đến giờ này chưa thấy cơ quan nào đưa cho tôi quyết định thu hồi lại nhà, cũng chưa có ai ở cơ quan nhà nước lên tiếng đòi nhà, và nhiều nhà công vụ cũng không ai đòi, vậy thì nói không trả nhà công vụ thì đâu hẳn đã đúng.
Với căn hộ tôi được phân ở, có phải đã có quyết định thu hồi, đòi lại nhà mà tôi không trả đâu. Gần đây họ vẫn thu tiền thuê nhà của tôi, vậy tức là vẫn công nhận quyền được thuê nhà, tức là họ đâu có đòi lại nhà. Tôi cũng đồng ý nguyên tắc nhà công vụ là phải trả, nhưng bây giờ trả cho ai. Cứ có quyết định thu hồi lại nhà, đòi lại nhà thì tôi sẵn sàng trả ngay, chứ có phải mình cố tình chây ỳ để được ở đó mãi đâu.
Hay như phát biểu của một vị khác:
Nếu quy kết những người từng giữ các vị trí lãnh đạo, được Nhà nước phân nhà công vụ, sau khi nghỉ công tác vẫn chưa trả nhà không có tự trọng là không đúng. Việc chưa trả nhà chủ yếu do cơ chế chưa rõ ràng(...) Thật ra, bản thân mình rất tự trọng. Trong quyết định phân nhà công vụ mà tôi còn giữ không hề ghi thời hạn phải trả nhà và khi tôi nghỉ hưu cũng không thấy ai nói gì. Chỉ cần có công văn yêu cầu những người đã thôi công tác quản lý phải trả lại nhà công vụ thì ai cũng sẵn sàng trả lại hết.
Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu số 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
2. Đúng là trong cuộc sống chúng ta không nên chỉ nhìn qua một vài biểu hiện bên ngoài của một sự việc, một con người nào đó để rồi đi đến kết luận về cái bản chất thật của sự việc hay con người ấy. Tuy nhiên, qua sự việc cụ thể này, nhất là qua những lời phần trần trên, có cảm giác phải chăng các vị đang "mặc cả". Bởi lẽ:
Nếu thật sự ý thức về lòng tự trọng của bản thân, thiết nghĩ không cần đợi Nhà nước ra văn bản đòi thì mới trả lại nhà công vụ? Có lẽ nào, vì "trong quyết định không hề ghi thời hạn phải trả nhà và khi nghỉ hưu cũng không thấy ai nói gì" nên các vị đã không trả? Có lẽ nào trong thâm tâm rất muốn trả nhưng vì "cơ chế" chưa có nên thôi? Nói như vậy thì có khác gì đang cố tình lợi dụng kẽ hở của "cơ chế" pháp luật để mà chiếm hữu nhà công vụ?
Vì cho dù chưa có văn bản thu hồi của cơ quan chức năng nhưng ai cũng biết nhà công vụ chỉ cấp tạm thời cho những người đang còn đương chức và thực thi nhiệm vụ công do Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ngoài ra, một khi có người nào đó chưa chịu trả lại chìa khóa nhà công vụ cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước không thể cấp lại cho những người đang tại vị từ nơi khác đến. Chẳng lẽ, sau mỗi nhiệm kỳ, Nhà nước lại phải xây cất nhà công vụ mới để cấp riêng cho từng quan chức ở đến suốt đời?
Với tư cách của những người từng là quan chức, hiện tuy về hưu nhưng vẫn là Đảng viên, thử hỏi những người chưa chịu trả nhà công vụ có suy nghĩ gì về tinh thần trách nhiệm, ý thức về sự tự giác, tự nêu gương như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"? Nói cho cùng đây thật ra cũng là một cơ chế kiểm soát rất quan trọng của Đảng nhưng không ít người đã cố tình quên?
Khi nói rằng sẵn sàng trả nhà công vụ khi Nhà nước đòi, điều này cho thấy nhiều người không thuộc diện bức xúc về nhà ở, chỗ ở. Mà điều này thì các đại biểu Quốc hội đã nhìn thấy từ lâu. Như phát biểu của ông Lê Như Tiến, đó mới chỉ là phần nhỏ, chứ chưa phải "tảng băng chìm"của vấn đề nhà công vụ.
Từ đây, nếu so với hàng ngàn công chức hay hàng triệu người dân đang có nhu cầu bức thiết về chỗ ở nhưng phải tự bươn chải với đồng lương ba cọc ba đồng thì có công bằng không? Nếu nói về lòng tự trọng thì các vị chưa trả nhà công vụ nghĩ gì trước đa phần những người dân phải tự thân vận động, có khi làm việc cả đời cũng chưa chắc đã mua được một căn nhà để ở?
3. Người viết bài lại nhớ đến câu chuyện liên quan đến chị Phạm Thị Lành cách đây ba năm mà báo Thanh Niên đã phản ánh bằng cái tít: "Người bán vé số "chê" 6,6 tỉ đồng". Là một phụ nữ ít được học hành, nhà lại nghèo từ Hồng Ngự, Đồng Tháp chị Lành phải trôi dạt mưu sinh bằng việc bán vé số đến tận Bến Lức, Long An. Ngày 15/11/2011 chị Lành đã bán thiếu "bằng miệng" cho anh Đỗ Ngọc Tuấn 10 tờ vé số.
Bất ngờ, 10 tờ vé số chị Lành hứa bán cho anh Tuấn đều trúng lô đặc biệt với tổng trị giá 6,6 tỉ đồng. Theo như lời anh Tuấn kể lại thì về mặt luật pháp giao dịch bán thiếu vé số của chị Lành và anh Tuấn "chưa hoàn thành", nếu chị Lành có giữ lại hết không đưa anh Tuấn thì anh Tuấn cũng không biết và cũng không làm gì được. Ấy vậy mà, người phụ nữ nghèo và ít học ấy đã "mặc cả"... lòng tự trọng của mình với anh Tuấn bằng việc hẹn anh Tuấn để đưa 10 tờ vé số và lấy lại 200 ngàn tiền bán thiếu.
Trên báo Thanh niên năm ấy, những lời phát biểu chị Lành đẹp lung linh như những câu chuyện cổ tích (theo tôi rất xứng đáng để những người biên soạn sách giáo khoa đưa vào chương trình Giáo dục đạo đức công dân về lòng tự trọng cho các em học sinh):
Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!.
Dẫu biết trong cuộc sống mọi sự so sánh ít nhiều đều khập khiễng, tuy vậy, qua câu chuyện này và chuyện các quan chức chưa trả nhà công vụ sau khi đã nghỉ hưu, tôi tự hỏi: Nhờ đâu mà người phụ nữ nghèo Phạm Thị Lành lại có cái nhìn rất linh động khi tự thiết lập cho riêng mình một cái "cơ chế" để ứng xử với anh Đỗ Ngọc Tuấn?
Phải chăng chị Phạm Thị Lành tuy nghèo nhưng ở chị lúc nào cũng luôn thủ sẵn bên mình cái "cơ chế" làm người phải sống cho lương thiện; làm người phải sống cho đàng hoàng và tử tế?
Hay nói cách khác, cái "cơ chế" này là chính nguyên tắc tối thượng của chị Lành trong cuộc sống, nó vượt lên trên tất cả mọi cái "cơ chế" hữu hình khác. Nhờ vậy mà không một chút đắn đo, ngay lập tức chị đưa ra quyết định: 6,6 tỉ đồng không mua được lòng tự trọng ở con người chị.
Đúng vậy, nếu không có quyết định này thì tuy có thể không ai biết nhưng lương tâm của chị Lành sẽ không bao giờ được thanh thản bởi lẽ- nếu"không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!"?
Đó là cái "cơ chế" của một người lương thiện, và biết ứng xử một cách tự trọng.
Theo VietnamNet
Quan tham Trung Quốc giấu 3 tấn tiền mặt trong nhà Hôm 31.10, nhà chức trách Trung Quốc chính thức xác nhận việc tịch thu số tiền mặt khổng lồ nặng 3 tấn trong nhà của Ngụy Bằng Viễn - vụ phó Vụ than đá thuộc Cục Năng lượng Trung Quốc. Đây là số tiền mặt nhiều nhất được phát hiện trong nhà một tham quan kể từ khi thành lập nước CHND Trung...