Chống tham nhũng là phải ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu
Ngày 26/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dẫn đầu đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Thay mặt Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và Kết luận số 21 của Trung ương khóa XI, qua đó công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những kết quả rõ rệt.
Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí.
Video đang HOT
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Ngoài xử lý nghiêm các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của thành phố, các cơ quan tư pháp của thành phố đã làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong vụ “đại án” Phạm Công Danh và đồng phạm làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng, Tòa án nhân dân thành phố đã thể hiện bản lĩnh, kiên quyết, công tâm, khách quan trong xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, được sự đồng tình của dư luận.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục rà soát, đánh giá đúng mức tình trạng tham nhũng, lãng phí trên địa bàn; một mặt đã làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng nhưng mặt khác cũng cần xem việc phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng đã được làm tốt hay chưa.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, phòng chống tham nhũng không chỉ là đấu tranh ngăn chặn tham nhũng lớn mà còn phải ngăn chặn nhũng nhiễu, vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính. Điều này tuy nhỏ nhưng gây bức xúc rất lớn trong người dân.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai mạnh những biện pháp về phòng chống tham nhũng, lãng phí, cụ thể là nâng cao sức chiến đấu, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đảng viên về tinh thần phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn liền với việc tuyên dương, khen thưởng người phát hiện, tố giác tham nhũng; tập trung công tác cải cách hành chính, tìm những giải pháp đột phá, sớm hoàn thành chính quyền điện tử.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cán bộ, đơn vị tại những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, đồng thời làm tốt công tác xử lý sau thanh tra một cách công khai, minh bạch; tăng cường giám sát đối với các cơ quan tư pháp, nâng cao năng lực của thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên trực tiếp thụ lý các vụ án tham nhũng.
Ngoài ra, về công tác phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, cần rà soát kỹ lưỡng, đặc biệt là các khoản chi phí công, từ đó tìm ra các giải pháp đột phá trong thời gian tới./.
Theo Vietnam
Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Thanh tra Chính phủ hoàn thiện (để làm cơ sở cho các cơ quan thẩm định dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi), trong 10 năm qua, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gây ra là 59.750 tỉ đồng và trên 400 héc ta đất, nhưng số tiền đã thu hồi cho Nhà nước chỉ là 4.676 tỉ đồng (7,8%) và hơn 219 hécta đất (54,7%).
Nguyên nhân được xác định là do việc điều tra án tham nhũng phức tạp và khó khăn, phải có thời gian để tổ chức xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, chứng minh tội phạm.
Nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản... Ngoài ra, các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, triệt để trong việc kê biên, xử lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; một số vụ án gặp khó khăn khi phải thu hồi tài sản ở nước ngoài...
Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được, các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài
Báo cáo cũng thừa nhận công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém; hiệu quả phát hiện vụ việc tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao; các cơ quan chức năng vào cuộc chưa quyết liệt, thẩm quyền của các cơ quan này còn hạn chế, không đủ để làm rõ hành vi tham nhũng trong trường hợp đã phát hiện dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, nhiều vụ việc, vụ án có quy mô lớn chậm được phát hiện, khi phát hiện thì chậm được làm rõ, kết luận và xử lý. Công tác giám định tư pháp còn nhiềukhó khăn, hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, có một số trường hợp tội phạm tham nhũng nhưng cho hưởng án treo chưa đúng với quy định của pháp luật.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Nguyên GĐ Sở VH-TT&DL Khánh Hòa vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức xác định ông Trương Đăng Tuyến, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng khi để vợ, con thành lập, quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực do ông Tuyến phụ trách, quản lý trực tiếp. "Bà Huỳnh Thị Minh Thanh và ông Trương Đăng Vũ Thụy là vợ, con của ông Trương...