Chống tham nhũng khó vì luật “không răng”
Có rất nhiều chuyên gia cho rằng Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN còn mang tính “tuyên ngôn”, giống một đạo luật “không có răng”, tức cắn không đau hay nói cách khác là thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, dẫn đến hiệu lực thi hành còn hạn chế
Ý kiến này của ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) được nhiều đại biểu đồng tình và mang ra mổ xẻ tại Hội thảo hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi, tăng cường hiệu quả thực hiện các biện pháp PCTN do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, diễn ra trong hai ngày 29 và 30-7 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).
Công khai nửa vời
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, một trong các tồn tại, bất cập trong thực hiện Luật PCTN hiện nay là việc chưa siết chặt công khai, minh bạch. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến công tác PCTN chưa hiệu quả, chưa làm giảm nguy cơ tham nhũng. Cụ thể, ông Anh cho rằng việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập của Luật PCTN chưa tác dụng nhiều trong điều chỉnh, chưa giúp kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho rằng việc kê khai tài sản, thu nhập hiện còn nặng về hình thức do chỉ dựa vào ý thức tự giác, hầu hết không được kiểm tra, xác minh. Cùng đó là quy định nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm gắn với người có nghĩa vụ kê khai chưa hợp lý; hình thức công khai bản kê tài sản, thu nhập còn hạn chế, vướng mắc… Theo ông Hùng, bức thiết nhất hiện nay là chưa có quy định rõ ràng việc xử lý đối với tài sản kê khai không trung thực hoặc giải trình không hợp lý.
Ảnh minh họa
Kiên quyết chống tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng
Video đang HOT
Đồng tình, TS Nguyễn Quốc Hiệp, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra (thuộc Thanh tra Chính phủ), nói: “Việc kê khai thu nhập hiện nay còn rất nhiều bất cập, chỉ mới kê khai tài sản của vợ chồng, con cái. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa đánh vào những nơi có khả năng trú ẩn của tham nhũng”. Theo TS Hiệp, trên thế giới người ta công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của quan chức trên các trang web cho toàn thế giới biết. “Còn chúng ta là công khai nửa vời!” – ông Hiệp nhìn nhận.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, hiện nay chưa có quy định rõ nếu không thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch thì xử lý thế nào, cũng như chưa có quy định cụ thể về nội dung, hình thức, phương thức để người dân tiếp cận việc công khai thu nhập của cơ quan, tổ chức.
Trước tình hình này, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng cần chỉ rõ, phân tích cụ thể những khiếm khuyết hiện nay của pháp luật về kê khai tài sản trong quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật về PCTN. Theo bà Nga, cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật PCTN, các luật chuyên ngành khác cũng phải được quy định chặt việc kê khai, công khai. “Tôi lấy ví dụ, nếu chúng ta thực hiện theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính về thanh toán công tác phí, chi phí ăn ở thì không thể nào thực hiện. Chính chúng ta chấp nhận việc kê khai, thanh toán không đúng thực tế. Chính chúng ta chấp nhận nói dối” – bà Nga thẳng thắn.
Cần có cơ quan chống tham nhũng độc lập? Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Bàn về các biện pháp chống tham nhũng, bà Lê Thị Nga đặt vấn đề: “Lâu nay người ta dùng nhiều cụm từ quá chung chung để đánh giá về tình hình tham nhũng. Chẳng hạn, người ta nói nhiều cơ quan chưa quyết liệt chống tham nhũng. Vậy quyết liệt là như thế nào, tính định lượng ra sao. Cuối cùng chả ai bị xử lý cả”.
TS Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng với tình hình tham nhũng ngày càng phức tạp thì cần phải nâng tính chuyên nghiệp của cơ quan PCTN lên và các biện pháp tiến hành cần đảm bảo tính pháp lý. “Loại tội phạm này rất phức tạp nhưng chúng ta chỉ dùng biện pháp thông thường, giống như bắt hổ mà không dùng dây sắt, chỉ dùng dây thừng thì coi chừng hổ sẽ vồ lại” – TS Hiệp nói.
Từ thực trạng và những phân tích trên, nhiều ý kiến tại hội thảo đề xuất cần thành lập một cơ quan chống tham nhũng độc lập, có quyền lực mạnh. “Điều quan trọng là cơ quan chống tham nhũng phải độc lập nhằm tạo ra sự khách quan, khi đó việc chống tham nhũng mới hiệu quả” – TS Hiệp nói. Đồng thời, TS Hiệp cũng đề xuất về luật pháp cần phải hình sự hóa mọi hành vi liên quan đến tham nhũng, nhất là làm giàu bất hợp pháp, tham nhũng trong khu vực tư…
Trung tướng Trần Đăng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), kiến nghị: “Cần hoàn thiện về mô hình tổ chức đối với các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng. Trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các biện pháp nghiệp vụ, được trang bị đủ các điều kiện, phương tiện làm việc, chính sách đãi ngộ thỏa đáng… đủ sức mạnh để làm nòng cốt trong phát hiện, điều tra, xử lý tội tham nhũng”.
Theo Pháp luật TP.HCM
Thanh tra Chính phủ thừa nhận có khuyết điểm trong bổ nhiệm cán bộ
Thanh tra Chính phủ đã kiểm điểm, tự thấy rõ có một số khiếm khuyết, chưa đúng quy định trong việc bổ nhiệm ồ ạt gần 60 cán bộ cấp cục, vụ tại cơ quan này vào cuối năm 2011 và đã quyết liệt sửa chữa.
Thanh tra Chính phủ lần đầu tiên trả lời về các vấn đề trong nội bộ ngành
Bổ nhiệm cán bộ quá số lượng cho phép
Đó là khẳng định của Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khi trả lời các câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo quý 1-2014 diễn ra sáng nay, 11-4. Trước đó, từ đầu tháng 2-2014, một số nguồn tin được cho là từ chính nội bộ Thanh tra Chính phủ tiết lộ với báo chí về những vụ lùm xùm tại cơ quan này trong vấn đề bổ nhiệm cán bộ sai quy định, thiếu minh bạch trong kê khai tài sản của lãnh đạo hay một số lãnh đạo có tài sản "khủng"... đã thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận.
Cụ thể, thông tin đăng tải trên một số phương tiện truyền thông tiết lộ 2 khối tài sản kếch xù, một của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và một của ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ đương nhiệm. Đồng thời cũng xuất hiện thông tin ông Trần Văn Truyền trước lúc về hưu, chỉ tính từ tháng 3-2011 đến ngày 3-8-2011 đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp cục, vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đáng chú ý, trong số những cán bộ bổ nhiệm thời gian này, có cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém...
Trước rất nhiều câu hỏi từ các cơ quan báo chí "xoáy" vào vấn đề này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, do đặc thù của công tác thanh tra cũng như nhân sự tại cơ quan Thanh tra Chính phủ với nhiều cán bộ có năng lực nhưng đã quá tuổi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nên vào năm 20011, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng quy chế về các điều kiện bổ nhiệm cán bộ. Trên cơ sở quy chế này, tháng 8-2011, Tổng Thanh tra Chính phủ lúc bấy giờ là ông Trần Văn Truyền đã bổ nhiệm 23 cán bộ hàm cấp vụ trưởng, vụ phó. Bên cạnh đó có thêm một số cán bộ được bổ nhiệm để chuẩn bị cho 3 đơn vị mới được thành lập là Vụ Kế hoạch tài chính tổng hợp, Vụ Tiếp dân và giải quyết đơn thư...
Tuy vậy, ông Trần Đức Lượng cũng thừa nhận, số cán bộ được bổ nhiệm trong thời gian cuối năm 2011 tại Thanh tra Chính phủ đội lên cao hơn so với bình thường. Trong đó, số cán bộ cấp vụ trưởng, vụ phó được bổ nhiệm vượt quy định về số lượng cho phép. Một vài trường hợp cán bộ được bổ nhiệm chưa đảm bảo đủ điều kiện về thời gian công tác, chứng chỉ nghiệp vụ, năng lực trình độ, cá biệt có đối tượng chỉ sau một thời gian ngắn được bổ nhiệm đã có sai phạm. Thanh tra Chính phủ đã họp, tự kiểm điểm, nhận rõ những khuyết điểm, sai sót, hạn chế trong việc bổ nhiệm cán bộ nói trên. Trách nhiệm để xảy ra các khuyết điểm này thuộc về tập thể Ban cán sự Đảng cơ quan Thanh tra Chính phủ và trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu, cụ thể là Bí thư Bán cán sự Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ lúc bấy giờ.
Cũng theo Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, sau khi kiểm điểm rõ những hạn chế nói trên, Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch sửa chữa và thực tế đã sửa chữa rất quyết liệt trong năm 2012, 2013. Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đã hạn chế bớt số cán bộ cấp vụ được bổ nhiệm, chỉ bố trí 10 cán bộ cấp vụ, 16 cán bộ cấp phòng vào 3 đơn vị mới, không bổ nhiệm hàm cấp vụ. Những cán bộ được bổ nhiệm cấp vụ có các điều kiện chưa đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Một trường hợp cán bộ được bổ nhiệm có vi phạm bị cách chức. 3 đồng chí mới được bổ nhiệm không đáp ứng được nhiệm vụ bị bãi nhiệm; một số khác chưa đáp ứng được nhiệm vụ đã luân chuyển đến vị trí phù hợp hơn. Qua ra soát lại, đại đa số được bổ nhiệm đến thời điểm này đã đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao.
Vì sao lãnh đạo Thanh tra có tài sản khủng?
Nói về một số trường hợp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, cụ thể là ông Trần Văn Truyền, ông Ngô Văn Khánh có bảng kê khai tài sản kếch xù và liệu việc kê khai tài sản của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thiếu minh bạch, ông Trần Đức Lượng khẳng định, đến thời điểm này, qua nhiều lần kiểm tra không hề thấy có cơ sở nào để nói các đồng chí nói trên thiếu minh bạch trong kê khai tài sản.
Những cán bộ không chỉ phải kê khai tài sản một lần mà còn phải kê khai tài sản thường niên theo từng năm. Qua kiểm tra bảng kê khai tài sản từng năm của số cán bộ nói trên đều thấy khớp nhau, kê khai đúng quy trình. Chưa kể mỗi lần được thăng chức thì cán bộ lại phải kê khai lại và có ban thẩm định kiểm tra tài sản kê khai này. Còn việc tại sao họ có khối tài sản lớn "kếch xù" cũng phải hiểu đúng bản chất của nó.
"Thanh tra viên cũng là công chức, có thu nhập dựa trên bảng lương, ngoài ra có thêm một số phụ cấp thâm niên, nghề, những người làm công tác tiếp dân có thêm bồi dưỡng về tiếp công dân, đi công tác có công tác phí theo quy định. Thanh tra Chính phủ có thêm một nguồn nữa là nguồn trích để lại (từ số tiền sau thanh tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước), số tiền trích lại này được lập thành một quỹ để sử dụng mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra và một phần để chi bồi dưỡng thêm cho cán bộ thanh tra".
"Còn tại sao lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có nhiều tài sản thế? Tôi xin nói rằng nguồn gốc tài sản của nhiều người không bằng thu nhập của chính người đó mà cùa nhiều người khác trong gia đình. Có trường hợp chồng làm thanh tra nhưng vợ kinh doanh, con kinh doanh hoặc gia đình vốn dĩ đã giàu có từ trước. Không thể gắn tài sản của gia đình cán bộ đó với tài sản của chính cán bộ đó, dù theo quy định thì khi kê khai tài sản cán bộ phải kê khai cả tài sản sở hữu của gia đình mình. Hơn nữa, theo quy định pháp luật trước năm 2012, cán bộ không phải chứng minh nguồn gốc tài sản kê khai" - ông Trần Đức Lượng phân tích.
Theo ANTD
Tổng Thanh tra Chính phủ nói về những kết luận gây rúng động Giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng được cho là những mảng nhạy cảm nhất, đụng chạm nhất và là nhiệm vụ thường xuyên của Thanh tra Chính phủ. Mỗi kết luận từ cơ quan này đưa ra thường gây rúng động dư luận. Những kết luận gần đây của Thanh tra Chính phủ đang được dư luận đặc biệt...