Chồng tây năm bảy loại chồng
Không phải cứ lấy chồng Tây là đã sướng, đã oai.
Nhà anh chị tôi ở tỉnh lẻ nhưng khá giả. Căn nhà xây 3 tầng ở ngay trung tâm thành phố. Mặt tiền quay ra hồ nước lớn của công viên, phía sau nhìn vào sân vận động, có thể xem các trận bóng đá lớn quốc gia mà không phải mất tiền.
Nghe nói anh chị tôi đã nhờ thầy phong thủy xem hộ hướng và xếp đặt đồ vật để chủ nhà làm ăn phát đạt, con cháu sung túc, vẻ vang.
Thật thế. Cái Hường – con gái lớn của anh chị tôi làm nghề hướng dẫn viên du lịch. Lớ ngớ mà “vớ” ngay được một tay chuyên gia thương mại người Anh.
Hường kể: “ Anh Roai này giàu lắm, có biệt thự riêng ở London. Bố đã từng là thị trưởng, giờ về hưu. Cả bố mẹ Roai hiện đang ở nông thôn làm trang trại trồng nho. Roai đi đi về về Việt Nam buôn bán làm ăn như đi chợ”.
Hường còn kể đã quen Roai trong một chuyến đưa khách đi xem cơ sở thêu ren, làm khảm trai. Do Hường có giọng nói tiếng Anh hay mà Roai mê Hường. Khi hắn ngỏ lời yêu, Hường bảo: “ Đã yêu là phải dẫn đến hôn nhân chứ không yêu chơi bời“. Hắn mừng quýnh: “ Vậy tôi sẽ cưới em“.
Hường về thưa với bố mẹ. May sao hai ông bà đều đồng tình ủng hộ. Vậy là có lễ cưới đột ngột trong đại gia đình chúng tôi vào giữa tháng 6 nóng như lửa.
Ngày cưới Hường, Roai đề nghị thuê khách sạn sang trọng nhất thành phố. Ăn buffet, nghe nhạc sống và uống champagne xịn. Tuy nhiên, việc chọn khách sạn, đặt cọc tiền và làm hợp đồng, Roai giao cho bố mẹ Hường làm.
Đám cưới xong, Roai nhờ Hường nói với bố mẹ: “Tiền khách đến nhét vào cái hòm trái tim, bố mẹ lấy mà chi trả cho đám cưới.Con không phải trả“. Bố mẹ Hường rất ức, nói với Hường về sự vô lý của Roai nhưng Hường bảo: “ Nó có mấy thằng bạn đến dự, còn lại toàn là khách của bố mẹ đến ăn. Bố mẹ chi là phải”.
Mẹ Hường tức mình bảo: “ Nhưng từ đầu nó đòi hỏi đặt khách sạn sang trọng, ăn ngon, thuê nhạc sống… nên tốn kém quá“. Hường cười khanh khách: “ Ai bảo các cụ thích con rể Tây. Đã mang tiếng có con rể Tây thì phải sang trọng và tốn kém chứ“.
Chuyện tưởng chỉ thế là hết, nào ngờ hơn tuần sau, chị tôi lại gọi điện than vãn: “ Dì ơi, hai đứa nó đi tuần trăng mật xong rồi, lại chui về nhà ở. Anh chị phải nhường cho chúng tầng 2, còn mình dọn lên tầng 3 nóng bức quá. Mà bọn này lười lắm, chẳng chịu động vào việc gì. Chúng đi làm về, mình nấu cho ăn, ăn xong lại chui vào phòng ôm nhau mặc kệ cho mẹ rửa bát, quét dọn“.
Tôi đề nghị: “ Anh chị bảo chúng đi thuê nhà chỗ khác mà ở, bảo theo phong tục Việt Nam thì con gái phải về nhà chồng”.
Chị tôi nhăn nhó: “ Cái Hường nói chồng nó không có tiền, bao nhiêu vốn liếng đang đầu tư vào thành lập công ty, nó xin ở tạm nhà mẹ đẻ một năm thôi“. Tôi khuyên chị: “ Thôi nó là con cái mình, đành phải chịu đựng một năm rồi bắt nó ở riêng“. Chị tôi không kêu ca gì nữa từ hôm ấy.
Một hôm, tôi đang đi trên phố thì gặp chị tôi lếch thếch đi chợ về. Một tay chị xách cái làn nặng thực phẩm, còn tay kia xách bó rau to tướng. Tôi hỏi: “ Xe máy đâu mà không đi?“. Chị lại nhăn nhó: “ Thằng rể Tây mượn đi làm cả tháng nay, nó có xe đâu”.
Video đang HOT
Tôi thấy thương quá liền kéo chị vào một quán nước tâm sự. Chị báo tin hồ hởi: “ Con Hường có thai hơn tháng rồi. Thằng chồng Tây nó nâng niu chiều chuộng lắm, không cho làm một việc gì“.
Chồng Tây cũng có nhiều kiểu (ảnh minh họa)
Tôi hỏi xem đó là những việc gì thì chị tôi bảo: “ Trước kia thỉnh thoảng nó còn nấu ăn sáng, còn lau cái phòng của chúng nó. Nhưng giờ thằng Tây không cho làm. Thằng Tây sợ vợ nó bị động thai. Thế là mình lại phải lụi cụi làm cho con gái, kể cả giặt giũ quần áo của vợ chồng nó. Chứ thằng đó cứ đi suốt, tối mới về không làm gì cả“.
Tôi khuyên chị nên thuê người giúp việc cho đỡ vất vả. Chị kêu lên: “ Dì ơi, tôi đã nghĩ việc này trước dì rồi nhưng thằng rể Tây bảo không thích người lạ vào phòng nó, không thích người lạ chăm vợ nó đẻ sau này“.
Tôi nói kháy: “Thôi thế chị làm ô sin hầu vợ chồng nó cho xong, kiếm vài đồng tiền công“.
Tức thì chị tôi rơm rớm nước mắt: “ Khổ lắm, mang tiếng con rể Tây nhưng thằng này quá “Tây ba lô”. Nó chẳng có tiền đóng góp ăn uống, chi tiêu dịch vụ trong nhà từ ngày về ở rể. Đã thế còn tinh tướng.
Vừa chiều qua ngồi ăn, nó bảo chị: Ngày mai bà tăng thêm đạm trong bữa ăn cho vợ chồng con khỏe. Con Hường nghe chồng ra lệnh cho mẹ thế thì ngượng, nói khéo: Mẹ cứ mua bán, chi tiêu trong nhà cho chúng con ăn uống thoải mái, rồi sang năm chồng con mở công ty, làm ăn có lãi chúng con chi trả mẹ đầy đủ“.
Đêm ấy về, tôi nằm nghĩ mà thương anh chị tôi vô cùng. Anh tôi còn công tác nên phải giữ thể diện. Ai hỏi thăm cũng khoe thằng con rể Tây giàu, có công ty Anh, ở Việt. Khoe con gái được chồng chiều, chăm sóc hơn cả đàn ông Việt…
Còn chị tôi cũng giả vờ hãnh diện với hàng phố. Thỉnh thoảng mua cái áo thật xịn mặc rồi khoe con rể tặng. Hoặc khoe với bạn bè rằng thằng rể Tây nhiều lần mời sang Anh chơi với bố mẹ nó nhưng vợ chồng chị không đi.
Rồi một ngày kia, cái Hường sinh con. Từ trong bệnh viện, chị tôi gọi tôi với giọng rất run rẩy: “ Dì vào ngay với cháu, nó sinh con trai nhưng thằng bé bị khèo cả hai chân”. Tôi phi như tên lao ngay vào viện. Tới nới đã thấy cái Hường đang nằm khóc. Đứa con nằm bên cạnh rất to, da trắng, tóc vàng, mũi lõ y hệt bố nhưng kéo cái chăn ra thì thấy hai bàn chân cháu bị gập ra đằng sau.
Tôi đau xót đậy ngay chăn lại và hỏi nhẹ nhàng: “ Sao lúc khám thai, bác sĩ không phát hiện ra chân nó không bình thường?“. Hường nấc lên bảo: “ Anh Roai không cho đi khám thai, bắt phải bí mật cả giới tính để khi đẻ cho hồi hộp”.
“ Vậy giờ thằng đó đâu rồi?”. “Anh ấy còn bận đi làm thủ tục mở công ty, nhờ mẹ cháu chăm sóc vợ con“. Tôi nghe mà tức quá hỏi: “Sao mãi không mở nổi công ty thế? Hơn một năm rồi?“.
Cháu tôi lại khóc thổn thức bảo: “ Chồng cháu chưa có đủ vốn. Còn phải vay tiếp. Anh ấy đang dọa: Lần này về nước mà không vay được tiền mở công ty thì anh ấy không trở lại Việt Nam nữa“.
“ Thế là nó định bỏ vợ con chạy lấy người à?“. Cháu tôi trả lời rất ngu ngơ: “ Cháu cũng không biết. Thằng con cháu thế này chắc gì anh ta đã thiết mà chẳng bỏ”. Nghe cháu nói, tôi không sao hiểu nổi tình cảm của thằng chồng Tây với nó thế nào.
Tôi ngán ngẩm quay ra thì thấy chị tôi đang ngồi gục ở chiếc ghế bệnh viện ngoài hành lang. Chị đang khóc nức nở.
Theo Eva
Hai bố con anh đều thích cháu
Cháu đã rất bối rối khi cả hai bố con anh đều có tình cảm đặc biệt với cháu.
Cả cuộc đời này cháu nghĩ là mình không thể trả hết ơn của người đàn ông đã cứu mạng, đã nuôi cháu ăn học và không đòi hỏi bất cứ gì ở cháu. Ngày ông Trời cho cháu gặp anh cách đây đã 3 năm, lúc đó cháu mới là cô tân sinh viên miền Tây lơ ngơ lên Sài Gòn học đại học.
Một lần cháu bị tai nạn giao thông, cháu bất tỉnh trên đường gần trường học. Bao nhiêu người qua đường, nhưng chỉ có anh bắt xe taxi đưa cháu vào bệnh viện. Rồi khi cháu tỉnh lại anh đã hỏi cháu số điện thoại để gọi điện cho người thân của cháu. Mẹ cháu từ quê lên chăm con mà chỉ có một triệu đồng. Anh lại hỗ trợ cháu tiền thuốc. Sau này khi biết nhà cháu khó khăn về kinh tế, cháu lại không có học bổng, anh đã cho cháu vay mỗi tháng 500.000 đồng. Anh nói đây là anh cho vay chứ không cho, liệu mà học hành cho tốt, sau này đi làm có tiền trả anh. Anh kể rằng anh đã đưa cháu vào viện vì vợ anh ngày xưa cũng bị tai nạn giao thông, không được đưa vào viện kịp thời nên đã mất. Anh làm việc cho một công ty kiểm toán nước ngoài rất bận nên phải gửi con về quê cho bố mẹ anh nuôi. Cháu chỉ biết có vậy và cũng không dám hỏi nhiều về đời tư của anh.
Khi cháu được ra viện, gia đình cháu muốn qua nhà anh để cảm ơn nhưng anh không đồng ý vì chuyện anh làm rất bình thường và anh không thích đưa khách về nhà. Gọi là anh xưng em nhưng khi hỏi tuổi thì cháu mới ngã ngửa vì anh chỉ kém bố cháu có 2 tuổi. Nhưng anh bảo cháu cứ gọi bằng anh cho trẻ trung (mà đúng là anh trẻ hơn tuổi rất nhiều). Khi có bất cứ chuyện gì cháu vẫn gọi điện hỏi ý kiến anh. Mỗi tháng cháu gặp anh một lần để nhận tiền vay. Với cháu, anh là một ân nhân và cháu quyết tâm học thật tốt để sau này ra trường đi làm có tiền trả anh. Cháu cũng hứa sẽ làm thật nhiều việc thiện để trả cái ơn trời biển của anh.
Thế rồi một lần anh thông báo đã nghỉ việc ở công ty nước ngoài để chuyển sang làm cho một tổ chức từ thiện vì tuổi của anh đã cao và để anh có nhiều thời gian cho con trai. Đấy là lần đầu tiên cháu biết anh có một cậu con trai trạc tuổi của cháu.
Rồi anh mời cháu đến nhà chơi. Lúc ấy cháu vừa mừng vừa sợ. Chắc anh phải quý cháu lắm thì mới mời cháu đến nhà chơi. Nhà anh không quá đẹp nhưng gọn gàng. Con trai anh cũng có mặt. Anh nói đã chuẩn bị cơm trưa và mời cháu ở lại. Phải nói là con trai của anh rất đẹp trai, hơn cháu đúng 1 tuổi. Cháu đã rất bối rối khi gọi cả hai bố con anh cùng là "Anh". Anh nói cháu gọi thế nào cũng được. Cháu nghĩ có thể anh muốn làm mối cháu cho con trai của anh chăng (?!). Con trai của anh có vẻ cũng rất có tình cảm với cháu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sau lần ấy, anh hay gọi điện mời cháu đến nhà chơi. Rồi anh giao cho cháu đi chợ và nấu ăn mỗi dịp cuối tuần. Rất may là cháu có tài nấu nướng nên trong khoản ăn uống, cả hai bố con anh đã bị cháu "hạ gục". Con trai anh thì vẫn cứ lúng túng trong việc xưng hô với cháu, càng lúng túng thì cháu càng thấy thích. Cháu cứ nghĩ không hiểu tại sao mình lại may mắn gặp được một người bố tốt bụng và một người con đẹp trai như thế?! Cháu đang chờ ngày để được gọi ân nhân của mình là bố (chồng)!
Nhưng đùng một cái (sau lần cháu đến nhà anh lần đầu tiên được 5 tháng), anh hỏi cháu có muốn... làm vợ anh không! Nếu cháu đồng ý thì năm nay tốt nghiệp ra trường sẽ làm đám cưới. Anh nói cháu chính là người mà anh đang cần. Cháu như chết lặng vì cứ nghĩ anh chọn cháu cho con trai của anh! Cháu chưa bao giờ nghĩ đến việc yêu anh, mặc dù cháu đã tự nhủ phải làm bất cứ việc gì anh yêu cầu!
Cháu mang ơn anh... nhưng thực sự cháu không hề yêu anh ấy (Ảnh minh họa)
Cháu đang nợ anh câu trả lời và cả tuần nay cháu không dám qua nhà anh nữa, bác sỹ ạ!
Theo bác sỹ, cháu phải làm gì bây giờ?
T.Huệ (TP.HCM)
Tình nghĩa trong tình yêu
T.Huệ thân,
Đọc thư của cháu, tôi nhận thấy cháu là một người sống tình nghĩa, có trước, có sau. Nhưng phải làm gì bây giờ?
Tâm lý suy luận hai mặt của vấn đề như sau.
"Ơn" là một ý niệm thuộc phạm vi đạo đức tốt đẹp của con người: Làm ơn/được ơn. Vì nó tốt đẹp và có giá trị cao nên người ta thấy cần "đội ơn" (trong/trên đầu) và trả ơn... đến một lúc nào đó mà cảm thấy trả đủ lắm rồi... Nó giống như một món nợ tinh thần mà tự mình định giá, phương tiện trả và thời gian trả nợ.
Tôi phân tích một chút về tâm lý của người đàn ông mà cháu mang ơn. Ông này đã trải qua hai giai đoạn tâm lý. Giai đoạn đầu là còn nhớ vợ và có thể nghĩ là mình trả chưa đủ tình yêu mà người vợ đã dành cho mình trước khi bà bị nạn. Giúp cháu giống như trả nợ tinh thần bằng cách làm ơn người lạ. Khi qua giai đoạn đau buồn này thì ông đổi đời, trở về cuộc sống thực, tức là thấy cháu có thiện cảm với con ông nên ông nghĩ thầm: Tại sao con mình mà không phải mình? Vì ông thấy ông còn trẻ như lúc sống với vợ (chết sớm).
Thật ra, không thể nào yêu vì "ơn nghĩa"... Làm sao quay được về với ngày xưa - thời ông bà ta trả ơn nhau bằng cách gả con, lấy rể. Cháu phải hiểu rằng khi đã yêu nhau thì việc biết ơn người bạn đời đã cho mình một cái gì là một loại ơn nghĩa rất đặc biệt vì nó thuộc về tình nghĩa trong tình yêu.
Cháu phải chắc là cháu yêu (hoặc có thể nghĩ là yêu) "anh con". Nếu cháu tâm chắc là như thế thì cháu phải nói thẳng cho "anh con" biết tình cảm của cháu để sau này suy nghĩ rồi bàn luận với "anh cha" của anh ấy. Thế thì có thể là một loại trả ơn là nhận "anh cha" như một người cha và chỉ là như cha mà thôi! Cháu không thể (và không nên) lấy chỗ đứng của một người vắng mặt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lớ ngớ yêu đúng bồ của sếp Thế nào mà Dương lại tán đúng cô bồ cưng của sếp mới khổ chứ... Loan xinh đẹp và dịu dàng, dáng người cao ráo lại ăn nói dễ nghe. Thử hỏi có gã đàn ông nào lại không si mê một cô nàng như thế. Nhiều người theo đuổi Loan, dùng mọi kế sách để chiếm được cảm tình của cô nhưng...