Chồng sắp cưới tát nổ đom đóm mắt chỉ vì đòi chụp ảnh đắt tiền
Hai nhà đã tính toán cưới xin đâu vào đấy, nhưng giờ nhìn anh ta tôi thấy sợ. Ám ảnh về cái tát chảy máu mồm trước ngày đính hôn khiến tôi kinh hãi về một người chồng vũ phu.
Chúng tôi yêu được 4 năm. Gọi là như thế nhưng thực ra thời gian gần nhau chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 năm. Còn lại, phần lớn là xa bởi anh đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. (Ảnh minh họa)
Nghe mốc thời gian yêu nhau 4 năm của chúng tôi, ai cũng nghĩ là dài, là quá đủ hiểu nhau rồi. Bản thân tôi cũng nghĩ mình biết quá rõ về người đàn ông đó. Nhưng tôi đã nhầm. Thực tế, chúng tôi không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu đối phương. Và sự thật về người chồng vũ phu giờ mới được bộc lộ khiến tôi không khỏi bàng hoàng.
Chúng tôi yêu được 4 năm. Gọi là như thế nhưng thực ra thời gian gần nhau chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 năm. Còn lại, phần lớn là xa bởi anh đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 1 năm đầu quen nhau, tôi là nhân viên văn phòng còn anh làm việc vớ vẩn để đợi lịch ra nước ngoài. Mới quen biết nên anh chừng mực, dễ chịu, ăn nói nhẹ nhàng khiến tôi cực kì có cảm tình. Hai đứa tiến triển khá nhanh, mọi thứ đều tốt đẹp và êm ả.
Cuối cùng anh phải đi làm ở xa, tôi cũng khá bình thản đón nhận điều này. Tôi coi đây là một cách để kiểm chứng tình yêu. Nếu chúng tôi thực sự dành cho nhau thì hai đứa sẽ giữ gìn được tình cảm này. Nghĩ thế nên tôi không buồn, cũng chẳng lo ngại. Trước ngày anh đi, chúng tôi có về ra mắt hai bên gia đình, bố mẹ của chúng tôi đều ủng hộ quyết định này. Thậm chí, nhà anh rất thương tôi vì con gái mà phải chờ đợi 3 năm liền không phải là điều dễ dàng. Bố mẹ anh còn nói nếu chúng tôi không có duyên phận đến với nhau thì hai bác sẽ nhận làm con nuôi bởi vì họ rất quý tôi.
Được sự hậu thuẫn của hai nhà nên dù xa cách, tình cảm của chúng tôi vẫn được duy trì. Anh thường xuyên điện thoại về hỏi thăm, trò chuyện cùng tôi. Ở nhà, tôi cũng đảo qua thăm gia đình anh luôn. Thời gian hơn 3 năm dài đằng đẵng cũng qua đi nhanh hơn tôi hình dung. Hai đứa vẫn giữ được tình cảm, không để khoảng cách làm chia lìa.
Thời gian hơn 3 năm dài đằng đẵng cũng qua đi nhanh hơn tôi hình dung. Hai đứa vẫn giữ được tình cảm, không để khoảng cách làm chia lìa. (Ảnh minh họa)
Ngay sau khi anh về nước, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Bố mẹ hai nhà đề nghị cưới luôn bởi vì cả tôi và anh không còn trẻ nữa. Thời gian yêu nhau lâu như vậy cũng đủ nói lên tình cảm của hai đứa rồi. Tôi háo hức vô cùng khi cuối cùng ngày viên mãn cũng đến với mình.
Video đang HOT
Tôi và anh chuẩn bị cho đám cưới, đây cũng là lúc tôi hiểu rõ hơn về con người anh. Anh đi nước ngoài về, của cải tích cóp được không phải là ít. Tôi chưa đòi hỏi thứ gì quá đáng cho mình cả mặc dù anh có điều kiện. Mọi thứ mà tôi mong đợi cũng chỉ bình thường như bao người con gái khác. Thế nhưng thứ gì anh cũng gạt đi cho là không cần thiết hoặc có mua thì dùng loại đểu với lí do “Mỗi ngày cưới cần chứ bình thường có mặc mấy đâu”. Là con gái, cả đời có một lần, tôi tủi thân ghê gớm nhưng cố gắng nhẫn nhịn bởi lẽ đợi chờ đến lúc này, không lẽ chỉ vì mấy chuyện cỏn con mà cãi nhau.
Duy chỉ có bộ ảnh cưới, tôi là người trân trọng kỉ niệm, hơn nữa, hai đứa tiếng là yêu nhau 4 năm nhưng chưa có nhiều điều đáng nhớ với nhau bởi phần lớn anh đi xa, vì thế, tôi muốn chụp một bộ khoảng 10 triệu, vừa kết hợp đi du lịch vừa chụp. Thế mà nghe xong, anh nổi cáu. Anh bảo không cần thiết, quá hoang phí.
Thực sự tôi chưa bao giờ đòi hỏi anh cái gì quá đáng. 4 năm yêu nhau tôi chưa có lấy một món quà giá trị từ anh. Ngay cả khi anh về nước sau 3 năm xa cách, anh cũng chẳng có lấy một thứ kỉ niệm nào đáng giá tặng tôi. Tôi thấy yêu anh, đã quá thiệt thòi. Vả lại, với kinh phí như vậy và tiềm lực kinh tế của hai chúng tôi chẳng có gì là quá sức. Vậy mà…
Bây giờ trong đầu tôi chẳng có tâm trí đâu để nghĩ đến cưới xin, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi anh ta. Một con người vừa keo kiệt, vừa cố chấp lại ưa bạo lực như thế làm sao có thể sống đời ở kiếp được cơ chứ? (ảnh minh họa)
Tôi giận dỗi và bật khóc. Anh nói sa sả bên tai khiến tôi như muốn nổi điên. Tôi hét lên: “Anh thôi đi, anh thật là keo kiệt”. Trời ơi, vậy mà sau câu nói đó, anh thẳng tay tát tôi một cái trời giáng. Anh chỉ thẳng mặt tôi và bảo: “Em đừng có láo. Chưa cưới, chưa làm vợ mà đã hỗn hào, đè lên đầu lên cổ chồng thế này thì về sống ai dạy bảo được em. Quan điểm của anh rất rõ ràng, làm vợ cấm được lớn tiếng cái cự chồng, em quát tháo, chửi bới ai ở đây”.
Tôi như người rơi xuống vực sâu sau cái tát đó. Tôi cảm tưởng như trời đất sụp đổ vậy. Có ai gần đến ngày cưới mà còn bị chồng tát như tôi không. Anh tát mạnh đến mức khóe miệng của tôi chảy máu. Tôi chạy về nhà, không thèm gặp anh và khóc như mưa.
Mẹ tôi hỏi có chuyện gì tôi cũng không dám nói. Suốt 1 tuần qua, ngày cưới gần đến nơi rồi nhưng anh cũng không thèm liên lạc với tôi hỏi vụ đi chụp ảnh cưới. Tôi tất nhiên không điện thoại cho anh. Càng nằm ở nhà nghĩ ngợi tôi càng cảm thấy sợ. Dường như 4 năm qua tôi chưa đủ để hiểu về anh. Xa nhau, không có nhiều cơ hội để trải nghiệm nên tôi không biết được tính khí con người anh cục cằn, vũ phu như thế.
Bây giờ trong đầu tôi chẳng có tâm trí đâu để nghĩ đến cưới xin, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi anh ta. Một con người vừa keo kiệt, vừa cố chấp lại ưa bạo lực như thế làm sao có thể sống đời ở kiếp được cơ chứ? Tôi chưa dám nói chuyện này với ai vì chưa biết phải quyết định ra sao? Giờ màhủy hôn thì cơ sự có tồi tệ lắm không?
Theo Phununews
'Cười ra nước mắt' chuyện nhà gái thách cưới
Sau hai năm cưới xin, giờ cô đã có con nhưng nhà chồng vẫn suốt ngày mỉa mai "cô dâu 25 triệu".
Không ít nàng dâu bị nhà chồng dằn vặt khổ sở vì khi xưa được "bán" với giá cao (ảnh minh họa)
"Con gái nuôi hai mấy năm trời, của đâu mà cho không"
Lê Thúy (25 tuổi, Vĩnh Phúc) là "tiểu thư" trong một gia đình khá giả. Năm thứ 3 đại học, cô yêu một chàng trai Thanh Hóa cùng tuổi, học vấn cao nhưng gia đình lại khó khăn do đông con, bố mẹ thường xuyên đau ốm. Một năm sau khi ra trường, có công việc ổn định, cả hai tính đến chuyện cưới xin.
Tục thách cưới vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng quê Việt (ảnh minh họa)
Vốn không mấy ưa "chàng rể tương lai" vì hoàn cảnh nghèo khó nhưng vì thấy con gái khóc lên khóc xuống, sống chết đòi cưới nên bố mẹ Thúy đành chấp nhận. Tuy nhiên, họ ra điều kiện, thủ tục, lễ lạt phải hoàn toàn theo ý nhà gái.
Ra thành phố học từ khi lên cấp 3, không biết quê mình vẫn duy trì tục thách cưới nên cô không bàn bạc trước với người yêu về khoản này. Ngày hai bên bàn bạc chuyện cưới xin, cô và gia đình nhà trai mới ngã ngửa khi nhà gái "hét giá", phải bỏ vào phong bì 20 triệu, ngoài ra thêm 5 lễ: trầu cau, bánh trái, đầu lợn... mỗi lễ trị giá 1 triệu đồng.
Thấy vẻ sững sờ của người yêu và bố mẹ chồng tương lai, Thúy nơm nớp lo sợ. Trong khi người yêu cô lộ rõ vẻ bức xúc ra mặt thì bố mẹ chồng cô chỉ khum tay ôn tồn: "Quê chúng tôi không có tục lệ này nên chưa kịp lo liệu. Để thưa thưa ít bữa rồi chúng tôi chuẩn bị đủ". Và thế là, chưa định được ngày cưới, nhà trai đã ra về.
Quay vào nhà, Thúy cuống quýt thắc mắc ở đâu ra cái "giá bán con" trên trời, bố mẹ cô thản nhiên đáp: "Nuôi con gái mấy chục năm trời, của đâu mà cho không". Thúy còn được giải thích thêm, đây là "giá chung" của dân làng, tăng lên theo từng năm: "Chị gái mày 6 năm trước đã được 7 triệu rồi. Con gái trong làng đứa nào đi lấy chồng chả được đủ lễ, chẳng lẽ nhà mình thiếu. Họ không lo được thì khỏi cưới xin".
Biết không cãi nổi bố mẹ, cô âm thầm bàn với người yêu đi vay tiền lo lễ lạt rồi sau này về cùng nhau trả nợ. Cô nhủ thầm, nếu bố mẹ biết con gái họ phải mang nợ vì tục thách cưới có lẽ đã không "hét giá" như thế.
"Nơm nớp" lo nhà trai không đồng ý giá "mua dâu"
Bố mẹ Chu Ngân (24 tuổi, Vĩnh Phúc) thì khác, họ hoàn toàn ưng ý chàng rể tương lai và không quan trọng chuyện "môn đăng hậu đối". Nhưng riêng khoản tiền 20 triệu "thách cưới" dù không muốn họ vẫn phải đề xuất bởi "phép vua thua lệ làng", gả con mà không được 20 triệu thì dân làng chê cười.
Biết đây là khoản tiền khá... vô lý, đặc biệt chàng rể lại khác quê, không hiểu rõ phong tục tập quán ở đây nên bố mẹ Ngân dặn dò cô nói chuyện trước với người yêu. Nghe con gái nói chàng rể tương lai khá "sốc", mẹ cô thêm lo lắng vì sợ nhà trai nghĩ mình tham tiền.
"Không có 20 triệu đó thì bố mẹ mình vẫn lo cưới xin cho con gái được đàng hoàng nhưng mẹ mình bảo, gả con gái mà không được lễ lạt tử tế thì dân làng cười cho, lại nói rể nhà này kém cỏi. Ở quê mình cũng có trường hợp bị đồn thổi là sợ ế nên mới phải "cho không" con gái, không dám nhận lễ của nhà trai. "Đất có lề, quê có thói", ở quê đã có tục lệ này thì khó mà làm trái được", Ngân nói.
Cũng không ít gia đình bất đắc dĩ chấp nhận lời thách cưới của nhà gái vì hạnh phúc của con trai nhưng lại coi đó là cái cớ để mỉa mai và dằn vặt con dâu.
"Được mua" với giá ngót nghét 25 triệu cả tiền lẫn lễ vật, Ngọc Hà (23 tuổi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được nhà chồng gọi là "cô dâu vàng". Không một lời phản đối khi hai bên bàn chuyện cưới hỏi nhưng ngay khi bước ra khỏi cổng nhà gái, bố mẹ chồng cô đã lộ rõ vẻ bực tức.
Ngày đầu tiên về nhà chồng, Hà đã phải nghe bà nội chồng mỉa mai: "Làng này con gái cho không đầy ra mà nó chả lấy lại đi tìm mãi đâu", rồi người khác đáp lại: "Bà yên tâm, cô dâu 25 triệu thì tất nó phải khác, bà chẳng thiệt đâu mà sợ". Cô chỉ biết cúi đầu nghe rồi tối đến to nhỏ kể lại với chồng.
"Mỗi lần có người đến nhà mời đám cưới, mẹ chồng tôi còn cố tình hỏi to rằng, nhà họ có phải... mua dâu không. Họ mà trả lời không thì y như rằng bà tường thuật lại chuyện nhà mình bị thách cưới. Hai năm rồi, giờ tôi cũng có con, cũng làm ra cho nhà họ bao nhiêu tiền của rồi mà cái tiếng "cô dâu 25 triệu" vẫn chưa hết", Hà ngậm ngùi.
Theo VNE
Ám ảnh với những lần bạo hành của chồng sau cánh cửa phòng ngủ Mỗi khi cánh cửa phòng ngủ đóng lại, anh lại như con thú đói khiến tôi vừa đau đớn vừa sợ hãi. Ảnh minh họa Tôi quen Hưng qua sự mai mỗi của bạn bè. Trong mắt tất cả mọi người Hưng là người đàn ông mẫu mực, giỏi giang, thành đạt, đàng hoàng. Hưng du học ở nước ngoài về, anh hiện...