Chồng sắp cưới ép tôi phải nghe lời anh
Dù tôi là cô dâu nhưng chồng tương lai ép tôi phải chọn váy, hoa cưới, trang điểm theo ý anh.
Ảnh minh họa
Gia đình anh có tiệm tạp hóa trước nhà. Tôi bỗng trở thành nhân viên của mẹ anh. Ngày nào cũng làm việc từ sáng tới tối, đến trưa cũng không được ngủ. Tôi còn phải làm lụng, từ rửa chén, quét nhà đến nấu cơm cho cả gia đình.
Người tôi lúc nào cũng lấm lem vì phải làm nhiều việc. Trong khi tôi làm việc nhà, phụ tiệm tạp hóa, cả nhà chồng sắp cưới ngồi cười nói vui vẻ, rôm rả, không ai ngó ngàng gì tới tôi. Vậy mà mẹ chồng vẫn thường rì rầm những điều bà không hài lòng về tôi với bố và chồng tương lai.
Nhiều lúc tôi mệt đến mức chân tay bủn rủn, vừa đứng rửa bát vừa khóc vì tủi thân, nhớ nhà. Năm nay tôi 22 tuổi, đã tìm hiểu chồng tương lai được gần 1 năm. Gia đình tôi phản đối chuyện hôn sự vì tôi chưa có việc làm ổn định, muốn tôi tìm hiểu chồng tương lai kỹ hơn, sợ con gái lấy chồng sớm sẽ khổ.
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết lấy anh ấy vì quá yêu. Khi làm xong lễ đính hôn hồi tháng 7, tôi về ở với gia đình anh như con dâu trong nhà. Từ ngày bước vào căn nhà đó, tôi thấy gia đình chồng bắt đầu thay đổi một cách chóng mặt, không còn ân cần với tôi như trước.
Tôi cũng bị ép phải ăn thức ăn thừa, đồ thiu nấu từ ngày hôm trước. Nếu chồng mua đồ ăn cho tôi, mẹ chồng sẽ tỏ thái độ khó chịu.Khi người yêu cũ của anh tới chơi nhà, bà mắng tôi vì không cười nói vui vẻ với cô ta. Bà còn nói sau này chồng tôi đi uống cafe với tình cũ hay đi thăm cô ta đau ốm cũng là chuyện bình thường.Còn bố chồng thường bắt tôi phải dậy sớm, làm nhiều, nhường nhịn em chồng.
Tôi nghĩ mình cưới chồng chứ không cưới người nhà anh nên vẫn gắng nhẫn nhịn. Tuy nhiên, động lực để cam chịu của tôi cũng dần biến mất vì chồng sắp cưới không còn quan tâm tới tôi.
Anh ấy luôn nghĩ mình là đúng, ép tôi phải làm theo ý anh. Dù tôi là cô dâu nhưng không được quyền quyết định cho ngày cưới. Hoa, váy, trang điểm cưới đều do anh chọn. Nhẫn cưới do mẹ anh đi lựa, phòng ngủ cũng do mẹ anh quyết. Nếu có vấn đề gì phát sinh, tôi luôn là người sai, còn anh đúng. Tôi thấy mình quá ngu ngốc vì đã lựa chọn cưới anh. Gia đình tôi đã phát thiệp cưới tới hàng trăm người, nếu tôi trở thành cô dâu bỏ trốn thì cả nhà không biết giấu mặt đi dâu. Tôi thấy bế tắc và không biết nên làm gì tiếp theo?
Theo Ngôi sao
Video đang HOT
'Lên thành phố cực quá, cho con về với mẹ'
18 năm đầu đời sống trong vòng tay cha mẹ, nhiều tân sinh viên rời quê lên thành phố học tập không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, nhớ nhà.
Mới trải qua cảm giác làm tân sinh viên một vài ngày, Lan (quê Cà Mau) liên tục khóc đến mức phát sốt. Năn nỉ cha mẹ cho về Cần Thơ học để được gần nhà, cô gái 18 tuổi một mực nói không thể sống một mình ở Sài Gòn.
Hết cha mẹ động viên đến thầy cô ở trường tư vấn, Lan vẫn không lựa chọn ở lại. Cha chiều lòng con gái, rút hồ sơ chuyển về quê.
"Con bé chưa khi nào xa nhà, ở với bố mẹ chỉ đi học chứ chưa phải làm cái gì. Lúc đầu rất thích lên Sài Gòn nhưng giờ thì thấy bơ vơ và nhớ nhà quá", người cha tâm sự.
Câu chuyện trên được chia sẻ trên VietNamNet và lan truyền ở một số diễn đàn mạng trong những ngày qua.
Tương tự Lan, nhiều nỗi niềm "tân sinh viên nhớ nhà" giống như thế cũng được kể lại.
Tân sinh viên đi học xa gặp không ít khó khăn khi bắt đầu cuộc sống tự lập ở thành phố. Ảnh: Liêu Lãm.
"Nhiều khi cô độc và lạc lõng kinh khủng"
Ngô Hà Phương (sinh năm 2001, quê Yên Bái, tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung của ĐH Phương Đông) vẫn chưa thể "yêu" Hà Nội sau hơn một tuần đặt chân đến nơi này.
"Sống trên mình đang quen, về đây cuộc sống vội vã quá", Phương nói.
"Trước ở nhà suốt ngày bị mắng, giờ đi học em nhớ mẹ lắm. Ngày nào hai mẹ con cũng video call", cô kể.
Ngoài thời gian đi học, về phòng trọ rồi gọi điện cho gia đình, 10X nói cô không biết đi đâu, làm gì khác. Bởi thành phố lớn nhưng không có mấy bạn bè, phố xá đi lại cũng chưa kịp quen, hơn nữa cô từng đọc trên mạng đủ "giai thoại" như đi xe buýt bị móc túi, ra đường gặp "tăm tặc", bị lừa đi bán hàng đa cấp...
Đang sống cùng gia đình, việc bắt đầu cuộc sống mới tại thành phố xa lạ không phải là điều dễ dàng. Ảnh: Việt Hùng.
Nói về trường hợp "tân sinh viên vì không chịu nổi áp lực xa bố mẹ nên xin rút hồ sơ về quê", Phương cũng biết một người quen từng bỏ học sau một tuần vì quá nhớ nhà.
Dù không đồng tình với lựa chọn của họ vì "mình tuổi trẻ mà, cần trải nghiệm" và "nhớ bố mẹ thì ai đi học cũng phải trải qua, nhưng vì thế mà bỏ đi cơ hội của mình thì không được", nữ sinh vẫn thừa nhận việc ở một mình rất cô đơn.
Đang sống cùng gia đình, được ba mẹ cưng chiều, việc bắt đầu cuộc sống mới tại thành phố xa lạ không phải là điều dễ dàng.
"Ngày mới lên Hà Nội, thuê trọ xa trường, đạp xe đạp 6 km đi học sợ đến phát khóc. Được một thời gian, chuyển sang xe buýt, lên xe là say, rồi bị móc túi, ăn trộm. Đi học thì bạn bè thân ai người nấy lo. Bà con ở thành phố cũng 'sương sương' thôi, không thân quen nên chẳng mấy khi dám mở miệng nhờ vả. Thấy cô độc và lạc lõng kinh khủng", Nguyễn Mai Chi - sinh viên năm 4 Đại học Bách khoa, quê Cẩm Giàng (Hải Dương) - nhớ lại.
Kể về thời điểm chỉ muốn bỏ hết trở về quê, Chi biết đó là yếu đuối, thậm chí hơi... hèn nhát.
"Nhưng bạn mong chờ gì vào một con nhỏ chưa bao giờ bước chân ra khỏi huyện nhà, từ bé tới lớn chỉ có mỗi nhiệm vụ là ăn và học. Áp lực duy nhất là điểm số. Việc tự lập 'hoành tráng' nhất là nấu được nồi cơm. Thử thách 'kinh khủng' nhất là ở nhà một mình vào cuối tuần. Chuyến đi xa nhất cũng là lên thành phố thi đại học, mà vẫn có bố đi kèm", nữ sinh giải thích.
Dành cả tháng đầu chỉ để khóc
Từ bé đến lớn chưa từng sống xa nhà nên khi vào đại học, Nguyễn Hằng (sinh năm 1992, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội) được bố đưa lên Hà Nội.
Bố ở lại một tuần để xem con gái có quen được cuộc sống mới không, đi học có bị bạn bè bắt nạt không. Dù vậy, Hằng vẫn rất nhớ nhà.
Cứ nghĩ đến ngày bố về, phải ở lại một mình là 9X chực khóc.
Buổi đi học đầu tiên, Hằng ngồi nhầm chỗ. Làm quen với bạn ngồi bên cạnh, hai người chỉ kịp hỏi nhau quê ở đâu rồi cùng gục xuống bàn khóc.
Tuần học đầu tiên, buổi tan học nào cũng có bố đứng ở cổng trường chờ đón nên Hằng đỡ tủi thân. Sau khi bố về, ngày nào cô cũng chỉ mong được về quê, làm gì cũng nhớ nhà và khóc.
"Sinh viên đi học xa ai chẳng có lúc muốn bỏ hết để về quê với bố mẹ, điều quan trọng là có thể động viên mình vượt qua tất cả hay không". Ảnh: Quỳnh Trang.
"Mình dành cả tháng đầu xa nhà để khóc vì phải ở phòng ký túc xá quá bé, phải tự lo chuyện ăn uống, đi xe buýt tủi thân cũng khóc", Hằng nói.
Khi còn ở nhà, Hằng được bố mẹ lo từ việc ăn gì, ăn được bao nhiêu, mặc gì, có đủ ấm không, đi học mấy giờ, bao giờ về, làm hết bài tập không, có đánh bạn hay bị bạn đánh không, rồi tắm lâu cũng bị nhắc, thức khuya cũng nhắc...
"Ra ngoài này, ăn cơm ở canteen ký túc xá không hợp cũng nghĩ nếu mà ở nhà thì đã không phải ăn thế này, tắm nước lạnh cũng nghĩ nếu ở nhà thì mẹ không bao giờ cho vì sợ ốm, rồi thức khuya cũng nghĩ ở nhà giờ này chưa ngủ thể nào cũng bị nhắc", Hằng kể.
Cũng như Nguyễn Mai Chi, Nguyễn Hằng nói như vậy là yếu đuối. Tuy nhiên, 9X cho rằng "sinh viên đi học xa ai chẳng có lúc muốn bỏ hết để về quê với bố mẹ", điều quan trọng là có thể động viên mình vượt qua tất cả hay không.
Theo Zing
10 địa chỉ trang điểm cô dâu đẹp tại Hà Nội mà các nàng sắp cưới chớ bỏ qua Bên cạnh việc lựa chọn mẫu váy cưới, làm tóc... thì makeup là một yếu tố quan trọng trong việc đem đến ngoại hình hoàn hảo vào ngày trọng đại của cô dâu. Trang điểm là một trong những vấn đề được các cô dâu rất quan tâm vì cô dâu nào cũng muốn mình thật xinh đẹp và rạng rỡ trong ngày...