Chồng sản phụ bị báo nhiễm HIV phải bỏ quê
Cái nhìn kỳ thị, xa lánh của nhiều người khiến cuộc sống gia đình ngột ngạt. Chồng sản phụ O. tính bỏ quê đi nơi khác để kiếm sống.
Sợ cái nhìn lạ lẫm
Anh Lê Duy Trọng (SN 1992, chồng sản phụ O., người bị lộ kết quả nghi nhiễm HIV) tâm sự: “Nhớ lại giây phút bác sĩ cho biết vợ tôi đang mang virus HIV, gia đình tôi ai nấy đều đứng tim và rất hoang mang, bởi nếu mắc phải căn bệnh đó thì chẳng còn hy vọng gì. Nhưng cũng may là sau đó không lâu, vợ tôi được kết luận âm tính. Chúng tôi như trút được gánh nặng trên vai”.
Anh Trọng (ngồi bên phải) lo lắng trước khi bị nhiều người kỳ thị, xa lánh. “Nếu chuyện này không được giải thích ổn thỏa, tôi đành đưa vợ con bỏ quê đi lang thang kiếm sống”.
Sau ít ngày nằm viện, vợ anh Trọng (trú phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã được xuất viện. Lần mang thai đầu tiên này, chị O. sinh được con trai kháu khỉnh, khỏe mạnh. Anh Trọng vui mừng khoe: “Cháu sinh ra nặng tới hơn 3kg, trộm vía là từ ngày lọt lòng mẹ, cháu rất ngoan, nhiều người bảo cháu giống tôi”.
Dù chị O. đã được kết luận không bị nhiễm HIV, song gia đình anh Trọng đang đối mặt với sự kỳ thị của nhiều người dân. Ra viện được một tuần, nhưng tâm trạng chị O. vẫn chưa hết hoang mang và sợ hãi. Nhiều lần thấy ánh mắt nhìn chăm chăm của người lạ, chị O. lại tự ti rồi ôm con khóc nức nở.
“Dù đã cho kết quả âm tính, báo chí cũng đã đưa tin rất nhiều nhưng do trước khi xét nghiệm lại, tin vợ tôi nhiễm HIV đã bị lan truyền rộng rãi từ trong ra ngoài bệnh viện nên cho đến lúc này, nhiều người vẫn còn hoài nghi và e ngại khi tiếp xúc với gia đình tôi”.
Anh Trọng bảo, anh và chị O. đã từng nghĩ đến cái chết sau khi nhận tin bị nhiễm HIV. “Lúc nhận tin, vợ chồng tôi vì hoang mang nên đổ tội cho nhau, rồi lần lượt cả hai vợ chồng quẫn trí muốn tự kết liễu đời mình, người thân can ngăn nên chúng tôi không chết”.
Do chị O. mất sữa nên anh Trọng hiện rất vất vả để kiếm sữa nuôi con. “Nhiều người bảo, chắc do O. suy nghĩ nhiều nên mới mất sữa”, anh Trọng chia sẻ.
Video đang HOT
Nghĩ đến chuyện bỏ quê
Anh Trọng sau khi học hết lớp 12 thì đi học nghề, sau đó về mở tiệm cắt tóc tại địa phương. Nhiều năm nay, với tay nghề khá nên tiệm cắt tóc của Trọng rất đông khách. Tuy nhiên, từ ngày xảy ra sự việc trên đến nay, lượng khách ra vào giảm hẳn.
Ảnh cưới của vợ chồng anh Trọng.
“Trước đông khách lắm, nhưng mấy ngày nay thì giảm hẳn. Họ nói tôi cũng bị nhiễm “ết”. Tôi phân trần mãi song không ai hiểu cho. Cứ cái đà này không biết cuộc sống gia đình tôi sẽ ra sao khi mấy miệng ăn chỉ trông cậy vào đồng tiền cắt tóc của tôi.
Trước khi chưa xảy ra chuyện, quán của tôi mỗi ngày ít nhất cũng có khoảng từ 15 đến 20 khách. Tuy nhiên, sau khi có thông tin vợ tội nghi bị nhiễm HIV thì quán vắng hẳn. 5 ngày nay mà chỉ được chưa đến 10 khách, thậm chí có ngày không có khách nào. Nếu thời gian tới chuyện này không lắng xuống, chắc tôi phải thu xếp bỏ nghề, bỏ quê đi làm ăn xa, kiếm tiền nuôi vợ con”, anh Trọng buồn bã.
Chị O.hiện là sinh viên năm cuối của một trường đại học ở Thanh Hóa. Dự kiến sau khi nghỉ sinh, chị O. sẽ quay lại trường học tiếp, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp.”Chừng nào kết quả chưa được công khai thì chuyện thiên hạ đồn thổi sẽ còn tiếp diễn. Cuộc sống gia đình tôi vì thế sẽ chẳng dễ gì ổn định lại”, anh Trọng nói.
Cụ Xoan, một người hàng xóm nhà anh Trọng, cho biết: “Tôi cũng nghe người dân đồn thổi chuyện cháu O. bị nhiễm HIV rất nhiều. Tôi đã biết kết quả âm tính và cố gắng thuyết phục người dân nghĩ lại nhưng nhiều người do trình độ thấp nên vẫn rất dè chừng vợ chồng nó”.
“Tỷ lệ xét nghiệm dương tính giả khá nhiều”
BS Lê Văn Thụ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết, đơn vị này tiếp nhận trường hợp sản phụ O. trong tình trạng sức khỏe khá yếu do mất máu nhiều.
“Bệnh viện tiếp nhận sản phụ O. vào 9h45 sáng ngày 23/8 sau khi được xe của Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa chuyển đến. Sức khỏe chị O. lúc đó có phần khá yếu do mất máu nhiều. Chúng tôi được một cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa TP cho biết không qua văn bản rằng chị O. bị nghi nhiễm HIV nên đã nhanh chóng tiến hành làm thủ tục để chị O. được nhập viện và đưa vào phòng chuyên khoa, lấy mẫu đưa đi xét nghiệm. Đến 10h40 phút cùng ngày, kết quả test nhanh báo chị O. âm tính với HIV”, BS Thụ cho biết.
Theo lời BS Thụ, khi được thông báo tình trạng sức khỏe bình thường, chị O. được chuyển qua khu vực phòng dành cho những bệnh nhân không mắc các căn bệnh lây nhiễm.
Bác sĩ Thụ trao đổi về sự việc.
“Theo nguyên tắc, trong quá trình xét nghiệm test nhanh, thấy nghi ngờ dương tính thì phải tuyệt đối giữ bí mật, không được tiết lộ cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Chỉ có trung tâm y tế dự phòng tỉnh mới có quyền phát ngôn kết luận, còn lại không có một đơn vị nào được phép công bố”, BS Thụ cho hay.
“Việc xét nghiệm có tỷ lệ dương tính giả xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trường hợp kỹ thuật viên Tú để lộ thông tin ra ngoài là sai về nguyên tắc, do thiếu kinh nghiệm, cách thức làm việc có phần chủ quan… Cán bộ kỹ thuật viên xét nghiệm phải là người vững về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp”, BS Thụ phân tích.
Theo Tri thức
5-10% số người dân bị nhiễm "amip ăn não người"
Ở Việt Nam, loại ký sinh trùng "amip ăn não người" đã xuất hiện từ lâu, thâm nhập vào cơ thể người đơn giản là qua phân và nước bẩn.
Xét nghiệm PCR để tìm ra "amip ăn não người" tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Ngày 30-8, tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vừa ghi nhận bệnh nhân đầu tiên tử vong do não đã bị ký sinh trùng amip tấn công và "ăn thịt" các tổ chức tế bào não. Tuy nhiên, theo PGS - TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng khoa Ký sinh trùng (ĐH Y Hà Nội), loại ký sinh trùng này đã xuất hiện từ lâu, thâm nhập vào cơ thể người đơn giản là qua phân và nước bẩn.
TS Đề cho biết: Đề tài nghiên cứu được ông công bố gần đây cho thấy: Amip phân bổ trên khắp các tỉnh/thành. Loại ký sinh trùng đường ruột này lây lan và phát tán chính qua phân, nếu phân có chứa mầm bệnh được mang đi tưới rau hoặc được đổ thải xuống sông, hồ thì theo đó mà lây lan. Chính vì thế, người dân ở nông thôn, nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn tương ứng với người dân thành thị, nam giới. Tuy nhiên, trẻ em không phải là đối tượng mắc nhiều. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng, tức là số người có bào nang trong người khoảng 5 - 10%. Tuy nhiên, nó chỉ thể hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi trong ruột, hoặc khi cơ thể yếu, sức miễn dịch kém. Từ ruột, amip sẽ theo đường máu đi lên gan gây áp xe gan, lên não gây áp xe não... Việc xuất hiện amip ở não, tại Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TƯ, ĐH Y Hà Nội đã ghi nhận có nhiều trường hợp. Tuy nhiên, hiếm gặp ca tử vong. Bởi nếu được chẩn đoán đúng bệnh, kịp thời thì có thể khỏi hoàn toàn.
Ca tử vong ghi nhận tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM có thể là do bệnh nhân đã đến muộn, hoặc tổ chức não bị áp xe là vùng nguy hiểm - nơi có chức năng quan trọng, vì thế sự tổn thương ở não là nặng nề gây ra cái chết. Amip làm hủy hoại tổ chức não nên bệnh được gọi là áp xe não do amip gây tử vong.
Ký sinh trùng amip có thể tồn tại trong mọi loại rau nếu được tưới bằng phân hoặc nước bẩn
Theo đề tài công bố của TS Đề, ký sinh trùng amip có thể xuất hiện trong tất cả mọi loại rau nếu được tưới bằng phân hoặc nước bẩn chứa mầm bệnh. Khi rau, thức ăn được nấu chín qua nhiệt độ 70 độ C thì mầm bệnh sẽ bị diệt. Vì thế, chỉ bằng thực hành ăn chín uống sôi, không tắm ao hồ nước bẩn, rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đã có thể phòng nhiễm amip được.
Tuy nhiên, TS Đề cũng lưu ý ông đã gặp nhiều bệnh nhân từ nặng đến nhẹ, nhiều trường hợp tử vong oan do cơ sở y tế không chẩn đoán đúng bệnh nhân đã bị nhiễm ký sinh trùng nên chữa theo hướng bị u chẳng hạn. Bệnh nhân bị hội chứng lị ở ruột, siêu âm thấy trong gan có ổ áp xe, chụp CT thấy ổ áp xe não thì cần xét nghiệm elisa xét nghiệm máu và phân, nếu đúng nhiễm amip, hoặc các loại giun sán chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Theo bệnh viện Mắt TƯ, mỗi năm tại đây cũng ghi nhận từ 4 - 5 trường hợp viêm loét giác mạc do amip. Khi mắt bị va đập, dẫn đến tổn thương loét, ký sinh trùngamip sẽ từ ngoại cảnh môi trường (như bùn đất, vật bẩn) thâm nhập vào tổ chức mắt qua chỗ tổn thương, gây nên loét giác mạc. Nếu phát hiện sớm một vài ngày sau đó và đến bệnh viên điều trị, thị lực có thể phục hồi. Nếu muộn, điều trị sẽ khó khăn do vết loét đã sâu, lượng ký sinh trùng đã sinh sôi nảy nở nhiều, khó diệt, khiến mắt bị đau nhức, lâu ngày sẽ dẫn đến hỏng và phải bỏ mắt.
BS Nguyễn Hoan Phu - Phó khoa Nhiễm Việt - Anh bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm loại amip trên cho biết: Khi amip naegleria fowleri thâm nhập vào mũi sẽ theo cơ quan xúc giác tấn công lên não. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng hai tuần bị nhiễm trùng và bao gồm nhức đầu, sốt, buồn nôn, nôn mửa và cổ cứng. Sau đó, bệnh nhân trở nên bối rối, không thể tập trung và có thể bị co giật, ảo giác. Nhiễm trùng bệnh tiến triển nhanh và thường gây ra tử vong trong sau 3-7 ngày.
Theo TS BS Mạnh Siêu - GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM: "Đây là loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao - chiếm từ 95-98%. Trong tự nhiên, do nước ngọt bề mặt rộng lớn, amip nếu có tồn tại cũng không thể gây bệnh cho tất cả mọi người, vì thế cho nên tần suất nhiễm bệnh rất thấp, không gây thành dịch.
Ở nước ngoài, người ta chỉ sợ môi trường hồ bơi, khi có quá nhiều người tập trung vào một chỗ, khả năng amip từ xoang mũi của người này đi vào nước và lan sang người khác cao, do đó cần đề phòng bệnh lây lan trong hồ bơi. Nhưng ở nước ta, các hồ bơi được cho thuốc sát trùng rất nhiều, khó có khả năng amip tồn tại.
Để phòng tránh, tốt nhất khi bơi ở ao hồ, sông suối, không nên nuốt nước hoặc để bị sặc nước vào mũi, ngoài ra nên uống nước chín để loại trừ amip. Biện pháp khử trùng nước tự nhiên không khả thi. Đây là bệnh hiếm gặp nên người dân không nên hoang mang lo lắng...".
Theo ANTD
Mã độc Windows ẩn chứa trong ứng dụng iOS Khi tải phần mềm từ App Store thông qua công cụ iTunes, máy tính chạy hệ điều hành Microsoft Windows có khả năng sẽ bị nhiễm malware. Apple đã áp dụng nhiều bước nghiêm ngặt trong quá trình thử nghiệm nhằm đảm bảo các phần mềm trên kho App Store không gây nguy hiểm cho thiết bị của họ (iPhone, iPad, iPod Touch)....