Chống rét ở chốn… “không ai muốn vào”
“Sáng 4-1, nhận mấy trăm chiếc áo trấn thủ do CATP cấp phát, Ban Giám thị quyết định phát gần hết cho các can phạm, phạm nhân, chỉ giữ lại 50 cái để dự phòng cho các trường hợp mới vào trại.
Suốt đợt rét này, công tác kiểm soát được chúng tôi tăng cường chặt chẽ hơn, để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp ốm đau do giá rét”, đồng chí Bùi Ngọc Bình – Giám thị trại tạm giam số 1 CATP Hà Nội chia sẻ.
Giữ lửa bếp than những ngày giá rét
Không để phạm nhân bị lạnh
Đường từ nội thành Hà Nội về trại tạm giam số 2, cỡ gần 20km, buổi sáng 4-1, bắt gặp khá nhiều cảnh chống rét của người dân. Mấy bác “ xe ôm” đốt vài thanh củi ở ngay đầu phố Định Công, chia nhau từng đầu mẩu thuốc lá.
Trước đó, đoạn ngang qua gầm cầu dành cho người đi bộ ở cổng bệnh viện Bạch Mai, bỗng cảm thấy ấm áp vì chị chủ quán nước mắc mảnh áo mưa chắn gió, bắc cái bếp than hoa be bé phục vụ khách xơi chè chén, kẹo lạc.
Tiếng xuýt xoa vọng ra từ quán nước: “Hôm nay đỉnh lạnh đấy, dưới 10 độ C, trẻ con được nghỉ học hết”… Những hạt mưa phùn, dù không đủ ướt nhưng nhiều người đi đường vẫn choàng thêm cái áo mưa để chống lạnh.
“Anh em tỏa hết xuống các phân trại để kiểm tra công tác chống rét ở các phòng, buồng rồi”, Đại tá Nguyễn Công Dụng – Giám thị trại tạm giam số 2 thông tin ngắn gọn, rồi đưa tôi đi thực tế xuống một số phân trại giam giữ can phạm, phạm nhân, và khu bếp. 10h45 đã thấy nhiều tiếng lao xao đằng sau những chấn song sắt, khác hẳn dịp tháng 4 vừa rồi về trại 2, cũng giờ này, vẫn bắt gặp các phạm nhân nhổ cỏ, xây tường.
Như đoán được thắc mắc của khách, Đại tá Dụng giải thích: “Bình thường giờ này vẫn đang là giờ lao động của phạm nhân. Nhưng vì rét quá nên Ban Giám thị quyết định “đẩy” sớm giờ nghỉ, bố trí để can phạm, phạm nhân ăn cơm sớm rồi vào buồng”.
Lý tưởng nhất ở trại tạm giam số 2 những ngày giá rét này, có lẽ chính là khu vực bếp nấu ăn. Vừa vào cổng khu bếp, tôi bắt gặp mấy phạm nhân đang hăm hở, thoăn thoắt bưng những âu cơm, canh lớn đi lại. Một số khác cặm cụi múc nước ở cái bể lớn giữa sân. Đa phần đều mặc sơ mi dài tay.
Sự lạ này được Đại úy Trần Tiến Dũng – cán bộ quản giáo đội bếp bật mí: “Làm ở khu bếp mà mặc nhiều áo thì không thể hiệu quả được; thứ nhất do vướng, thứ hai do… nóng”. Ra là vậy, những phạm nhân có quá trình cải tạo tốt được “biên chế” vào tổ nấu ăn, chuyên phụ giúp cán bộ quản giáo rửa rau, thổi cơm, và nhất là duy trì sao cho 4, 5 cái bếp than cỡ lớn không được tắt lửa.
Video đang HOT
Từ đầu trận rét dài gần 1 tuần qua, tổ bếp khá vất vả, phải lo nước uống ấm nóng cho can phạm, phạm nhân; chuẩn bị những suất cơm, canh nóng, chín đến đâu, chuyển ngay đến đó, vào từng buồng, phòng. Vì trời rét, nên thời gian hoàn thành các phần việc này đều phải đẩy sớm lên, cũng như tăng độ nóng cho các suất ăn, uống.
“Gần 1 tuần qua, đơn vị chưa ghi nhận trường hợp can phạm, phạm nhân nào ốm, đau do trời rét. Công tác đảm bảo an ninh được duy trì tuyệt đối an toàn. Giữ được như thế, dù bản thân có rét cũng vẫn cảm thấy vững lòng”, Đại tá Nguyễn Công Dụng tâm sự.
Chữ “Tâm” của người quản giáo
Đến Trại tạm giam số 1, tinh thần và biện pháp… chống rét của Ban Giám thị dành cho các can phạm, phạm nhân cũng đầy tình người, hết sức hiệu quả. Những miếng ni-lon, vải bạt lớn được căng lên, che chắn các đoạn hành lang, các dãy đầu hồi, nơi có thể hút gió đẩy vào các phòng, buồng giam giữ.
Hỏi chuyện phạm nhân tên Nam vừa đi lao động về, rằng sợ rét hay sợ nóng; anh chàng mau miệng: “Thưa cán bộ, sợ rét hơn ạ”. Là bởi, mùa hè nóng, nhưng Trại 1 còn có thể bố trí những cây quạt công nghiệp cho thốc gió vào từng buồng, phòng.
Nhưng mùa rét, nhất là khi nhiệt độ dưới ngưỡng 10 độ C như những ngày này, Ban Giám thị không thể áp dụng cách chống rét cho phạm nhân như cái cách mà những người ở bên ngoài kia làm, đốt lửa. Bởi, lửa bị cấm trong các khu phân trại. Căng ni-lon, bạt là một biện pháp.
Biện pháp hiệu quả khác là gia cố, che chắn kín các ô cửa sổ, hành lang; song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cao nhất: chống rét nhưng cán bộ quản giáo vẫn nắm được diễn biến trong các buồng, phòng giam.
Trại 1 vừa nhận được 800 chiếc áo trấn thủ, và phát ngay 750 chiếc cho can phạm, phạm nhân. Giám thị Bùi Ngọc Bình thông tin, một lượng lớn chăn bông của trại cũng đã được phát trong mấy ngày qua, cùng với chiếu, gối. Ban Giám thị trại tạo điều kiện để gia đình các can phạm, phạm nhân mua chăn, áo bông gửi vào.
Tất nhiên, công tác kiểm soát đồ gửi được tiến hành hết sức chặt chẽ, và khuyến khích các gia đình mua đồ ngay trong trại. Một tình tiết mà có lẽ nhiều can phạm, phạm nhân không biết, đó là việc phát áo trấn thủ, chăn bông được ưu tiên hàng đầu cho những trường hợp không có thân nhân thăm nuôi.
Trung tá Nguyễn Xuân Nam – Phó Giám thị trại tạm giam số 2 kể, hôm phát chăn cho phạm nhân tên Hùng, quê Ninh Bình; Hùng rất bất ngờ khi được giám thị gọi đến để nhận chăn bông và đôi giày ba ta. Cậu ta còn tưởng giám thị… nhầm.
Cho đến khi biết là “quà” của Ban Giám thị cho để chống rét, Hùng cứ khóc mãi. Có thể lắm chứ, chiếc chăn bông và đôi giày ba ta ấy sẽ giúp Hùng sớm hướng thiện, sớm có cuộc hành trình mới làm lại cuộc đời.
Trại 1 những ngày giá rét này có một vài can phạm đổ bệnh vì lạnh, như viêm xoang, ho, phế quản. Giám thị Bùi Ngọc Bình trầm ngâm, “đó là những trường hợp cơ địa yếu, lại thêm giá lạnh. Tuy nhiên đến thời điểm này, chưa ca nào bị biến chứng phức tạp”.
Các trại tạm giam CATP đã chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc; đội ngũ y, bác sỹ bệnh xá ứng trực 24/24h để xử lý những trường hợp đổ bệnh do giá rét. “Bọn mình đã quen rồi những đợt chống rét, chống lại sự khắc nghiệt cho can phạm, phạm nhân. Đó cũng là một trong những biện pháp giúp mỗi phạm nhân tự hiểu, tự thấm thía, cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về cộng đồng”, Giám thị Bùi Ngọc Bình nói.
Theo Minh Hà
An ninh thủ đô
Xuân về sớm trên bản Khâu Vai
Những đứa trẻ run rẩy trong giá rét, vui mừng đón nhận những món quà tình nghĩa, rồi nhanh lẹ đi ngay vào đôi chân trần nhem nhuốc.
Sáng 31-12, sau một hành trình vật lộn với cung đường hiểm trở từ Hà Giang đến với xã đặc biệt khó khăn Khâu Vai, Mèo Vạc đoàn công tác xã hội tình nghĩa từ Thủ đô Hà Nội đã có mặt tại sân trường xã Khâu Vai trong niềm phấn khởi của cô, trò và dân bản. Từ những hình ảnh người dân lam lũ bên đường từ huyện lỵ Mèo Vạc vào Khâu Vai mà chúng tôi nhìn thấy, cho đến những em nhỏ có mặt tại sân trường như một chiếc kim châm nhói lòng những người miền xuôi. Trong giá rét, các em nhỏ mong manh chiếc áo cũ kỹ sờn rách đứt khuy, những đôi chân trần non nớt lấm lem đất cát, tôi chưa bao giờ nghĩ đó là những thứ bọn trẻ dùng để đối chọi lại với mùa đông buốt giá của cái rét 5 độ C miền núi đá này.
Tất cả những món quà từ miền xuôi đến với vùng núi đều là vốn quý. Trong cái rét của mùa đông này, những tấm lòng hảo tâm từ muôn nơi, đặc biệt là những người ở Thủ đô Hà Nội muốn chia sẻ với đồng bào biên viễn, muốn các em nhỏ ấm hơn trong giá lạnh, vậy là họ đã chay đôn, chạy đáo để tìm kiếm mỗi nơi từng đồng lẻ mua đồ mang đến vùng cao. Đã có nhiều đoàn đến với Hà Giang, đến với những huyện xã, thôn, bản nghèo của nơi này. Còn đối với chúng tôi, những người chiến sỹ Công an Thủ đô làm báo đã coi vùng khó là điểm đến sẻ chia trong suốt hành trình gần 40 năm hoạt động nghề nghiệp.
Ấm áp những món quà từ miền xuôi đến với vùng sâu, miền núi
Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng cuộc đồng hành nghĩa tình này còn có các phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội như PA71, PB11 đã đi đến những nơi tận cùng của những bản nghèo để có hành động thiết thực, giúp đỡ, tặng quà. Không nằm ngoài mong muốn sẻ chia nơi gian khó, UBND Phường Bạch Mai cũng luôn tham gia tặng quà vùng cao với vai trò tích cực, hay cơ sở Thẩm Mỹ viện Hải Duyên, số 2 Lê Trực đã coi hoạt động hỗ trỡ người nghèo như trách nhiệm lớn. Thực hiện theo điều Phật pháp răn dạy, nhiều năm qua Ban đại diện Phật giáo gồm: Ni sư Thích Đàm Nhung - Chùa Vân Hồ; Ni trưởng Thích Đàm Đạt- Chùa Sở Thượng; Ni sư Thích Đàm Đức- Chùa Quan Hoa; Ni sư Thích Đàm Thu- Chùa Trung Kính Hạ; Ni sư Thích Đàm Minh- Chùa Bộc đã phát nguyện từ trao quà ở nhiều nơi. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 9 đến tháng 12-2012 đã có 2 chuyến trao quà và xây nhà bán trú cho trường học ở huyện Mèo Vạc.
Những món quà gửi tới các em nhỏ, trường học, đồng bào nghèo như lời tri ân của người miền xuôi đối với đồng bào vùng biên cương của Tổ quốc. Mỗi chuyến đi là một hành động thiết thực của những người chiến sỹ Công an Thủ đô, của nhà chùa và lãnh đạo phường cơ sở nơi Thủ đô- trái tim của cả nước.
Và trong những ngày cuối năm trên nẻo đường huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Hà Giang đã tràn ngập vào niềm vui của một mùa xuân đến sớm.
Đây là lần thứ 3 Ni sư Thích Đàm- Chùa Vân Hồ Nhung đến với vùng cao nghèo khó huyện Mèo Vạc, Hà Giang để hỗ trợ "Chăn ấm mùa đông"
Những đôi chân trần trong giá rét 5 độ C
Trong giá lạnh cậu bé này đến trường mà không có đủ một bộ quần áo ấm
Nữ chiến sỹ trẻ phòng PA 71- CATP Hà Nội rất năng nổ trong công tác hoạt động xã hội,
mỗi khi đơn vị tổ chức đi vùng cao Hà Giang
Chủ tịch UBND phường Bạch Mai (người đeo kính) và nữ sỹ quan phòng PB11-CATP Hà Nội
trao quà bà con nghèo xã Khâu Vai, Mèo Vạc.
Quà của Báo An ninh Thủ đô đến với vùng nghèo khó Khâu Vai, Mèo Vạc
Bà Hải Duyên- Giám đốc cơ sở Thẩm mỹ viện Hải Duyên (người ngoài cùng bên trái) chuẩn bị trao quà cho hộ nghèo tại xã Cán Tỷ, Quản Bạ. Bà Duyên đã nhiều năm đồng hành cùng báo ANTĐ đến các vùng miền nghèo khó
Mùa đông giá huyện vùng cao Hà Giang như cắt da, thịt.Vẫn còn nhiều em nhỏ,
và hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.
Vùng cao đang vẫn rất cần sự quan tâm của miền xuôi
Nữ chiến sỹ phòng PA71-CATP Hà Nội trao tặng quà cho cô giáo trường Khâu Vai
Bà con dân bản xã Khâu Vai hôm nay được nhận quà như đón nhận một mùa xuân về bản sớm
Những trẻ em đi học sẽ ấm áp hơn với bộ quần áo, đôi tất vào ngày đông giá
Người mẹ với những đứa con vui hơn trên con đường về bản Khâu Vai
sau khi được tặng chăn ấm, mì và gạo
Theo ANTD
Sapa lạnh âm 1 độ C, băng tuyết xuất hiện Sáng 30/12, cái rét âm 1 độ C đã khiến khu vực đèo Ô Quý Hồ, Cổng trời(Sapa, Lào Cai) ở độ cao gần 2.000 m bị băng tuyết phủ kín. Dự kiến, đợt băng tuyết đầu tiên của mùa đông năm nay có thể kéo dài 2 - 3 ngày nữa. TTXVN dẫn nguồn từ Trạm kiểm lâm Núi Xẻ (Vườn Quốc...