Chồng quê, vợ phố ‘nhục’ làm sao!
Chị sinh ra trong gia đình cán bộ công chức ở Hà Thành, anh là quê mãi tận Nghệ An, đôi vợ chồng trẻ lập nghiệp ở phố, cuộc sống không sung túc nhưng cũng vào loại khá giả.
Vậy mà mỗi lần về quê chồng hay có bố mẹ chồng ra chơi là chị lại gặp tôi than thở đủ chuyện. Rồi chị hỏi tôi cách sống của người quê như thế nào để lần sau chị còn biết mà cư xử. Thực ra, vấn đề của chị bạn tôi cũng là vấn đề của không ít phụ nữ thành phố lấy chồng xuất thân từ nông thôn, nhất là những cặp vợ chồng trẻ còn ít kinh nghiệm.
Bố, mẹ chồng ra thăm
Có người khác đến ở trong nhà, tất nhiên mọi sinh hoạt sẽ có sự thay đổi. Nhưng nếu người đó là bố hay mẹ chồng thì cách cư xử của chị em càng phải khéo léo hơn để tránh những chuyện không hay. Trường hợp của chị M là một ví dụ. Hôm đầu bố chồng ra, chị hào hứng vào nhà hàng mua hẳn một con gà hấp muối về bồi dưỡng cho ông mau lại sức sau chuyến đi đường xa. Món ấy anh chị và thằng bé con cũng chưa được ăn bao giờ. Thế mà, ông cụ vừa nếm xong một miếng đã chê:
- “Bố đã bị yếu thận lại còn mua cái đồ mặn thế này, ăn làm sao được”
Cả bữa hôm đó ông chỉ ăn độc mỗi canh. Những ngày sau, con dâu làm món nào ông cũng kêu không hợp khẩu vị, chưa được một tuần sau ông xin phép về. Trường hợp của chị M đáng lẽ không đến mức mất lòng bố chồng như vậy nếu như chị biết trước được những thói quen ăn uống ở quê và chịu khó làm những món mà bố chồng thích để chiều lòng ông.
Một tình huống nữa là bố mẹ chồng ở quê không quen với việc sử dụng những đồ dùng gia đình hiện đại như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga… Nhiều chị em thay vì hưóng dẫn cho các cụ thì lại”cấm vận” ông bà vì không yên tâm. Đó là chưa kể đến việc có người còn không dám cho ông bà gần gũi cháu. Dần dần các cụ nảy sinh tâm lý mặc cảm, thấy con dâu coi mình là nguời thừa trong nhà. Có người để bụng ấm ức về quê mới kể, cũng có người phàn nàn với con trai, rồi chồng nói vợ, vợ cãi lại, thế là sinh chuyện.
Một tình huống nữa là bố mẹ chồng ở quê không quen với việc sử dụng những đồ dùng gia đình hiện đại như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga… Nhiều chị em thay vì hưóng dẫn cho các cụ thì lại”cấm vận” ông bà vì không yên tâm. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chị H ở cơ quan tôi vừa kể lại một tình huống dở khóc dở cười thế này: “bà cụ ở bẩn quá, một bộ quần áo mặc mấy ngày không chịu giặt, mỗi lần bà bế cháu mình đều phát hãi, đã thế có hôm bà còn vạch ti cho con bé bú rồi nựng “ti bà thích hơn ti mẹ nhỉ” mình bảo “mẹ làm thế mất vệ sinh cho cháu” thế là bà dỗi: ngày xưa tao nuôi chồng mày thì đã sao”.
Qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng việc ứng xử như thế nào với bố mẹ chồng từ quê ra thăm đối với các chị em là điều không đơn giản. Trước hết, chị em nên xác định tư tưởng bố mẹ chồng từ quê lặn lội ra cũng là vì thương con nhớ cháu. Tấm lòng của ông bà là điều rất đáng quý. Hãy thay tâm trạng không thoải mái khi nghe tin bố mẹ chồng ở quê ra bằng việc chuẩn bị chu đáo để đón tiếp ông bà. Đó không chỉ là chuẩn bị về vật chất, đồ dùng, nơi ăn chốn ngủ mà chị em cũng nên chuẩn bị cả tâm lý cho mình nữa. Những ngày đó, đừng nên tỏ ra bận rộn quá mà nên dành thời gian nhiều hơn để gần gũi ông bà, vừa giúp ông bà làm quen với cuộc sống mới, vừa hiểu được sở thích, suy nghĩ của ông bà từ đó lựa cách ứng xử.
Về quê chồng
Chị L không hiểu vì sao mà ở quê không ai niềm nở với chị, mặc dù anh chị làm ăn khấm khá, mỗi lần về đều đóng góp một số tiền lớn, khi thì xây nhà thờ họ, lúc lại ủng hộ làm đường bê tông, lại còn mang bao nhiêu quà cáp cho người này người kia. Nhưng qua việc tìm hiểu những gì chị làm thì tôi đã có câu trả lời. Anh chị đều là dân kinh doanh, công việc bận rộn nên mỗi năm nếu không có việc gì đột xuất thì cũng chỉ tranh thủ về quê nội được hai ba lần. Mỗi lần như vậy chị đều mang theo từ đồ ăn, thức uống đến cảc bếp ga du lịch để tự phục vụ luôn. Cái gì ở quê chị cũng cho là không hợp vệ sinh, không đủ dinh dưỡng…
Vốn là con gái thành phố nên những việc tay chân ở quê chị không quen làm. Đến nỗi nhà phơi lúa, trời mưa, từ bố mẹ cho đến anh chị em chồng ai cũng chạy vội chạy vàng ra hót lúa cho khỏi ướt, vậy mà chị cứ bình thản như không. Con bé chị chẳng cho chơi với đứa nào trong xóm. Chị thấy trẻ con ở quê lấm lem, luộm thuộm quá. Dần dần, chị tự tạo ra một sự cách biệt với gia đình chồng và láng giềng. Người ta ngại tiếp xúc với chị. Trẻ con trong xóm cũng không đứa nào dám chơi với con bé nhà chị nữa.
Chị em ở thành phố dù không phải đi làm dâu nhưng việc ứng xử với gia đình chồng không phải ai cũng có thể làm tốt. (ảnh minh họa)
Thực ra sự cẩn thận một cách thái quá như chị L là không hợp lý. Dân gian ta có câu “nhâp gia tuỳ tục”. Việc chuyển cả cuộc sống ở phố về quê theo mình là điều không thể, vậy thì tại sao chúng ta không tìm cho mình những niềm vui nho nhỏ từ việc thay đổi không khí cuộc sống hơn là khép kín cửa mà phàn nàn. Những nàng dâu từ phố về, tất nhiên không ai bắt ra đồng gặt lúa hay làm những việc nặng nhọc khác, nhưng điều đó không có nghĩa là chị em cứ yên tâm ngồi chơi xơi nước.
Một vài công việc nhỏ mà chị em làm như chịu khó cầm cái chổi quét sân, quét nhà, ra vườn nhổ cỏ, trồng rau, hay chịu khó đi chợ rồi vào bếp làm những món ăn ngon cho các thành viên trong gia đình thưởng thức…sẽ làm cho hình ảnh của chúng ta trở nên đẹp hơn trong mắt gia đình chồng và hàng xóm láng giềng ở quê đấy. Chuyện thăm hỏi, tặng quà cũng cần chú ý, hãy tỏ ra cởi mở, chân tình, tránh sự trịch thượng, bề trên trong lời ăn tiếng nói.
Chị em cũng nên quan tâm cách ăn mặc của mình, dân gian chẳng nói “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Hãy cất đi những bộ đồ đắt tiền hoặc quá kiểu cách vì chúng không phù hợp với khung cảnh làng quê vốn chỉ quen với sự giản dị. Chị em cũng không nên cấm con chơi với trẻ con ở quê. Ngược lại, cần phải khuyến khích cháu bé. Điều này vừa tạo cho cháu tính hoà đồng, vừa giúp cháu có thêm những điều thú vị từ chuyến về quê.
Chị em ở thành phố dù không phải đi làm dâu nhưng việc ứng xử với gia đình chồng không phải ai cũng có thể làm tốt. Sự khác biệt trong lối sống, phong tục tập quán ở quê và thành phố là điều có thể nhận thấy.Tuy nhiên sự khác biệt này hoàn toàn không đáng ngại nếu chị em biết điều chỉnh cách ứng xử của mình. Quan trọng nhất là, mọi lời nói và việc làm đều phải đặt trên nền tảng của sự chia sẻ, cảm thông chân thành, tránh hiện tượng “bằng mặt nhưng không bằng lòng” trong các mối quan hệ với bố mẹ và gia đình chồng của những nàng dâu thành phố.
Theo VNE
Ớn lạnh khi ngủ với chồng
Tối nào anh mệt là nằm ngay như khúc gỗ, ôm chồng mà không được chồng ôm lại, chán nản vô cùng.
Lúc lạnh lùng như khúc gỗ
Người ta nói, không gì hạnh phúc bằng việc được ở cùng với người mình yêu, và được chính người chồng của mình ân ái, vui vẻ thì còn gì bằng. Nhưng chẳng thể hiểu nổi, khi gần chồng, người mà tôi yêu thương và trao hết tình cảm, mọi thứ lại trở nên tồi tệ như vậy. Tôi không lý giải được trong đầu anh nghĩ gì mà lại có nhiều hành động kì quặc đến thế.
Có nhiều lần, tôi buồn chuyện công ty, chỉ muốn được ngả đầu vào anh, được anh yêu thương, vuốt ve. Nhưng khi tôi tỏ ra mệt mỏi thì anh càng xa lánh. Anh dường như không muốn là người bên cạnh tôi khi đó. Anh chỉ cho rằng tôi lắm chuyện, nói nhiều rồi hay kêu than.
Khi nào tôi nói &'chán quá, mệt mỏi quá' là y như rằng nhận lại được câu: "em thì có lúc nào vui đâu" làm tôi cụt cả hứng. Chỉ mong được chồng ôm vào lòng khi ngủ, vậy mà anh cứ nằm ngay như khúc gỗ. Tôi lay người chồng, đánh thức anh, anh cũng mặc kệ. Một mình tôi cứ nằm nói chuyện, nghĩ là anh đang nghe, nhưng quay sang thì anh đã ngủ từ khi nào rồi.
Khi nào tôi nói &'chán quá, mệt mỏi quá' là y như rằng nhận lại được câu: "em thì có lúc nào vui đâu" làm tôi cụt cả hứng. (ảnh minh họa)
Tối nào anh mệt là nằm ngay như khúc gỗ, ôm chồng mà không được chồng ôm lại, chán nản vô cùng. Cảm giác mình bị cô lập, tủi thân hết cỡ. Tôi quay sang ôm anh, để cố tình khiến anh có cảm giác, để anh tỉnh giấc nhưng anh cứ mặc kệ. Biết vợ muốn được chiều anh cũng bơ luôn, không bận tâm.
Khi thì cuồng loạn như... hổ
Anh thường không để ý tới cảm giác của tôi. Khi nào anh cũng làm theo ý mình. Thích thì chiều vợ không thích thì thôi. &'Khúc gỗ' là chồng bỗng một ngày hoang dại, anh nổi cơn khát khao dục vọng, chưa về tới nhà anh đã không cho vợ làm gì cả, ôm chầm lấy vợ và vuốt ve, âu yếm. Nhiều khi người làm vợ như tôi hoảng quá, bảo sao anh lại làm thế thì anh cứ hành động, không cần trả lời câu hỏi của tôi.
Nhất là những khi anh say rượu, anh đi đâu về mà có tí men trong người là y như rằng không đừng được chuyện ấy. Anh lôi tôi vào như một người tình chỉ chuyên phục vụ anh chuyện chăn gối, anh không để ý tới lời nói, sự sợ hãi hay chán chường của tôi. Anh cứ vồ lấy tôi như hổ dữ vậy. Tôi cảm thấy sợ hãi vô cùng.
Đôi khi tôi cần sự ân ái của chồng, nhưng không phải là như lúc này. Sự nhẹ nhàng, tình cảm mới khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Khi tôi kêu than thì anh càu nhàu nói là, thích thì anh làm tới, chứ đừng có kiểu khi anh không muốn thì lại kì kèo anh. Anh muốn cho tôi chừa đi, cho tôi thỏa mãn đi để lần sau đỡ đòi.
Những lời anh thốt ra khiến tôi ghê sợ con người ấy, rùng mình và ớn lạnh. Tại sao lại có người chồng có tư tưởng như vậy chứ, anh định biến tôi thành trò hề sao? Tôi đâu phải người đàn bà khát dục vọng tới lúc muốn anh giải quyết nhu cầu ngay cho tôi đâu, tôi chỉ muốn được anh yêu thương, muốn được tình cảm chân thành của chồng chứ không phải sự gượng ép hay vũ phu trong cả quan hệ tình dục. Thật sự, sau lần ấy, tôi không dám gần chồng. Nằm gần anh tôi còn cảm thấy sợ hãi chứ đừng nói là ân ái, yêu đương. Tôi thề là sẽ không bao giờ đòi hỏi gì ở anh nữa, hoặc là tôi sẽ sống ly thân với anh ta.
Theo VNE
Chồng mượn bồ tới chăm sóc khi tôi đẻ Khi đang mang thai, tôi phát hiện chồng ngoại tình với một cô gái trẻ, xinh đẹp... Đau khổ thay, đó chính là cô gái chơi cùng trong đội bạn bè ngày trước với cả hai vợ chồng. Vì từ ngày lấy nhau tôi không tham gia đội đó nữa nên cũng không biết anh có thường xuyên qua lại hay không. Những...