Chồng quá tiết kiệm không cho chụp ảnh cưới
Những cuối cùng, tôi lại chẳng được toại nguyện. Khi yêu nhau, anh hứa hẹn với tôi đủ thứ, anh nói yêu tôi và sẽ chăm sóc tôi suốt đời, sẽ cho tôi trở thành người phụ nữ hạnh phúc. Nhưng đàn ông ai chẳng hứa như vậy, cũng cứ mãi hứa rồi cũng sẽ quên.
Gia đình anh không giàu có, nếu không muốn nói là bình thường. Bố mẹ anh cũng làm nhà nước, nhưng lương lậu cũng tạm tạm. Còn anh, công việc ở trên thành phố cũng kiếm được chục triệu. Tôi là một cô gái được cho là xinh xắn, nhiều bạn bè nhận xét tôi như vậy. Anh và tôi yêu nhau từ khi còn theo học đại học, tình cảm thắm thiết vô cùng. Sau khi ra trường, hai đứa thuê nhà ở thành phố và lập nghiệp.
Khi mọi thứ đã ổn định, công việc cũng xuôi xuôi, chúng tôi tính chuyện cưới xin. Anh chạy vạy lo lắng mọi thứ để tính chuyện lấy vợ. Những ngày tháng đó, tôi cũng gầy đi nhiều vì nghĩ ngợi. Con gái đi lấy chồng ai chẳng vậy, ai cũng lo lắng dù là rất hạnh phúc khi được sống với người mình thương yêu. Nhưng trăm nỗi lo đè nặng lên vai hai đứa. Cỗ bàn ở quê thì bố mẹ tính toán lo cho hết, chúng tôi chỉ còn mỗi việc là đi chụp ảnh cưới thôi.
Tôi vốn mơ ước mình sẽ chụp được một bộ ảnh cưới để đời, một khung cảnh lãng mạn thể hiện một tình yêu thật đẹp với anh. Tôi dự tính sẽ đi Sapa, đi Mộc Châu, hay đi Cô Tô để chụp ảnh. Nhưng anh có vẻ không hào hứng. Anh nói ảnh hình quan trọng gì, cứ chụp ở Hà Nội thôi. Anh làm tôi mất hứng, vì đời người chỉ có một lần được mặc áo cưới, ai lại làm qua loa như vậy. Có bộ ảnh còn làm kỉ niệm, khoe với con cái sau này.
Tôi nói thì anh cứ à ừ cho xong chuyện, rồi lai cứ bảo thư thư, chọn ngày đẹp rồi anh tính. Thấm thoát mà ngày cưới cũng chỉ còn 1 tháng nữa, thế mà chưa có một tấm ảnh nào. Anh bảo, giờ chỉ còn mỗi việc chụp ảnh nên không lo, lại chụp ở Hà Nội thì anh nhờ bạn anh, cũng là nhiếp ảnh chụp cho, không cần phải tính toán. Tôi chưa từng thấy anh nói với tôi một lần quyết đoán về việc anh chọn Hà Nội làm nơi chụp ảnh. Tưởng đó chỉ là câu nói đùa, anh còn bảo sẽ từ từ rồi tính. Tôi nghĩ anh sẽ chiều theo ý tôi mà chọn một nơi nào sang trọng chụp như nguyện ước.
Nói rằng không có tiền thì không phải. Tiền chụp ảnh cưới chúng tôi đã chung nhau, dành ra một khoản rồi. Các thứ khác cũng lo xong hết, chỉ còn đợi mỗi bộ ảnh cưới này thôi. Thế mà anh lại nuốt lời, không chụp ở nơi tôi thích nữa. Giờ thì chụp ở Hà Nội, nhưng chẳng phải là mơ ước của tôi.
Video đang HOT
Rồi anh lại chần chừ không chịu chụp. Còn 2 tuần nữa, anh bắt đầu cuống cuồng bảo tôi là đi chụp. Khi ấy tôi hụt hẫng lắm, tôi quát anh, anh lại cau có mặt mày bảo tôi cứ quan trọng quá chuyện hình thức. Dù đó là hình thức nhưng là bô mặt cả đời, còn là kỉ niệm gắn với mình cả đời, làm sao có thể làm qua loa được. Tiền cũng tính toán, có cả rồi, sao anh cứ không chịu làm.
Thế mà tôi không ngờ, anh đưa tôi đến một salon ảnh cưới hoàn toàn xa lạ, chẳng ở đâu xa hoa cả, đó là nhà bạn anh. Bạn anh vốn chỉ là người bình thường, là phóng viên có chút biết chụp ảnh. Anh nhờ anh ấy chụp cho hai kiểu. Bảo là một kiểu treo ở nhà tôi, và một kiểu treo ở nhà anh, phóng to ra, thế là quá đủ. Anh nói tôi cứ cầu kì quan trọng quá, sau này thích chụp thì chụp bao nhiêu chẳng được. Vì bây giờ, tiền nong cũng không có nhiều, với lại ảnh hình thì cũng vứt góc nhà hết. Con cái lớn nó còn tè vào ấy chứ.
Anh lấy ví dụ vài anh bạn của anh, cứ a dua chụp ả lố ảnh, tốn mấy chục triệu xong để con xé rách hết, chẳng có tác dụng gì. Vợ chồng từ khi lấy nhau tới khi con lớn cũng không hề mở ra xem một lần. Thế nên, anh nhìn đám bạn mà rút kinh nghiệm, không nên phung phí vào khoản này.
Nói tới chuyện chụp ảnh ở Hà Nội, tôi có thể miễn cưỡng cho xong. Nhưng giờ lại là chuyện chụp 2 tấm lớn thôi, tôi thấy anh hài quá. Tại sao anh có thế làm như thế được. Thế mà anh nói yêu tôi, chiều tôi, cho tôi được là người phụ nữ hạnh phúc nhất. Vậy mà, ngay bộ ảnh cưới anh cũng không cho tôi, thì làm sao anh khiến tôi vui vẻ được. Bước đầu chụp ảnh tôi đã thấy phiền muộn rồi, chán nản rồi, hỏi làm sao tôi vui đây.
Giờ chỉ có hai tấm ảnh lớn, bạn bè tới nhà dự đám cưới cũng không có cái mà khoe. Tôi chán nản vô cùng. Tôi có nói với anh về tâm trạng của mình, tôi hằn học với anh và anh nói, nếu không đồng ý thì tôi có thể tự quyết. Tức là anh tùy tôi, muốn cưới hay không cũng được. Anh đang dọa dẫm tôi, có lẽ anh sợ tôi không dám từ hôn, nên dù thế nào bây giờ ván cũng đã đóng thuyền, nên tôi không còn đường lui.
Đúng là tôi không còn đường lui thật. Giờ mà hủy hôn coi như cuộc đời tôi chấm hết, tôi mang tiếng với tất cả mọi người, bố mẹ sẽ nhục mặt vì tôi. Tôi nuốt hận, nuốt nhục vào trong, lấy anh và gượng cười. Chỉ không biết rằng, tương lai tôi sẽ sống thế nào và liệu có thể có hai từ hạnh phúc bên cạnh anh hay không. Tôi chua chát quá…
Theo Afamily
Bảy cách tránh mâu thuẫn tiền bạc cho các cặp đôi
Xung đột, mâu thuẫn về tiền có thể phá hủy hạnh phúc, dù có thể chỉ là vài vấn đề rất nhỏ như cách chia sẻ hóa đơn phải trả, khoản đóng góp của mỗi người vào việc chung, cách tiết kiệm và giữ tiền... Để bắt đầu một cuộc sống gia đình minh bạch và lành mạnh hơn về tài chính, bạn nên ghi nhớ những điều sau.
Dù đang yêu nhau hay đã trở thành vợ chồng, việc sử dụng và phân chia các khoản chi vẫn luôn là điều hai người cần lưu tâm để tránh gây mâu thuẫn hay mắc mứu về sau.
1. Rõ ràng về tiền bạc ngay từ ngày đầu tiên: Ngày hẹn hò đầu tiên cũng là cơ hội tốt nhất để xem xét phản ứng của đối phương với tiền bạc. Cách dễ nhất là bạn tự khơi gợi câu chuyện về hóa đơn của cuộc hẹn một cách tự tin và hài hước. Dù rất nhiều người "tránh né" chủ đề này, mặc định rằng việc trả tiền là của đàn ông, cách đối xử và tư duy với hóa đơn của cuộc hẹn đầu cũng tạo nên ấn tượng, cảm xúc đầu tiên và lâu dài trong mỗi người. Cách ứng xử trong lúc này cũng cho biết hai người có phù hợp với nhau hay không.
2. Tìm ra cách để chia sẻ tài chính: Dù thu nhập của hai người có chênh lệch bao nhiêu, tài chính trong nhà do ai làm chủ, các cặp vợ chồng nên dành thời gian để quyết định cách thức chi trả, sử dụng tiền trong gia đình, không nên tự quyết một mình. Thu nhập chênh lệch có thể gây ra vấn đề nếu hai người chưa thảo luận kỹ với nhau để tạo cảm giác công bằng. Các khoản đóng góp cho ngân quỹ gia đình cần được thống nhất đầy đủ, không nên để bạn đời "tùy hỉ" góp theo ý muốn.
Nên dành thời gian để bàn bạc cách thức chi trả. Ảnh minh họa
3. Luôn tìm cách thảo luận: Hãy nói điều bạn mong muốn khi có vấn đề xảy ra. Bạn không nên lo sợ tìm cách tự gánh vác hoặc chi trả một mình, vì điều này chỉ gây hậu quả lớn hơn. Điều cần thiết là sự đồng tình. Một kế hoạch rõ ràng, các khoản chi tiêu minh bạch và các cuộc thảo luận tiền bạc có thể xây dựng được niềm tin và sự gắn bó lớn lao giữa vợ chồng.
4 . Không lưu giữ ấm ức: Cách tốt nhất để không ấm ức, bực bội về tiền là nhanh chóng giải quyết vấn đề khi vừa mới xảy ra. Điều xấu nhất là dồn nén những cơn giận dữ, bực bội để đến ngày "bùng phát". Nguyên nhân có thể chỉ là vài khoản chi nhỏ lặt vặt, nếu có nghi ngờ thắc mắc, bạn cũng nên nhanh chóng làm rõ.
5 . Bày tỏ rõ ràng: Nói những điều bạn phiền lòng, những yêu cầu của bạn càng sớm thì càng giảm đi nhiều những phiền muộn sau này. Bạn nên thẳng thắn nói về những gì mình muốn nhưng cũng nên linh động thích ứng với điều kiện, yêu cầu của bạn đời. Khi cả hai cùng nói rõ yêu cầu và mong muốn của mình, hai người sẽ tìm ra được thỏa thuận tôn trọng, làm hài lòng lẫn nhau.
6. Không dùng tình cảm đổi lấy tiền: Dù đời sống tình cảm của vợ chồng thực sự sẽ lung lay khi có quá nhiều vấn đề tiền bạc chưa được giải quyết, gây ra quá nhiều tổn thương và bực dọc, không nên đem chuyện tiền bạc vào phòng ngủ. Một số người cảm thấy mình không có tiếng nói về tài chính gia đình, nơi duy nhất cho họ cảm giác "quyền lực" là phòng ngủ. Chỉ khi thẳng thắn bàn bạc và giải quyết xong vấn đề tài chính, bạn mới cảm thấy mình được tôn trọng, tin tưởng thực sự.
7. Hiểu rằng mỗi người sử dụng tiền khác nhau: Mỗi người đều có thói quen sử dụng tiền bạc khác nhau và bạn cần hiểu những điểm khác biệt này ở bạn đời. Hiểu về tính cách bạn đời, cách sử dụng tiền của họ cũng khiến bạn hiểu được động cơ khiến họ tiêu xài và cách họ làm ra tiền. Từ đó, bạn có thể tìm cách thích ứng hoặc chuyển đổi cách giải quyết phù hợp hơn để ngân quỹ gia đình được bền vững chắc chắn hơn. Một người có thói quen chi tiêu hào phóng có thể khiến bạn đời có tính tiết kiệm hơn bực bội nhưng nếu có thể chuyển những khoản chi tiêu này vào những mục có ích hơn mà cả hai đều cảm thấy hài lòng, vấn đề có thể được giải quyết.
Theo Phatluattp
Lần đầu hẹn hò, bạn trai đã đòi cưới Mới quen nhau qua mạng xã hội, vậy mà lần đầu tiên gặp mặt anh đã giục tôi làm đám cưới. Anh đòi lên kế hoạch chụp ảnh cưới. Tôi có nên tiếp tục hay chấm dứt mối quan hệ này? (Ảnh minh họa) Tôi ngoài 30 tuổi, tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định, nhờ nỗ lực nên khả...