Chồng phát hoảng vì ngày nào cũng bị vợ “khủng bố” các thông tin về dịch ở Hàn Quốc
Sau hôm đó, Luyến chính thức “chiến tranh lạnh” với chồng. Tuyệt nhiên, cô không gửi link hay tâm sự chuyện gì liên quan đến dịch bệnh ở Hàn Quốc với chồng nữa. Một sự im lặng đến đáng sợ…
Tùng và Luyến yêu nhau từ thời sinh viên. Sau khi ra trường đi làm 2 năm, cặp đôi tiến tới hôn nhân và hiện tại, vẫn đang trong giai đoạn vợ chồng son.
Ngay từ ngày mới yêu, biết Luyến là người mê phim Hàn nên trong những buổi hẹn hò xem phim, Tùng luôn chủ động để người yêu chọn các phim tình cảm lãng mạn của “xứ sở kim chi”.
Anh cũng quen với cảnh thấy người yêu nước mắt lã chã thậm chí là bức xúc vì trong phim đạo diễn “vẽ” ra cái kết không có hậu, bắt nhân vật nữ chính phải chết vì một loại ung thư nào đó.
Sau này khi kết hôn, Luyến vẫn có thói quen “cày” phim bộ của Hàn Quốc. Rất nhiều lần, Luyến thủ thỉ với chồng mong ước được đến Hàn Quốc du lịch, được ngắm nghía vẻ đẹp của đất nước này. Được gặp các diễn viên thần tượng mà cô hằng yêu mến bao lâu nay.
Tùng cũng không có gì phàn nàn về mong ước của vợ. Trong thâm tâm anh luôn nghĩ, sau này có điều kiện, anh sẽ cố gắng đáp ứng niềm mơ ước ấy để Luyến được toại nguyện.
Chồng phát hoảng vì bị vợ khủng bố thông tin về dịch bệnh COVID-19 ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khoảng 10 ngày trở lại đây, Tùng bắt đầu thấy hoảng vì mức độ “cuồng” Hàn Quốc của vợ mình. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Hàn Quốc, Luyến bỗng nhiên tích cực đọc báo, xem thời sự hơn. Cô quan tâm đến mọi tin tức liên quan đến đất nước này.
Video đang HOT
Trong giờ làm việc, hễ có tin mới về Hàn Quốc, Luyến đều gửi link cho Tùng kèm theo những lời than thở, đại loại như: “Số người chết lại tăng lên rồi, Hàn Quốc căng quá chồng ạ”; “Ôi Hàn Quốc của em, cầu mong mọi người bình yên”…
Biết vợ có niềm yêu thích đặc biệt với Hàn Quốc nên lúc đầu, Tùng cũng nhắn tin lại cho vợ thể hiện sự đồng cảm, mong Hàn Quốc sớm vượt qua dịch bệnh. Nhưng sau đó, ngày nào cũng bị vợ spam gửi link về Hàn Quốc, Tùng bắt đầu thấy bực. Nhiều lần, anh đã lặng lẽ xem tin nhắn và không nói gì nhưng Luyến vẫn tiếp tục gửi đều đặn như một thói quen.
Rồi có hôm khi thấy Tùng đi làm về, Luyến tất tả chạy ra đón chồng, nhưng câu đầu tiên Luyến nói với chồng không phải là hỏi Tùng có mệt không, hôm nay đi làm thế nào mà là: “Nay người dân Hàn Quốc cũng phải xếp hàng dài để mua khẩu trang. Bên đấy khẩu trang cũng bắt đầu khan hiếm”. Dù đang mệt nhưng Tùng cũng phải đáp lời vợ cho qua chuyện rồi đi vào phòng.
Không những thế, ngay cả bữa cơm tối – bữa cơm quây quần gia đình, Luyến cũng không để cho Tùng yên. Cô liên tục nói về Hàn Quốc, về giáo phái Tân Thiên Địa nào đó mà Tùng chẳng hề quan tâm.
Đến khi Tùng nói chuyện về công việc hàng ngày thì Luyến lại dửng dưng, chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại đọc tin về Hàn Quốc. Thái độ của vợ khiến Tùng “chán chả buồn nói nữa”.
Đỉnh điểm là lần khi hai vợ chồng vẫn đang nằm trên giường, Luyến cầm điện thoại lướt web rồi hét toáng lên khiến Tùng giật mình: “ Hàn Quốc sắp “toang” thật rồi. Số ca nhiễm mới vượt cả Trung Quốc rồi”.
Khi ấy, không thể chịu đựng thêm nữa, mọi dồn nén trong Tùng bắt đầu phun ra. Anh gắt lên với vợ: “ Đấy là việc của Hàn Quốc. Sáng sớm mở mắt ra, em làm gì mà sồn sồn như cháy nhà đến nơi thế”.
“ Ơ cái anh này hay thật. Sao lại là việc của Hàn Quốc. Chẳng may Hàn Quốc “toang” thật thì các nước xung quanh, trong đấy có nước mình cũng dễ nguy hiểm chứ chẳng đùa”, Luyến lý sự với chồng,
“ Vẫn biết là thế, nhưng em cũng một vừa hai phải thôi chứ. Giờ cứ mở mồm ra là Hàn Quốc, Hàn Quốc rồi người chết này nọ, anh mệt mỏi lắm. Em có thể ngừng nhắc đến Hàn Quốc một ngày để cuộc sống của chúng ta trở về bình thường được không. Đừng lo chuyện thiên hạ. Hãy lo cuộc sống của mình trước đi đã”, Tùng dần dỗi nói với vợ.
“ Đang nước sôi lửa bỏng thế này mà anh bảo bình thường được à. Anh có biết bao nhiêu thần tượng của em bên đấy đang như ngồi trên đống lửa hay không. Đúng là con người vô cảm, chỉ biết đến mình. Thôi em không nói chuyện với anh nữa”, vừa nói Luyến vừa đứng dậy đi ra ngoài trước sự ngỡ ngàng của Tùng.
Sau hôm đó, Luyến chính thức “chiến tranh lạnh” với chồng. Tuyệt nhiên, cô không gửi link hay tâm sự chuyện gì liên quan đến dịch bệnh ở Hàn Quốc với chồng nữa. Một sự im lặng đến đáng sợ…
Mai Khôi
Theo giadinh.net.vn
Covid-19: Kế hoạch cách ly diện rộng, mua thêm 20 triệu khẩu trang
Theo Thủ tướng Chính phủ, trong trường hợp xấu là dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM phải lên kế hoạch cách ly diện rộng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp (ảnh VGP).
Chiều nay (5/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện lây lan ra 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng nêu rõ, không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong phòng, chống Covid-19. "Khi chúng ta đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, các địa phương cũng dễ thỏa mãn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động", Thủ tướng nhắc nhở.
Những hình thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng... đều phải chủ động phát hiện để tránh nguy cơ lây lan rộng. Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao.
Do đó, cách ly tập trung dưới một số hình thức là một đối sách quan trọng, trong đó lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cơ sở cách ly.
Nhắc lại mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng, dịch có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của nước ta. Do đó, trong hôm nay, Thủ tướng sẽ ký ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Về phương án đối phó với tình huống xấu nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội.
Thủ tướng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí).
Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch.
Theo danviet.vn
Bị lừa tiền khi mua khẩu trang qua mạng Cheng đã chuyển 1.000 nhân dân tệ (143 USD) để mua 100 khẩu trang của một người tự nhận là đồng hương, nhưng 2 tháng qua, cô chưa nhận được hàng. Tội phạm lợi dụng tâm lý lo sợ dịch bệnh và tình trạng thiếu khẩu trang ở Trung Quốc để thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến. Chen Xiaobai, một nhân...