Chống phân bón giả khó như đánh “cối xay gió”
Đó là ý kiến của đại diện doanh nghiệp tại buổi tọa đàm trực tuyến “Phân bón giả tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, tổ chức mơi đây tại Hà Nội.
Đánh giá về tình trạng của phân bón giả trên thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Hạc Thuý – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: “Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2015 là trên 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5.000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở”.
Công an huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, bắt quả tang một cơ sở đấu trộn phân bón trái phép tại thôn 13, xã Lộc Thành. ảnh: Tư liệu
Tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính. Về vấn đề này ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho hay: “Tác hại của phân bón rởm, nhái, kém chất lượng đối với DN rất lớn, có thể kể đến việc mất thị phần, mất uy tín. Chúng ta có thể chống phân bón giả, nhưng chúng ta chưa thể chống được phân bón thật nhưng chất lượng kém. Hiện nay ngày càng có nhiều sản phẩm phân bón kém chất lượng được cấp phép, các tên phân bón mới liên tục ra đời và đều được cấp phép hết. Nhưng nguy hiểm là chất lượng rất kém, người nông dân chịu trận, DN chịu trận, nông nghiệp chịu trận”.
Ông Tại băn khoăn việc nhiều vụ sản xuất phân bón giả quy mô lớn được phanh phui, nhưng dần dần chìm xuồng, dù cho các hiệp hội vào cuộc lên tiếng rất nhiều. “Có phải vì các DN đó “xì tiền” rất nhiều, có sự chống lưng của các ông lớn, là sân sau các ông lớn? Có lẽ việc chúng ta chống phân bón nhái, kém chất lượng chẳng khác gì chúng ta đang đánh “cối xay gió”…” – ông Tại nói
Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao cho rằng: “Chúng ta hiện chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm thật nhưng chất lượng kém. Những đơn vị sản xuất này vẫn được cấp phép sản xuất, hợp chuẩn, hợp quy, chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà DN đăng ký. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các sản phẩm phân bón hàng nhái này rất ít, các DN này còn nhập nhèm trong công bố hàm lượng, trong mẫu mã bao bì, lừa bịp người dân và cơ quan quản lý”.
Video đang HOT
Cần có quy định ngành phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện. Mỗi DN sản xuất phân bón phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng trở lên, chứ không phải chỉ có 500 triệu cũng có thể sản xuất được phân bón như hiện nay”.
Ông Nguyễn Hồng Phong
Để quản lý chặt chẽ ngành phân bón, ông Nguyễn Hồng Phong – Tổng Giám đốc Công ty Công Nông nghiệp Tiến Nông cho rằng: “Bộ NNPTNT cần có công cụ để kiểm soát xem hiện nay trên đất nước ta có bao nhiêu DN và cơ sở sản xuất phân bón, bao nhiêu nhãn mác phân bón sản xuất và lưu thông trên thị trường. Bộ KHĐT cần có quy định ngành phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện. Mỗi DN sản xuất phân bón phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng trở lên chứ không phải chỉ có 500 triệu đồng cũng có thể sản xuất được phân bón như hiện nay”.
Không chỉ có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước, bản thân DN cũng cần tự “cứu mình”. Ông Hoàng Văn Tại chia sẻ: “Chúng tôi cũng cố gắng mọi cách để tự cứu mình, công ty xây dựng chuỗi cung ứng đến tận người tiêu dùng; tập huấn đến người nông dân để biết cách nhận dạng phân bón thật giả; vạch trần chiêu bài đơn vị làm ăn dởm giả. DN cũng cùng cơ quan truyền thông đến các tỉnh, đại lý để truyền thông cho sản phẩm phân bón chất lượng./.
Theo Danviet
Phải có ít nhất 10 tỷ đồng mới được sản xuất phân bón
Các vấn đề về phân cấp quản lý, điều kiện kinh doanh, quy định khảo nghiệm, đặt tên, nhãn mác phân bón... đã được các đại diện các doanh nghiệp (DN), địa phương tập trung phân tích, góp ý tại hội nghị góp ý dự thảo nghị định quản lý phân bón khu vực phía Bắc tổ chức ngày 19.4 ở Hà Nội.
Dự thảo nghị định mới đang được Bộ NNPTNT lấy ý kiến gồm 9 chương, 55 điều, 6 phụ lục với nhiều điểm mới. Dự thảo nghị định này được xây dựng trên tinh thần kế thừa có chọn lọc Nghị định 202/2013, những quy định phù hợp được giữ lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: "Trong dự thảo này, toàn ngành phân bón cả vô cơ và hữu cơ đều có những quy định được xiết chặt hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các DN làm ăn không chân chính, cũng như sản phẩm kém chất lượng lưu hành ra thị trường".
Kiểm tra nguyên liệu sản xuất NPK tại nhà máy của Công ty CP phân bón Bình Điền. Ảnh: Lê Minh
Cũng theo lãnh dạo Cục Bảo vệ thực vật, việc quản lý phân bón còn nhiều bất cập, lực lượng quản lý giám sát rất mỏng nên chưa quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón. Vấn đề thống kê cũng còn nhiều hạn chế, trên thị trường Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm phân bón nhưng thống kê chỉ mới được khoảng 6.000 sản phẩm. Việc buôn bán phân bón đang diễn ra tràn lan, khó quản lý. Vì vậy, việc hoàn thiện nghị định mới về quản lý phân bón là điều rất cần thiết và phải ban hành sớm nhất có thể.
Đánh giá về dự thảo này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết: "Dự thảo nghị định mới được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để các vấn đề nhức nhối trong sản xuất kinh doanh phân bón. Theo đó, nghị định sẽ tập trung làm cụ thể chi tiết các vấn đề phân công, phân cấp trong quản lý phân bón, khảo nghiệm, sản xuất đóng gói phân bón, điều kiện kinh doanh, quy định đặt tên và nhãn mác phân bón. Đặc biệt, để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nghị định thay thế Nghị định 202 sau khi ban hành sẽ được áp dụng ngay, không cần thêm thông tư hướng dẫn. DN sẽ có 24 tháng để chuẩn bị thực hiện theo nghị định mới".
Trong dự thảo nghị định, có điểm đáng chú ý là phân bón đơn và phân bón phức hợp sử dụng để bón rễ không phải khảo nghiệm. Phân bón lá, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm tại các tổ chức khảo nghiệm được chỉ định, các loại phân bón khác tổ chức cá nhân có thể tự khảo nghiệm.
Đã là DN sản xuất phân bón, không thể không có phòng phân tích đạt chuẩn quốc gia. Một phòng phân tích đạt chuẩn chỉ cần 3 tỷ đồng. Ngoài các công ty, DN có phòng phân tích, các đơn vị quản lý nhà nước cũng cần có phòng phân tích để khi tranh chấp xảy ra giữa các phòng phân tích, cần có đánh giá của đơn vị quản lý phân bón để làm cơ sở xử lý". Ông Nguyễn Hồng Phong - Tổng Giám đốc Công ty
Sản xuất phân bón Tiến Nông (Thanh Hóa)
Đánh giá về quy định này, ông Văn Hồng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cho rằng: "Đề nghị bỏ mục "phân bón khác", đưa vào mục chất cải tạo đất chứ không phải phân bón. Bổ sung định nghĩa như thế nào là phân bón giả để có định chế xử phạt. Theo chúng tôi, phân bón giả là phân bón có hàm lượng nhỏ hơn 30%".
Đồng tình, ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: "Khi chúng ta đã có đầy đủ các tên gọi phân bón rồi thì không cần đưa "phân bón khác" vào quy định".
Muốn sản xuất phải có vốn 10 tỷ đồng?
Trước tình trạng xuất hiện một số cơ sở sản xuất phân bón theo công nghệ "cuốc xẻng" - ông Nguyễn Hồng Phong - Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất phân bón Tiến Nông (Thanh Hóa) cho rằng: "Các DN sản xuất phân bón chân chính không sợ bị cạnh tranh, trong thời buổi cơ chế thị trường, càng cạnh tranh, thị trường càng minh bạch, nông dân được lợi vì vừa có sản phẩm chất lượng cho cây trồng, giá lại hợp lý. Tuy nhiên không thể chấp nhận các sản phẩm sản xuất bằng công nghệ "cuốc xẻng", làm giả và nhái các sản phẩm có thương hiệu, uy tín. Vì vậy, trong quy định điều kiện sản xuất phân bón, tôi đề nghị thêm nội dung phải có vốn điều lệ 10 tỷ đồng mới cho DN đăng ký sản xuất phân bón".
Quy định về điều kiện kinh doanh phân bón cũng được nhiều địa phương, DN góp ý. Dự thảo nghị định quy định các đơn vị sản xuất phân bón phải có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy thiết bị sản xuất phân bón, đặc biệt là phải có phòng phân tích thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Đáng chú ý là quy định bắt buộc phải có phòng phân tích phân bón đang được nhiều người tán thành. Ông Nguyễn Hạc Thúy cho biết: "Đó là quy định rất cần thiết và đáng ra phải làm từ lâu, các phòng phân tích phục vụ lợi ích trước tiên là của DN nhằm đảm bảo sản phẩm của mình đúng chất lượng. Khi sản phẩm đúng chất lượng thì người nông dân cũng yên tâm sử dụng".
Ông Văn Hồng Sơn bày tỏ: "Chúng tôi đồng tình có phòng thử nghiệm, phân tích để kiểm soát đầu vào - đầu ra, nhưng không nên chỉ định phòng phân tích, bởi như thế sẽ phát sinh thủ tục "xin-cho". DN nào cũng được chỉ định thì đến lúc có vấn đề gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm, xử lý thế nào?".
Về điều kiện sản xuất phân bón, theo đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng, cần có điều kiện buộc DN phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy. Vấn đề bảo vệ môi trường cần được coi trọng để không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trong khu vực...
Theo Danviet
Cách một con sông nhưng gạo Việt "thua trắng" gạo Campuchia "Đất Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng gạo họ ngon hơn chúng ta, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý". Đây là thông tin được ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư...