Chồng nổi nóng bắt tôi nghỉ việc vì làm cùng công ty với bạn trai cũ
Tuy làm cùng công ty với bạn trai cũ nhưng giữa chúng tôi thật sự không có gì khuất tất. Nhưng chồng tôi lại không có suy nghĩ như thế.
Khi con được 1 tuổi, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Để tìm được công việc phù hợp, tôi gọi điện nhờ bạn bè trong lớp thời đại học giúp đỡ. Các bạn tôi tận tình giới thiệu cho vài công việc tốt.
Trong số đó, có Khải, bạn trai cũ của tôi gợi ý đến công ty của anh ấy làm. Ở đó, nếu làm tốt còn có thưởng, thu nhập mỗi tháng vào khoảng 20 triệu. Khải nhiệt tình hướng dẫn tôi cách làm hồ sơ ứng tuyển và nộp giúp tôi. Chưa đầy 1 tuần, tôi được gọi đi phỏng vấn và đi làm. Thế là tôi chính thức là đồng nghiệp với Khải.
Suốt 8 tháng làm việc, tôi và Khải coi nhau như bạn bè thân thiết, không có gì khác. Với lại cậu ấy cũng có bạn gái, nghe nói cuối năm nay 2 người sẽ cưới nhau. Vì thế, chúng tôi rất biết chừng mực, không bao giờ đi quá giới hạn tình bạn.
3 hôm trước, xe của tôi bị hỏng nên gọi chồng đến đón. Khi tôi đứng trước cổng đợi chồng thì Khải đến và ngỏ ý mời tôi lên xe ô tô của anh ấy. Trong lúc tôi đang nói lời từ chối Khải thì bị chồng bắt gặp. Khi thấy chồng tôi xuất hiện, Khải xuống xe và lịch sự đưa tay ra bắt nhưng chồng tôi từ chối. Anh không đáp lại bạn tôi lời nào mà quát vợ lên xe.
Lúc đó, tôi ngượng cháy mặt với Khải, trên đường về tôi giải thích và góp ý với chồng, không nên có thái độ khó chịu với vợ trước mặt bạn bè. Khi biết tôi và Khải làm cùng công ty, chồng tôi bắt nghỉ việc, anh sợ “tình cũ không rủ cũng tới”.
Tôi bảo giữa chúng tôi giờ chỉ là đồng nghiệp, không có gì khác, anh đừng suy diễn linh tinh. Ở công ty đó lương cao, đồng nghiệp đối xử với nhau tốt, công việc phù hợp với bản thân. Tôi không bao giờ nghỉ việc.
Không thể cản được vợ, chồng đồng ý cho tôi làm ở đó nhưng hằng ngày anh sẽ đích thân đưa đón tôi đi làm. Anh sợ quản vợ không tốt sẽ bị “cắm sừng” bất kỳ lúc nào. Bạn bè đồng nghiệp họ sẽ nghĩ gì về tôi khi bị chồng quản thúc thế này? Tôi không chấp nhận việc chồng đưa đón mỗi ngày nhưng không như thế thì anh không cho đi làm.
Theo mọi người, tôi phải nói sao để chồng tin tưởng vào vợ đây?
Video đang HOT
Tôi mất 2 chiếc túi hiệu 1 tỷ, chồng không truy cứu mà chuyển ngay vào tài khoản 2 tỷ để "đền bù" giúp kẻ trộm
Nhìn thấy chân dung "kẻ trộm", tôi và chồng xây xẩm mặt mày nhưng cuối cùng không truy cứu mà quyết định thưởng nóng cho người này.
Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, nhưng lại sở hữu được một vẻ bề ngoài ưa nhìn nên tôi may mắn vớ được anh chồng thiếu gia có gia thế khủng trong vùng. Anh là con trai một, rất điển trai phong độ và có chí làm ăn. Không giống kiểu chàng thiếu gia "ngồi mát ăn bát vàng", chỉ biết hưởng "vinh hoa phú quý" của bố mẹ, chồng tôi từ bé đã tự lập, sau nhiều năm cố gắng cày cuốc thì anh cũng đã mở được một công ty riêng cho mình.
Tôi và anh cưới nhau đến nay đã gần 5 năm, có với nhau 2 nhóc tỳ rất đáng yêu, 1 bé trai 12 tuổi và 1 bé gái 6 tuổi. Cuộc sống gia đình có thể gọi là viên mãn, đôi bên nội ngoại hoà thuận và luôn tạo điều kiện tốt nhất để gia đình tôi không ngừng phát triển, trong cả công việc và hôn nhân gia đình.
Bởi vì kinh tế cũng khá rủng rỉnh nên tôi cũng rất thoáng trong việc mua sắm cho chồng con và cho chính mình. Nói về đồ hiệu, túi hiệu, giày dép hiệu, xe cộ và đất đai thì nhà tôi đều có thể gọi là dư dả. Tuy vậy, tôi vẫn kiểm soát mức chi tiêu và nuôi dạy con một cách hợp lý, chứ không phải lúc nào cũng vung tiền một cách vô tội vạ.
Trong mắt các con, tôi là một người mẹ khó, kỹ tính bởi vì tôi không muốn các con vì nghĩ gia đình có điều kiện mà hình thành những thói xấu. Quan điểm nuôi dạy con của tôi là phải để con biết rằng việc bố mẹ kiếm tiền rất khó khăn, vậy nên các con không được tuỳ tiện muốn làm gì thì làm, thích hoặc đòi mua gì là sẽ được đáp ứng ngay. "Trộm vía" là các con đều rất ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ.
Hai ngày cuối tuần vừa rồi tôi bận lịch công tác ở ngoại tỉnh nên vắng nhà, chỉ có chồng cùng bà vú chăm sóc 2 đứa nhỏ. Vừa về đến nhà, tôi liền phải sửa soạn lên đồ, trang điểm để đi dự đám cưới của một người bạn chung lớp thời đại học.
Tuy nhiên lúc này, một sự việc khiến tôi điếng người đã xảy ra. Trong lúc mở tủ đựng túi hiệu của mình để lựa chọn một chiếc túi mang đi tiệc, tôi phát hiện 2 chiếc túi đã "không cánh mà bay", tổng giá trị của 2 chiếc túi bị mất đó lại lên đến gần 1 tỷ đồng.
Quá hoảng hốt tôi ngay lập tức gọi bà vú để hỏi chuyện gì đang xảy ra, tuy nhiên gương mặt bà cũng trắng bệch, sững sờ vì không biết ai là người đã gây ra chuyện này. Trong khi đó bà vú cũng cho biết, lúc tôi vắng nhà thì không hề có một vị khách nào đến nhà cả. Chưa nghĩ ra cách phải giải quyết việc này như thế nào, tôi liền điện vội cho chồng đang trên công ty về nhà để cùng bàn bạc báo cảnh sát để nhờ họ tìm ra kẻ trộm.
Thế nhưng khi trở về nhà, chồng tôi lại có thái độ vô cùng bình tĩnh, gương mặt không có chút gì tỏ ra lo lắng, mặc dù đối với tôi việc này là rất quan trọng, vả lại 2 chiếc túi có tổng giá trị vô cùng đắt đỏ chứ không phải ít ỏi gì. Lúc này chồng vội ấn người tôi ngồi vào ghế sofa trong phòng khách, rồi nhẹ nhàng giải thích:
- Em bình tĩnh nào. Thực ra thì không phải nhà có kẻ trộm nào đột nhập lấy túi của em cả, mà người lấy nó là con trai của chúng ta. Ban đầu anh cũng không biết chuyện này, nhưng tối hôm qua trước khi em về thì con trai đã đến trước mặt anh để nhận lỗi về việc làm của mình.
Nghe anh nói con trai là "kẻ trộm" đã lấy 2 chiếc túi hiệu của mình, người tôi bỗng nóng bừng vì tức giận, nhưng tôi cũng không tin rằng đứa trẻ vốn rất ngoan ngoãn lại làm ra chuyện sai phạm này. Nhưng chồng tôi lại tiếp tục giải thích:
- Em đừng vội giận rồi trách mắng thằng bé. Thực ra con lấy trộm 2 chiếc túi của em là vì có nguyên nhân. Thằng bé nói trên lớp đang tổ chức một đợt quyên góp đồ để làm từ thiện cho những đứa trẻ, người lớn có hoàn cảnh khó khăn.
Thằng bé có tự nguyện san sẻ một vài bộ quần áo mà nó yêu thích. Tuy nhiên vì con nghĩ đồ này chỉ có thể sử dụng cho những đứa trẻ, còn những người lớn hơn thì không dùng được. Con cũng không có đồ tương tự để tặng, vì thấy 2 chiếc túi của em khá xinh nên thằng bé đã lấy nó và làm từ thiện.
Con trai chúng ta cũng hoàn toàn không nhận thức được giá trị của chiếc túi lớn đến nhường nào. Nhưng ngày hôm qua con đã nhận ra việc làm sai của mình nên có thành thật tâm sự với anh. Thằng bé nói khi nào mẹ về sẽ trực tiếp xin lỗi mẹ và sẵn sàng nhận bất kỳ hình phạt nào từ mẹ để chuộc lỗi.
Nghe xong lời tường thuật lại của chồng, cảm xúc của tôi lúc đó vừa giận vừa thương. Giận vì con trai không điện hỏi ý kiến của mẹ mà đã vội tự ý hành động sai, nhưng cũng thương vì con không cố ý thực hiện việc làm này, nó cũng xuất phát từ tấm lòng biết sẻ chia của thằng bé. Chỉ là con vẫn chưa đủ trưởng thành để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Vì sợ tôi sẽ nổi giận mà la mắng con, chồng tôi lúc này đã ngay lập tức chuyển vào tài khoản tôi số tiền gấp đôi tổng giá trị của 2 chiếc túi để an ủi, kèm lời nhắn:
- Em xử lý chuyện này với con nhẹ nhàng thôi nhé! Sợ em buồn nên anh đã "đền bù" giúp con rồi đấy. Em có thể đi mua một vài chiếc túi khác mà mình thích.
Mặc dù hành động này của con không xuất phát từ ý đồ xấu, nhưng bản thân việc con trộm đồ đã là việc làm sai. Vậy nên chờ khi thằng bé đi học về, buổi tối tôi sẽ trò chuyện cùng con...
Tâm sự từ độc giả haiyen...@gmail.com
Theo các chuyên gia giáo dục, tâm lý, phản ứng của bố mẹ khi con cái phạm lỗi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, tính cách và mức độ nghiêm trọng của lỗi.
Tuy nhiên, ở mức độ chung, phản ứng của bố mẹ nên được xác định bởi việc giữ một thái độ dứt khoát và có tính xây dựng. Điều này có nghĩa là bố mẹ nên thể hiện sự tự tin và quyết đoán trong việc giải quyết vấn đề, đồng thời cũng nên tập trung vào việc giúp con cái học được bài học từ lỗi của mình.
Một số lời khuyên cụ thể dành cho bố mẹ khi phản ứng với lỗi của con cái:
- Giữ bình tĩnh và tránh phản ứng quá mức: Bố mẹ nên tránh phản ứng quá mức hoặc quá khắc nghiệt với con cái khi chúng phạm lỗi. Việc này có thể dẫn đến việc con cái cảm thấy bị đe dọa hoặc bị xúc phạm, và không thể học được bài học từ lỗi của mình.
- Tập trung vào việc giải quyết vấn đề: Thay vì chỉ trừng phạt con cái, bố mẹ nên tập trung vào việc giúp con cái giải quyết vấn đề và học được bài học từ lỗi của mình. Việc này có thể bao gồm đưa ra những lời khuyên cụ thể hoặc hướng dẫn con cái tìm ra cách khắc phục hậu quả của hành động sai lầm. Quan trọng là bố mẹ nên giải thích cho con cái về lỗi của chúng và hậu quả của hành động sai lầm đó. Như vậy mới có thể giúp con cái hiểu được tầm quan trọng của việc tránh sai lầm trong tương lai.
- Khuyến khích con cái trách nhiệm với hành động của mình: Bố mẹ nên khuyến khích con cái đảm nhận trách nhiệm với hành động của mình và hướng dẫn chúng tìm ra cách để không tái diễn lại lỗi trong tương lai.
- Thể hiện tình yêu thương và sự ủng hộ: Bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương và sự ủng hộ đối với con cái, bất kể hành động của chúng có phạm lỗi hay không. Việc này giúp con cái cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ, và có thể giúp chúng học được bài học từ lỗi của mình một cách tích cực hơn.
- Tạo ra một môi trường an toàn cho con cái: Bố mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn cho con cái để chúng có thể học hỏi từ những sai lầm của mình mà không cảm thấy bị xấu hổ hay sợ hãi. Việc này giúp con cái học hỏi từ kinh nghiệm và phát triển một cách tích cực.
Tóm lại, khi con cái phạm lỗi, bố mẹ cần giúp đỡ chúng tìm ra cách khắc phục và học hỏi từ kinh nghiệm để tránh tái diễn lại lỗi trong tương lai. Đồng thời, bố mẹ cần thể hiện sự ủng hộ và tình yêu thương đối với con cái để giúp chúng cảm thấy an toàn và tự tin hơn.
Cô gái trẻ điên cuồng đập phá trong đám cưới bạn trai cũ Tức giận vì bạn trai cũ cưới người khác, cô gái xông vào phá tan chiếc bánh cưới, đập tan chai rượu rồi la hét. Một người đàn ông giấu tên ở Mỹ đã chia sẻ câu chuyện kỳ lạ mà anh được chứng kiến trên trang Bored Panda. Sau khi đóng cửa hàng được 1 tiếng thì anh nhận được một cuộc...