Chống nhũng nhiễu: “Đơn hàng” đặc biệt!
Một chính quyền trong sạch, một xã hội văn minh là khi truyền thông không còn đầy rẫy những tin tức thiếu tốt lành.
Hàng ngày đọc báo, không thiếu những thông tin phản ánh tiêu cực, đến nỗi có lúc dư luận còn than vãn chẳng còn chuyện gì tốt để nói nữa sao! Chuyện tốt có đầy rẫy, nhưng “đánh” cái xấu cũng góp phần “nuôi” cái tốt vậy.
Phản ánh đời sống xã hội là chức năng quan trọng nhất của báo chí, nhiều tờ báo không ngại khó ngại khổ lao vào những vụ việc nhạy cảm mà không cần ai “đặt hàng”.
Một hội nghị mới đây, tỉnh Bến Tre cam kết hoàn toàn đứng về phía báo chí để xử lý cán bộ nhũng nhiễu, điều đó hoàn toàn hợp lý vì không ai đủ “rảnh” và “ít sợ phiền hà” như báo chí!
Nếu “đặt hàng” báo chí chống nhũng nhiễu, người viết tin chắc rằng “sản phẩm” sẽ rất nhiều, chỉ e rằng để báo chí “thẳng tay” lại phiền muộn đến nhiều người.
Báo chí có đủ công cụ để nhìn thấy hết sự việc từ lớn đến bé, vấn đề là để trưng mọi ngóc ngách lên bàn dân thiên hạ, đôi khi báo chí cảm thấy cô độc.
“Đặt hàng” báo chí chống tham nhũng nhưng “đặt hàng” ai bảo vệ nhà báo?
Nhất là cấp chính quyền cơ sở, việc phát hiện nhũng nhiễu không quá khó: Một thủ tục hành chính đơn giản nhưng để dân đi lại nhiều lần, như thế đủ gọi nhũng nhiễu; cán bộ vắng mặt ở trụ sở trong giờ hành chính không có lý do chính đáng, thế cũng gọi là nhũng nhiễu. Chưa kể thái độ hạch sách, vòi vĩnh, cố ý gây khó khăn cho người dân.
Những năm gần đây, công cuộc chống tham nhũng được đẩy lên cao trào, nói không ngoa, công đầu thuộc về giới báo chí. Từ vụ việc nổi cộm ở Bộ Công thương và Tập đoàn dầu khí mới đây cho đến những vụ việc chấn động trong quá khứ như PMU18, vụ Năm Cam…
Hàng ngàn vụ việc vụ vặt ở cấp độ làng, xã như ăn chặn tiền cứu trợ thiên tai; bò, dê chính sách “đi lạc” vào nhà lãnh đạo xã; mất đạo đức tư cách của cán bộ cấp cơ sở…đều có thể dễ dàng tìm thấy trên hàng trăm trang báo.
Bến Tre đã dũng cảm khi “đặt hàng” báo chí chống nhũng nhiễu, cũng có lý bởi chỉ số PAPI của tỉnh này luôn ở tốp đầu.
Mở “cánh cửa” cho báo chí vào giám sát là cách làm đúng đắn để ngăn chặn nhũng nhiễu, nhưng một khi báo chí vào cuộc tức là đã “có vấn đề”, lúc đó bức tường rào mang tên “phòng nhũng nhiễu” đã bị vượt qua.
Bộ máy hiện có rất nhiều cơ quan có chức năng chuyên trách kiểm soát cán bộ, phòng chống nhũng nhiễu, tham nhũng. Thiết nghĩ, những nơi đó phải đi đầu, phải tự kiểm soát nội bộ trước khi để dư luận xì xào bàn tán qua câu chữ.
Sử dụng báo chí chống tham nhũng, nhũng nhiễu như con dao hai lưỡi, vì phản ánh của báo chí luôn có hai mặt, những vụ việc mang tính chất “phanh phui” luôn để lại một phần hiệu ứng xấu trong dư luận, không ít vụ việc bị lợi dụng bóp méo gây hoang mang.
Không ai muốn báo chí chỉ mỗi việc chìm ngập trong chuyện không hay của người khác, thật không vui nếu hàng ngày mở báo toàn là tin tức, bài vở phản ánh nơi này nhũng nhiễu, nơi kia làm khó nhân dân.
Nhưng không có nghĩa hoàn toàn “đóng cửa bảo nhau” dung túng cho nhau. Cái muốn nhất là làm sao chống nhũng nhiễu từ gốc, làm sao để cán bộ không muốn nhũng nhiễu và không thể nhũng nhiễu.
Không báo chí nào đủ sức để chụp ảnh, quay phim, ghi âm hàng trăm ngàn sự việc diễn ra mỗi ngày. Cần một cơ chế tự nó bài trừ tiêu cực, đó là “lồng nhốt quyền lực”, trong khi báo chí chỉ được xem như “quyền lực thứ tư” đứng sau 3 quyền lực còn lại!
Cơ chế nào bảo vệ những nhà báo chống tiêu cực khi mà nguy hiểm luôn rập rình sau mỗi tin bài mang tính tố cáo, làm rõ gian dối!
Từ phản ánh tiêu cực đến chống tham nhũng là công việc thường xuyên của báo chí từ trước tới nay, đều đặn cho ra “sản phẩm” mặc dù không ai nói “đặt hàng”. Sự thành công của báo chí chống tham nhũng cũng chính là thất bại của công cuộc kiểm soát quyền lực công.
Không một ai muốn sự thất bại này, nó vừa làm mất niềm tin vừa để lại hệ quả ngay tức khắc. Một chính quyền trong sạch, một xã hội văn minh là khi truyền thông không còn đầy rẫy những tin tức thiếu tốt lành.
Trương Khắc Trà
Theo enternew
Vì sao không khởi tố vụ án 'thông cung' vụ Phương Nga - Cao Toàn Mỹ?
Tại phiên tòa sơ thẩm, nhân chứng bí ẩn Nguyễn Mai Phương công bố đoạn ghi âm, tố cáo mẹ hoa hậu Phương Nga đưa hối lộ 50 triệu đồng để "thông cung".
Ngày 13.7, Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC44) - Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án Vu khống trong phiên xử Trương Hồ Phương Nga (31 tuổi, hoa hậu người Việt tại Nga) và Nguyễn Đức Thùy Dung (29 tuổi).
Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 27.6.2017, nhân chứng bí ẩn Nguyễn Mai Phương đã cung cấp bằng chứng, cho rằng mẹ của Phương Nga đã nhờ bà đưa cho cán bộ trại giam Chí Hòa 50 triệu đồng, để giúp Phương Nga và Thùy Dung thông cung.
"Năm 2015, mẹ Nga có đưa tiền cho một quản giáo để thông cung. Mẹ cô Nga có nhờ một người làm công an bên PC45 tên là P.T.X., tiếp xúc với quản giáo nào đó tôi không nhớ tên, đưa cho anh ta 50 triệu đồng. Lúc đó, mẹ Nga có muốn tôi giúp cô ta nhưng tôi không giúp việc đó", bà Mai Phương khai tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhân chứng Nguyễn Mai Phương khai được bà Hồ Mai Phương, mẹ Phương Nga, đưa 50 triệu đồng nhờ hối lộ cho cán bộ trại giam để thông cung. Ảnh: Tùng Tin.
Từ lời khai này của bà Mai Phương, PC44 đã mời bà P.T.X. lên lấy lời để khai làm rõ.
Kết thúc biên bản hỏi cung, bà X. có yêu cầu PC44 phải khởi tố bà Mai Phương về tội Vu khống.Tuy nhiên, sau khi điều tra viên lấy lời khai của bà Mai Phương thì bà X. đã rút yêu cầu khởi tố người này về hành vi Vu khống.
Từ đó, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự với lý do bà X. đã rút yêu cầu không khởi tố hình sự.
Liên quan đến vụ án Trương Hồ Phương Nga bị cáo buộc lừa đảo số tiền 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ, sau 1 năm tạm đình chỉ, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can đối với Trương Hồ Phương Nga (31 tuổi, hoa hậu người Việt tại Nga) và Nguyễn Đức Thùy Dung (29 tuổi).
Phương Nga tại phiên tòa sơ thẩm tháng 6.2017. Ảnh: Tùng Tin.
Theo cáo trạng, Phương Nga quen biết với ông Cao Toàn Mỹ (40 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM), Giám đốc Công ty Vina Cyber, thông qua mạng xã hội. Khoảng năm 2012, Nga nói với ông Mỹ rằng mình có khả năng kinh doanh bất động sản và có thể mua căn nhà trên đường Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) với giá 6 tỷ đồng (giá trị thực tế là 8 tỷ đồng). Sau đó, ông Mỹ đã giao cho Nga 6 tỷ đồng để mua nhà nhưng không được giao nhà.
Đến tháng 3.2013, ông Mỹ đã ký bản xác nhận với Nga về việc ông Mỹ đồng ý mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM) với giá 16,5 tỷ đồng. Mọi việc thương lượng và thanh toán đều do Nga đứng ra giải quyết. Tiền của ông Mỹ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của Nga hoặc Thùy Dung.
Sau 30 ngày, không thấy Nga liên lạc để làm thủ tục sang tên căn nhà trên đường Nguyễn Trãi, ông Mỹ đã tự đi tìm hiểu và phát hiện mình bị lừa nên ông đòi Nga trả lại tiền. Sau đó, ông Mỹ đã làm đơn tố cáo Nga lên công an.
Thư nylon được chuyển vào qua lỗ thông gió trong trại giam
Trong phần trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung đã kể tường tận về quá trình giao nhận thư nylon qua lỗ thông gió dưới sự giúp sức của cán bộ quản giáo Nghĩa.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Nữ thư ký tòa án bị tố tát người ngay tại tòa Theo phản ánh của chị D., thấy thư ký tòa án lớn tiếng quát nạt chị trước mặt thẩm phán khi chị đang là đại diện cho đương sự, chị D. đã đi theo nhắc nhở nữ thư ký thì bị người này tát thẳng vào mặt trước sự chứng kiến của nhiều người Ngày 19.6, ông Nguyễn Minh Hoàng - Chánh án...