Chồng nhiều tật xấu, tôi muốn làm mẹ đơn thân
Tôi luôn cố gắng làm việc để cuộc sống khá giả hơn, ngược lại tôi cảm thấy anh là người không có chí hướng, suốt ngày ăn nhậu.
Ảnh minh họa
Năm nay tôi 32 tuổi, có thu nhập ổn định và là một phụ nữ tự tin và xinh đẹp. Tôi và chồng đều là mối tình đầu của nhau, chúng tôi đã có một đứa con.
Ngay từ thời quen nhau tôi đã biết anh là người nóng tính và không có sự nghiệp, nhưng đúng là khi yêu và non trẻ nên tôi không đòi hỏi hay suy nghĩ nhiều dù khi ấy có rất nhiều vệ tinh có điều kiện hơn anh theo đuổi tôi.
Cưới nhau được hơn 7 năm, nhưng cái tật ăn nhậu của anh thì không bao giờ bỏ được. Công việc của anh ổn định nhưng thu nhập thì thấp hơn tôi gấp ba lần nên anh cũng hay tự ti về điều này. Cứ đi làm về thì anh luôn có lý do để đi nhậu, một tuần có thể đi nhậu hết 4/7 ngày dù đã hứa với tôi cả trăm lần sẽ sửa đổi nhưng đâu vẫn hoàn đấy.
Thật sự tôi rất chán nản và muốn ly hôn. Tôi là người luôn cố gắng làm việc để có cuộc sống khá giả hơn, ngược lại tôi cảm thấy anh là người không có chí hướng, chỉ có thể là một bợm nhậu. Đọc các dòng tâm sự của các bạn, tôi thấy rất nhiều bạn giống tôi, nên tôi xin liệt kê những tật xấu và điểm tốt của chồng để có thể có quyết định vì tôi đang rất muốn ly hôn nhưng vẫn không can đảm vì sợ phải làm một người mẹ đơn thân hay là vì tôi vẫn còn thương chồng… Mong mọi người cho tôi ý kiến.
Điểm xấu của chồng:
- Liên tục đi ăn nhậu tới tận khuya mới về, thậm chí rất nhiều lần tôi phải chờ cửa tới 12 giờ đêm.
Video đang HOT
- Tiền lương làm được chỉ đủ đóng học phí cho con, còn lại tất cả anh để vào việc chơi bời, nhậu nhẹt.
- Chuyện gái gú vẫn không đáng tin vì từng chụp ảnh thân thiết với đồng nghiệp.
- Là người đàn ông không biết kiểm soát tâm trạng, lúc nóng giận thì là chửi bới vợ con.
- Mỗi lần tranh cãi anh thường hay nói dối để cho xong chuyện.
- Từng cờ bạc và vỡ nợ, anh đã để gia đình và vợ đứng ra trả.
Điểm tốt của chồng:
Biết lấy lòng người lớn, lễ phép.
Luôn thể hiện rất tốt trước gia đình vợ.
Sống biết quan tâm vợ, phụ giúp công việc nhà và chăm sóc con cái.
Khi giận dỗi xong xuôi luôn xin lỗi vợ bằng mọi cách.
Bản thân tôi chưa có nhà riêng và vẫn phải sống chung với nhà chồng nên giờ tôi rất băn khoăn không biết mình có đủ tự tin và sức lực để làm mẹ đơn thân và nuôi hai con không?
Theo VNE
Cam phận tầm gửi
Nhiều phụ nữ có nhan sắc, có học thức nhưng cam chịu sống phụ thuộc vào người khác.
Quen Linh trên mạng xã hội đã lâu nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp gặp nhau khi cùng đưa mấy đứa trẻ đến khu vui chơi ở Công viên Tao Đàn, TP HCM.
Sau khi bọn trẻ chơi chán, tôi đề nghị: "Mình đưa bọn nhóc qua ăn gà rán đi em", Linh thoáng bối rối rồi lí nhí: "Lần sau nhé chị, em không có tiền". Nghe qua, tôi hơi bất ngờ vì nhìn Linh sang trọng, 2 đứa bé ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ thế kia mà bảo không tiền cũng lạ.
Chồng phát 100.000 đồng mỗi tuần
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. Chồng Linh là con trai một trong nhà. Tuy không giỏi giang nhưng anh ta rất giàu có vì của cải của cha mẹ để lại. Đặc biệt, chồng Linh rất yêu vợ, luôn sợ mất cô. Linh thích gì, chồng cũng chiều; muốn ăn uống, mua sắm gì, chồng cũng cho. Có điều là mỗi tuần, anh ta chỉ phát cho Linh 100.000 đồng. Số tiền 100.000 đồng không hơn không kém này duy trì từ ngày cưới cho đến nay.
"Ban đầu em cũng bức bối, khó chịu lắm nhưng chồng bảo em cần tiền làm gì khi ăn uống, mua sắm, anh ấy trả hết rồi nên dần dần em cũng nguôi ngoai" - Linh giải thích. Một đứa rồi 2 đứa con ra đời, số tiền ấy vẫn không nhích lên vì "cần gì đã có chồng lo".
"Sao anh ta kỳ vậy? Anh ta đối đãi với gia đình bên vợ thế nào?" - tôi thắc mắc. "Anh ấy tốt lắm. Năm ngoái, chồng em đã trả số nợ hơn 200 triệu đồng cho ba mẹ của em vì trót mê đề đóm" - Linh cho biết. Linh kể cô từng đi học trang điểm và có chứng chỉ quốc tế nhưng anh chồng không cho đi làm vì sợ ra đường nhiều người "nhìn ngó" vợ, sợ Linh thành công sẽ bỏ anh ta. "Bây giờ em đi làm vẫn còn kịp mà"- tôi gợi ý. Linh cười buồn: "Em lại có thai nữa rồi, việc đi làm còn xa lắm".
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. (ảnh minh họa)
"Không quen sống cực khổ"
Đề cập chuyện nhiều phụ nữ xinh đẹp, có học thức lại cam chịu "sống nhờ" vào người khác, bà Bùi Thanh Huyền, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM, lý giải: "Có nhiều lý do để chị em sống phụ thuộc vào người khác: bận chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người thân bị bệnh, không tìm được công việc phù hợp, chồng có điều kiện kinh tế tốt... Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em sống phụ thuộc vào người khác vì không quen lao động, không thích cực khổ. Điều này thật đáng trách và đáng tiếc!".
Bà Bùi Thanh Huyền kể mới đây, một cô gái trẻ, xinh đẹp đến tìm gặp bà để nhờ tư vấn có nên giữ lại cái thai hay không. M., tên cô gái, cho biết cô 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TP HCM. Người yêu cô 55 tuổi, làm giám đốc một doanh nghiệp lớn ở TP. Ông ta đã có gia đình, con cái và không bao giờ muốn bỏ gia đình để lấy M. dù nói yêu cô mỗi ngày. M. khoe tuy không có danh phận nhưng cô được người yêu chu cấp đầy đủ, mỗi tháng đi du lịch trong nước một lần, mỗi năm thì có một chuyến du lịch nước ngoài.
"M. cho biết ông ấy nhất định bắt cô phải bỏ thai và đây là lần thứ 3 mang thai nên M. có chút băn khoăn. Tôi đã khuyên M. nên suy nghĩ kỹ vì thêm một lần phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của cô. Sau một giờ trò chuyện, tưởng đâu M. đả thông tư tưởng, ai dè cô ấy nói: "Nhưng mà anh ấy hứa sẽ mua nhà nếu em bỏ thai. Em không quen sống cực khổ..." - bà Huyền ngao ngán.
Theo VNE
Muốn làm mẹ đơn thân Chị vừa vứt cái túi xách xuống ghế đã phải quấn vội tạp dề xắn tay áo vào bếp nấu cháo cho con. Chuông điện thoại reo, mẹ chị bảo về ngay nhà có việc gấp. Chưa kịp nói gì bà đã dập máy. Cho thức ăn của con vào hộp, qua trường đón chúng, chị phóng sang bà ngoại ngay. Mẹ vừa...