Chồng nhất quyết không cho tôi về chăm mẹ ốm chỉ vì sợ không có ai lo cơm nước cho
Vừa nghe tin mẹ ở quê bị ốm, tôi đã sốt sắng đứng ngồi không yên. Tôi thừa hiểu, nếu không phải là mẹ ốm nặng thì chắc chắn bố tôi sẽ không bao giờ thông báo để tôi khỏi lo lắng.
Chồng tôi là một người vừa gia trưởng lại ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Người ta bảo, “xấu chàng thì khổ ai?”, tôi biết rõ điều đó, nhưng việc này liên quan đến mẹ đẻ của tôi, tôi chỉ muốn tâm sự ra cho nhẹ lòng.
Tôi là một cô gái 25 tuổi, lấy chồng xa, nhà chồng cách nhà tôi tận 300km. Nếu chị em nào lấy chồng xa sẽ hiểu được cảm giác này, cảm giác vừa lớn đã đi lấy chồng, chưa kịp báo hiếu mẹ cha đã về cung phụng cho một nhà khác. Nếu như nhà chồng tốt, yêu thương thì cũng coi như là ổn, nhưng nếu nhà chồng hắt hủi và không biết ý thì vừa buồn vừa tủi lại không dám kể với ai vì sợ cha mẹ xót con.
Cuộc đời là do mình quyết định, giàu nghèo hay đói sướng thì phải tự chịu thôi. Có thì phụ giúp mẹ cha, không có thì cũng không thể để họ biết mình buồn, như thế sẽ thêm nhiều gánh nặng.
Vừa nghe tin mẹ ở quê bị ốm, tôi đã sốt sắng đứng ngồi không yên. Tôi thừa hiểu, nếu không phải là mẹ ốm nặng thì chắc chắn bố tôi sẽ không bao giờ thông báo để tôi khỏi lo lắng. Bố tôi bảo, tôi có thể xin nghỉ làm về chăm mẹ ít hôm không, bởi mẹ đã ốm nặng đến mức phải nhập viện rồi, là bị bệnh sốt xuất huyết
Chồng tôi là một người vừa gia trưởng lại ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tôi nghe xong như ai bóp nghẹn lấy tim, vội xin cơ quan cho nghỉ phép và gọi điện thông báo cho chồng để về nhà dọn đồ về quê gấp. Tôi dặn chồng ở nhà chăm con, đưa đón chúng và chú ý thực đơn ăn uống của chúng mỗi ngày. Thực ra tôi đã mua đủ nguyên liệu bỏ tủ lạnh, chỉ việc nấu thôi, rồi tôi sẽ lên thực đơn hàng ngày sau. Chồng ban đầu ậm ừ, bảo tôi về nhà thì đi đường cẩn thận, có gì gọi điện cho anh.
Tôi vâng dạ, chạy ù về nhà để dọn đồ đạc, vừa dọn xong thì có điện thoại chồng gọi đến, tôi bắt máy:
- Anh à, em dọn đồ xong rồi, giờ em ra bến đây, anh nhớ cho con ăn đúng thực đơn và đi ngủ đúng giờ nhé, rồi mẹ đỡ em sẽ lên nhanh thôi!
Chồng tôi ấp úng bảo:
- Hay là em đừng về, mẹ ốm thì có ông ngoại chăm rồi, em ơ lại lo cơm nước cho con chứ anh ngại lắm!
Tôi nghe xong như ai bóp nghẹn lấy tim, vội xin cơ quan cho nghỉ phép và gọi điện thông báo cho chồng để về nhà dọn đồ về quê gấp. (Ảnh minh họa)
Tôi sững sờ, cứ tưởng mình nghe nhầm, hỏi lại:
- Anh nói cái gì? Sao anh lại có thể thốt ra mấy lời kiểu như thế? Mẹ em cũng là mẹ anh, mẹ ốm thì em phải về, anh không nấu được thì anh ra ngoài ăn, còn con cũng là con anh, không ăn uống đủ, đau ốm bệnh tật anh có xót không mà giờ lại nói như thế này?
Chồng tôi thẹn quá hóa giận, quát:
- Cái ngưỡng gì chồng nói thì cãi bem bẻm, phận đàn bà phải chịu thiệt thòi đi chứ sao!
Tôi chẳng nói chẳng rằng tắt ngang máy rồi ôm mặt khóc nức nở. Là do tôi sai, tôi lấy nhầm chồng và khiến cha mẹ phải buồn, phải thất vọng. Sau đó, tôi vẫn kiên quyết xách va li đi về nhà. Chắc là tôi đã quá chu đáo và chiều hư anh rồi phải không? Sao anh lại có thể thiếu tôn trọng và ích kỷ đến như vậy được?
Các chị ơi, có ai đã từng ở trong hoàn cảnh này chưa? Giờ em rối và buồn lắm, chẳng biết tâm sự với ai cho nhẹ lòng. Là phụ nữ thật khổ đúng không các chị, tần tảo vì chồng vì con, cha mẹ thì không báo hiếu được một ngày, vậy mà còn không được tôn trọng…
Theo Một Thế Giới
Chán ngán với sự tùy tiện và buông thả của em chồng dịp Tết
Mẹ chồng tôi dự đoán được tình hình và đã tuyên bố thẳng thừng, "năm nay chị dâu bận cái H phải cùng chị dọn dẹp, lo cỗ bàn cơm nước không được chơi bời nhiều như mọi năm nữa". Đáp lại thái độ của mẹ em chỉ cười rồi tìm cớ chuồn thẳng. Tôi hiểu, năm nay có lẽ cũng chẳng tiến triển hơn là bao.
Tôi đã về làm dâu 4 năm và gần như năm nào cũng chỉ xoay quanh việc dọn dẹp trong mấy ngày Tết mà chẳng đi tới đâu được. Không như những chị khác, do mẹ chồng khó tính, yêu cầu đòi hỏi cao mà là do chính bản thân tôi không đành lòng bỏ lại nhà cửa bề bộn cho mình mẹ chồng lo toan, dọn dẹp. Nhìn thấy tôi quanh quẩn ở nhà, lụi hụi lau chùi, dọn rửa mẹ chồng cũng bảo bỏ đấy, giục đi chơi, thăm thú họ hàng để mẹ làm hết nhưng tôi thấy xót nếu để mẹ già rồi phải làm những điều đó. Chuyện là nhà tôi có cô em chồng kém tôi 2 tuổi, vốn đã lười biếng, ít dọn dẹp rồi lại rất nhiều bạn, hay tụ tập khiến gia đình tôi mấy ngày Tết lúc nào cũng như quán nhậu. Mà khổ nỗi, ngày thường em đã ít dọn dẹp rồi thì lấy đâu chuyện ngày Tết em đụng tay đụng chân vào chuyện gì.
Nhớ năm đầu tiên tôi về nhà chồng, mới cưới được 2 tháng thì đến Tết, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, lúc thì em gọi điện báo sắp có bạn đến nhờ tôi nấu hộ đồ ăn, lúc thì dọn dẹp "bãi chiến trường" của em và bạn. Mà có ít đâu, ngày em có 3-4 tốp bạn đến nhà chơi. Mà đã đến là phải ăn uống tưng bừng mới ra về. Tôi thấy mà ngán ngẩm. Mẹ chồng tôi nhìn cũng ái ngại, nhưng vì sợ con gái mất mặt với bạn bè nên không góp ý thẳng thắn, chỉ khi có người nhà mẹ mới nói. Nhưng em chỉ ậm ừ, dạ vâng cho xong chuyện rồi ngày hôm sau lại đâu vào đó. Từ 10 giờ sáng đã có bạn đến nhà rồi 3 giờ chiều, thậm chí 10 giờ đêm em còn đưa bạn về nhà ăn uống. Tôi thì chẳng nề hà gì, vả lại thường ngày em cũng xởi lởi, nhẹ nhàng thân thiết với tôi nên việc em nhờ tôi cũng chẳng ngại. Mỗi tội, ngày nào cũng thế, chẳng nhẽ em đã nhờ rồi mà tôi lại còn xách túi đi chơi. Tôi đi rồi chẳng ai khác phải làm ngoài mẹ. Thương mẹ, nể em chồng tôi lại nán lại xoay xở cơm nước hộ em. Vậy là 3 ngày Tết, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước, dọn dẹp và trông nhà. Năm ấy chồng tôi đang đi tu nghiệp ở nước ngoài nên tôi cũng chẳng muốn đi chơi một mình, đành ở nhà với mẹ chồng và phục vụ cô em. Nhưng đến năm thứ hai, thứ ba mọi chuyện vẫn thế, em vẫn cứ hồn nhiên gọi điện nhờ vả khiến chồng tôi phát cáu. Có lẽ anh xót tôi cứ quay cuồng trong cơm nước, dọn dẹp, bảo tôi cứ kệ đó đi chơi. Nhưng tôi hiểu, tôi có đi thì mẹ chồng cũng chẳng trách đâu, rồi mẹ lại lụi hụi làm một mình thôi.
Năm nào cũng chỉ có tôi và mẹ lụi hụi dọn dẹp, cơm nước.
Nhớ năm thứ hai làm dâu, mẹ chồng tôi từ trước Tết đã nói với em, năm nay bớt bạn bè đến nhà nhậu nhẹt đi để chị dâu đỡ vất vả. Em cười trừ rồi nói, bạn quý thì mới đưa về nhà chứ. Mẹ tôi cũng đồng ý nhưng mẹ kiên quyết nói, bạn của ai người ấy dọn dẹp. Em cũng không phản ứng gì, tôi đã nghĩ năm ấy đã thoát kiếp dọn dẹp lau chùi và cơm nước. Nhưng rồi lại đâu vào đó, em vẫn gọi điện nhờ tôi làm cơm hộ, ăn xong cả tốp lại rủ nhau đi hát hò vui vẻ mà quên cả mâm cơm bề bộn chưa dọn. Phải nói chính xác rằng, không phải lần nào em cũng đứng lên đi mà không nói lời nào, có khi em nói chị dâu dọn hộ em, có khi gọi với lại cứ dọn vào đấy để tối em về rửa hay không việc gì phải dọn, em đi tí ti rồi về dọn rửa sau. Nhưng thực tình ai mà để nhà cửa bề bộn như vậy, Tết nhất biết khách đến khi nào, nhìn thấy thế người ta cười cho. Tôi cũng cứ dọn vào hết, có lần thì rửa luôn nhưng cũng có khi để đó và đi chơi cùng chồng. Khi về thấy mâm bát rửa sạch sẽ, cứ nghĩ em đã rửa nhưng lần sau tôi mới biết đó là mẹ tôi. Khi về nhìn thấy mẹ đang lụi hụi rửa tôi thương lắm và thấy mình vô tâm. Những lần sau, tôi cứ làm xong mới đi đâu thì đi.
Năm thứ ba này cũng chẳng ngoại lệ, em vẫn vô tư như hai năm trước để mọi dọn dẹp cho mẹ con tôi còn em chỉ việc vui vẻ nhậu nhẹt rồi tụ tập. Nhưng thực sự tôi thấy mệt mỏi với sự vô tư đến thản nhiên của em vì khi đó tôi đang bầu bì sắp sinh. Còn năm nay, con gái tôi được 5 tháng tuổi , tôi cũng không thể thoải mái thời gian làm hộ em được. Mẹ chồng tôi dự đoán được tình hình và đã tuyên bố chắc nịch thẳng thừng: "Năm nay chị dâu mới sinh em bé, cái H phải cùng chị dọn dẹp, lo cỗ bàn cơm nước không được chơi bời nhiều như mọi năm nữa". Đáp lại thái độ của mẹ em chỉ nhăn nhở cười rồi tìm cớ chuồn thẳng. Tôi hiểu, sự việc năm nay có lẽ cũng chẳng tiến triển hơn là bao. Nhưng ngặt nỗi, nếu son rỗi tôi cũng chẳng nề hà gì nhưng đằng này, tôi con nhỏ, nếu em cứ như mọi năm có lẽ người vất vả hơn cả là mẹ chồng tôi. Tôi đã định góp ý với em nhiều lần nhưng lại sợ em nghĩ, tôi làm hộ em chút việc lấy cớ ca than, nói em đủ điều rồi mối quan hệ rạn vỡ. Tôi sợ mang tiếng chị dâu em chồng nên dám nói với em.dù mẹ đã góp ý, phản đối nhưng cứ như mọi năm em nghe rồi vẫn để đó, em cứ buông thả, cứ vô tâm như vậy thì tôi thấy khó chịu vô cùng. Tôi phải làm gì đây, bởi tôi biết mẹ chồng thương tôi và ngại khi tôi vì em mà vất vả nhưng chẳng thay đổi được gì. Có cách nào để em chồng tôi thay đổi cách sống và cách suy nghĩ không?
Theo Công Luận
Sai lầm lớn nhất đời tôi là lấy vợ quê Dù không hài lòng lắm với cô con dâu tương lai, nhưng cuối cùng bố mẹ tôi cũng đồng ý. Sau gần 5 năm kết hôn, tôi mới nhận ra quyết định lấy vợ tỉnh lẻ lại còn ở xa là sai lầm lớn nhất đời tôi. Tôi quen Dương - vợ tôi khi học cùng trường đại học. Hồi đó, chất giọng...