Chống “ngộ độc” trên Internet: Mỗi người phải tự phòng tránh
Chiều 20-11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son là thành viên Chính phủ thứ ba đăng đàn trả lời chất vấn các ĐBQH. Bộ trưởng đã lần lượt trả lời đầy đủ, kỹ càng những câu hỏi của các ĐBQH. Duy có điều, lúc đầu, Bộ trưởng nói hơi nhanh nên Chủ tịch Quốc hội nói đùa: “Chúng ta mới có mạng 3G mà Bộ trưởng nói với tốc độ 4G”!
Mở đầu, ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) hỏi: “An toàn – an ninh mạng đang rất nóng. Nhiều nước đang căng thẳng vì nạn nghe lén. Đánh giá của Bộ trưởng về an toàn mạng ở Việt Nam?”. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời: “Đây là thách thức rất lớn. Chúng ta phát triển nhanh về công nghệ thông tin nên an toàn – an ninh mạng càng là vấn đề lớn. Vừa qua, đã có hiện tượng liên tục xảy ra các vụ tấn công mạng trong nước từ nước ngoài và chúng ta đã giải cứu thành công. Máy tính ta dùng nhiều nhưng không phải ai cũng đủ trình độ để quản lý thành thạo nên rất dễ nhiễm mã độc. Bộ đã có nhiều giải pháp phòng chống và ứng cứu khẩn cấp. Thực tế, chúng ta đã xử lý thành công ở một số đợt tấn công. Bên cạnh đó, Bộ đã có đề án về nguồn nhân lực cho an ninh – an toàn thông tin. Chúng ta cũng tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp và học tập họ trong vấn đề an ninh mạng…”
ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) hỏi: “Trang thông tin điện tử giật gân, câu khách xuất hiện nhiều. Bộ có giải pháp gì trước tình trạng này?”. Bộ trưởng đáp: “Thông tin trên mạng có rất nhiều hình thức. Tất cả hợp thành hệ thống mạng xã hội. Điều đáng nói là có nhiều thông tin chưa xác minh đầy đủ đã đẩy lên mạng. Nhiều trang mạng đưa hình ảnh, thông tin sai lệch, gây mất đoàn kết, phá hoại nội bộ… Trước thực trạng này, Bộ TT-TT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định để quản lý dịch vụ Internet”. Nêu ra hàng loạt giải pháp hữu hiệu, Bộ trưởng cho rằng, khi phát hiện thông tin sai, đơn vị liên quan phải báo ngay cho cơ quan chức năng, đồng thời lên tiếng bác bỏ ngay các thông tin sai trái đó. Cùng với đó, mỗi người phải có ý thức tự phòng tránh thông tin độc hại trên Internet”.
Quan tâm tới giá cước viễn thông, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) hỏi: “Giá cước 3G vừa tăng trong khi chất lượng chưa cải thiện, đây có phải là giải pháp chống thất thu của nhà mạng?”. Bộ trưởng cho biết, gần đây, nhà mạng có tăng giá cước nhưng hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật hiện hành. Bộ trưởng nói: “Chúng ta không thể bán dưới giá thành. Hiện nay, giá đã nâng lên song cũng chưa đủ giá thành. Chúng ta đã giữ giá thấp quá lâu, thấp hơn giá thế giới nhiều lần. Đây cũng là giải pháp để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Tóm lại, tăng giá cước 3G là việc làm bình thường trong cơ chế thị trường”.
ĐB Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) chất vấn: “Xã hội hóa truyền hình đang tồn tại nhiều vấn đề. Liệu đã quá tải số lượng đài truyền hình?”. Điểm lại số kênh truyền hình tại Việt Nam, Bộ trưởng cùng quan điểm, nếu quá nhiều kênh truyền hình, nguồn lực sẽ bị phân tán. Bộ trưởng trấn an: “Chúng ta xã hội hóa truyền hình nhưng nội dung không xã hội hóa mà chỉ có liên kết phát sóng.”
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) băn khoăn: “Một số việc xảy ra trong nước nhưng báo chí trong nước đưa tin chậm so với truyền thông nước ngoài, vì sao?”. Bộ trưởng giải thích: “Các trang mạng phát triển mạnh mẽ và đưa tin nhanh nhưng nội dung nhiều khi không chính xác. Trang mạng xã hội chỉ nghe tin phong thanh là đưa ngay nhưng báo chí tác nghiệp phải xác định nguồn tin, đảm bảo tính chính xác nên mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, một số địa phương cũng chưa thực hiện đầy đủ quy định của Chính phủ về việc cung cấp thông tin từ người phát ngôn… Đây là việc cũng cần khắc phục, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp thông tin chính thống cho báo chí…”.
Video đang HOT
ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội): Hài lòng với trả lời của Bộ trưởng
Phần chất vấn của các ĐBQH đối với Bộ trưởng Bộ TT-TT đều là vấn đề rất mới. So với các nước trên thế giới, Việt Nam có tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất nhanh, rất mạnh, song cũng có những mặt trái, bất cập. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son là người tâm huyết và nắm bắt rất sâu rộng lĩnh vực này. Ông cũng biết được nguyên nhân, hiện trạng và đã đưa ra các biện pháp để khắc phục, hướng xử lý những bất cập hiện nay. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, do chưa quen cho nên cách trả lời còn hơn dài và Bộ trưởng còn nói quá nhanh. Theo tôi, Bộ trưởng nên nói chậm, ngắn gọn để cho ĐBQH và cử tri nắm được. Tôi tin Bộ trưởng là người cầu thị, nên các ý kiến chất vấn của ĐBQH cũng như ý kiến của cử tri đã được Bộ trưởng ghi nhận và hứa khắc phục. Tôi hài lòng với việc trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.
Thành Nam
Theo ANTD
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Việt Nam không có báo lá cải
"Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải", Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông phân tích.
Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son sáng nay, 21/11, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu nhiều con số thống kê, Việt Nam hiện có hơn 800 báo in, 67 đài phát thanh truyền hình và hàng trăm báo, trang tin điện tử. Ông Tiến cho rằng, lực lượng báo chí hùng hậu nhưng chưa thể hiện quy hoạch, quản lý tốt để ngăn chặn tình trạng trùng lặp thông tin, cạnh tranh không lành mạnh. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm rõ về trách nhiệm quy hoạch phát triển hệ thống báo chí - một vấn đề đặt ra từ nhiệm kỳ trước.
Bộ trưởng TT-TT "gật đầu" với phân tích của đại biểu về hệ thống báo chí hùng hậu hiện nay và cung cấp thêm con số 17.000 phóng viên được cấp thẻ đang hoạt động, trong đó riêng truyền hình có khoảng 5.000 phóng viên.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng, nổi bật của báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong quá trình tác nghiệp của một bộ phận báo chí như việc một số tờ báo hoạt động chưa đúng tôn chỉ mục đích, đưa tin tiêu cực nhiều, không phù hợp. Nhiều báo thậm chí còn đưa tin sai, không kiểm chứng, đưa tin ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, phân tích tỉ mỉ, diễn giải quá kỹ các vụ án, gây hoang mang xã hội.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son
Về vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, ông Son xác nhận số lượng như đại biểu đề cập là khá lớn và lĩnh vực quản lý nhà nước này do Bộ TT-TT chịu trách nhiệm.
"Đây là thách thức rất lớn của chúng tôi vì báo chí không chỉ là kênh thông tin tuyên truyền mà hiện nay, để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giải trí của nhân dân, báo chí cũng là một công cụ quan trọng. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia ven biển với 28 tỉnh thành có biển, 6 triệu dân đang sống bằng nghề biển, mỗi ngày đều có khoảng 1 triệu người dân mưu sinh trên mặt biển, báo chí cũng là kênh thông tin để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi, có vai trò lớn trong công tác phòng chống lụt bão..." - Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son lập luận, như vậy, nhiệm vụ, chức năng của báo chí cũng như trách nhiệm bao quát của cơ quan quản lý ngày càng nặng nề.
Bộ TT-TT đã tham mưu cho Chính phủ định hướng báo chí theo hướng sắp xếp, tổ chức lại để đảm bảo vẫn đủ về số lượng đầu báo lại nâng cao được chất lượng. Bộ chủ trương xây dựng mô hình cho phép một cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm. Mục tiêu cụ thể nhất, phấn đấu đến năm 2020 các cơ quan báo chí đều tự hạch toán, nhà nước chỉ hỗ trợ đặt hàng với những ấn phẩm cho khu vực vùng sâu vùng xa, vùng trọng điểm của nhà nước. Truyền hình thì phải tự sản xuất 50% chương trình, hạn chế việc nhập chương trình, phim truyền hình từ nước ngoài về để phát sóng.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) quan tâm tới khía cạnh khác là dù nhà nước không chấp nhận, không cho phép nhưng thực tế đã xuất hiện xu hướng báo chí không lành mạnh như dư luận vẫn gọi là "báo lá cải". Nêu nhiều biểu hiện, tác động tiêu cực của báo lá cải đối với giới trẻ, bà Trang băn khoăn, những biểu hiện phức tạp về tội phạm vị thành niên hiện nay có bắt nguồn từ xu hướng không lành mạnh này.
"Trả lời phỏng vấn vừa qua, Bộ trưởng có đề cập nguyên nhân dẫn đến việc này là từ công tác quản lý báo chí của nhà nước. Thời gian tới, Bộ chủ trương làm gì để chấm dứt tình trạng này?" - đại biểu hỏi.
Bộ trưởng TT-TT trả lời: "Đối với nhà nước ta hiện nay, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của xã hội, là cơ quan ngôn luận của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn của nhân dân nên phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải chứ Việt Nam không có báo lá cải".
Vị tư lệnh ngành cũng khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra để ngăn chặn kịp thời, xử lý sai phạm. Bộ cũng có kế hoạch đối với công tác đào tạo để nâng cao đạo đức của phóng viên trong quá trình tác nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản, duy trì phương thức, quy trình làm báo đã quy định để hạn chế, tiến tới không còn những sai phạm đã được chỉ ra.
Trao đổi thêm về chế tài đối với đơn vị vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí mà đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, ngoài việc tuyên truyền thực hiện quy chế 25 về người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tướng, Bộ TT-TT đã tổ chức hội nghị, tập huấn cho các địa phương về việc triển khai nhiệm vụ này.
Về băn khoăn nêu ra liên quan đến thông tin sửa đổi Điều 7 luật Báo chí về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan mà đại biểu Lê Như Tiến đề cập, Bộ trưởng Son nhấn mạnh, điều luật này đã ghi rõ quy định trong phạm vi của mình, các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin kịp thời, trừ trường hợp thông tin về các vụ án trong quá trình điều tra. Trong trường hợp đó, báo chí vẫn được đưa tin theo nguồn tin báo có và phải kiểm chứng, chịu trách nhiệm về thông tin này. Báo chí có thể giữ bí mật về nguồn tin, chỉ phải cung cấp khi có yêu cầu của Chánh án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh trở lên.
Ông Son quả quyết, đến thời điểm này vẫn chưa thể nói gì về việc sửa đổi luật báo chí nói chung cũng như điều khoản quy định này nói riêng vì chương trình làm luật khóa XIII không bố trí nội dung này. Tuy nhiên, việc sửa luật Báo chí, ông Son nhận định là vấn đề phải đặt ra trong thời gian tới.
Đang xem xét nghi vấn 3 nhà mạng bắt tay nhau tăng cước 3G Trả lời thêm câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPCHM) về việc dư luận nghi ngờ có sự vi phạm luật cạnh tranh, thỏa thuận với nhau khi cả 3 nhà mạng cùng đồng loạt tăng giá cước 3G, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son xác nhận, việc tăng giá đồng loạt đúng là hiện tượng xảy ra. Tuy nhiên, về bản chất, nếu 3 nhà mạng bắt tay để cùng tăng giá thì vi phạm, còn do vô tình, trùng hợp thì không vi phạm. Ông Son cũng thông tin, dù cùng tăng giá nhưng mức độ tăng của mỗi nhà mạng là khác nhau. Mỗi đơn vị cũng đều có những gói tăng, giảm khác nhau, phục vụ những chiến lược khác nhau. "Tuy nhiên, chính vì dư luận có ý kiến, báo chí phản ánh việc này nên mới đây Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Bộ TT-TT phối hợp với Bộ Công thương vào cuộc xem xét, sớm có câu trả lời về "nghi vấn" này" - Bộ trưởng TT-TT nói.
P.Thảo
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông: Việt Nam không có 'báo lá cải' Người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) khẳng định Việt Nam không có "báo lá cải" và cần ngăn chặn, chấm dứt khuynh hướng "báo lá cải" ra khỏi đời sống xã hội, đời sống của nền báo chí. Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn Sáng 21.11, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son tiếp...