Chống ngập, tăng an toàn bay cho Tân Sơn Nhất
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất xây hồ điều tiết trên đất quốc phòng trong sân bay Tân Sơn Nhất để tăng cường khả năng thoát nước cho sân bay.
Bốn vị trí sân đỗ máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập trong trận mưa kỷ lục hôm 26-8. Sân đỗ máy bay của sân bay này cũng nhiều lần bị ngập cục bộ do mưa lớn.
“Bộ GTVT đã hoàn chỉnh hồ sơ để đề nghị Bộ Quốc phòng chấp thuận chuyển đổi phương án sử dụng đất và xây dựng hồ điều tiết trên đất quốc phòng để chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM)”. Ngày 9-10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết như trên.
Hồ rộng 1,2 ha để chống ngập cho 20 ha
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam (thuộc Bộ GTVT) đã đề nghị Bộ GTVT xem xét, có ý kiến với Bộ Quốc phòng chấp thuận phương án xây dựng hồ điều tiết tại khu vực đất quốc phòng nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất. “Việc xây hồ điều tiết trong khu bay của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được UBND TP.HCM thống nhất với các cơ quan liên quan” – Cục Hàng không Việt Nam nêu.
Cụ thể, theo thông báo kết luận về cuộc làm việc của Thành ủy, UBND TP.HCM với Bộ GTVT và các đơn vị liên quan về triển khai đồng bộ các giải pháp giải quyết ngập úng cục bộ tại sân bay Tân Sơn Nhất, UBND TP sẽ cho nạo vét, khơi thông và mở rộng hệ thống thoát nước của TP quanh sân bay.
Ngoài ra, UBND TP và các cơ quan có liên quan đã thống nhất nghiên cứu xây hồ điều tiết trong sân bay Tân Sơn Nhất tại khu vực sân bóng mini Chảo Lửa, trên đất đang được Xí nghiệp A41 (Quân chủng Phòng không-Không quân) quản lý. Theo Cục Hàng không Việt Nam, hồ điều tiết được xây với mục đích gom nước từ khu vực sân đỗ máy bay khi có mưa lớn mà hệ thống mương A41 không thoát nước kịp.
Theo đề xuất, hồ điều tiết rộng khoảng l,2 ha, sâu trung bình 5-7 m để có thể giải quyết ngập úng cục bộ cho khoảng 20 ha sân đỗ máy bay, với chiều sâu ngập trung bình 0,3 m theo số liệu lượng mưa chiều 26-8. “Cục đã có văn bản đề nghị Quân chủng Phòng không-Không quân đồng thuận phương án xây dựng hồ điều tiết theo phương án này. Tuy nhiên, Bộ GTVT cần có ý kiến với Bộ Quốc phòng chấp thuận để chuyển đổi phương án sử dụng đất quốc phòng và xây dựng hồ điều tiết trên đất quốc phòng” – đại diện Cục Hàng không Việt Nam thông tin.
Video đang HOT
Hình ảnh bãi đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất ngập sau cơn mưa chiều 26-8 được chia sẻ trên Facebook.
Giải quyết ngập, tăng độ an toàn bay
Trước đề nghị này, nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả, đặc biệt về an toàn bay. Ông Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng cần tính toán lại phương án xây hồ vì việc xây hồ trong sân bay này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn bay.
Theo ThS Hồ Long Phi, chuyên gia về chống ngập, xây hồ điều tiết là một phương án tốt, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cho khu vực chống ngập và an toàn bay thì vị trí đặt hồ là rất quan trọng. Kế đến là việc kết nối để đảm bảo nước từ khu vực dự kiến được gom, chảy về hồ này. “Có nhiều phương án xây hồ như làm hồ hở hoặc xây hồ ngầm. Phương án xây hồ hở đơn giản hơn nhiều nhưng làm hồ ngầm cũng không gặp trở ngại gì về kỹ thuật. Vấn đề là việc đáp ứng yêu cầu về vị trí và sự kết nối như tôi đã nêu” – ThS Phi nói.
Ngày 9-10, trao đổi với người viết, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (người đề xuất xây dựng hồ điều tiết và lắp đặt thêm máy bơm để chống ngập cho sân bay tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và lãnh đạo các cơ quan chức năng liên quan hôm 19-9 – PV), cho biết vấn đề an toàn bay phải được đặt lên hàng đầu. Ông Tú khẳng định: “Không có lý gì mình đề xuất phương án chống ngập để nâng cao về an toàn bay lại gây ra mất an toàn bay cả. Theo tôi, vị trí này đã được cân nhắc kỹ. Mặc dù nó nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhưng vị trí chọn xây hồ nằm ngoài khu vực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất”.
Tính toán lại hệ thống thoát nước trong sân bay Trước tình trạng ngập nước tái diễn, đe dọa đến hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất, Sở GTVT TP.HCM cũng đề nghị Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM nghiên cứu phương án làm hồ điều tiết trong sân bay để chống ngập. Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Chống ngập, trước đây trong sân bay Tân Sơn Nhất có hồ điều tiết nhưng hiện nay không thấy. Theo đó, nếu thấy cần thiết có thể khôi phục hồ này hoặc nghiên cứu phương án điều tiết nước trong sân bay. Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có ba hướng thoát nước chính. Phía bắc, nước thoát ra kênh Hy Vọng, hiện nay tương đối thông thoáng. Hướng đông nam, thoát ra mương Nhật Bản (đang cải tạo, sắp hoàn thành). Hướng nam, chảy qua mương A41. Ở hai hướng đông nam và hướng nam, nước sẽ dẫn để đổ ra kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Theo ông Công, tuyến mương A41 đang bị lấn chiếm, thu hẹp dòng chảy, không đảm bảo thoát nước nên gây ngập sân bay khi có mưa lớn và TP đã có kế hoạch giải tỏa. Tuy vậy, ông Công cũng lưu ý sân bay Tân Sơn Nhất nên tính toán lại hệ thống thoát nước trong sân bay sau khi mở rộng khu vực đỗ máy bay để điều chỉnh cho phù hợp và kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước bên ngoài. TRUNG THANH
Theo GIA NGHĨA ( Pháp luật TP.HCM)
Ung thư đe dọa gần 170.000 hộ ở TP HCM
Thông tin nước giếng ở TP HCM chứa chất gây ung thư vừa được các cơ quan công bố đã thực sự gây sốc.
Kết quả giám sát mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy hiện trên địa bàn TP có gần 170.000 hộ dân đang sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm, chứa chất gây ung thư. Đáng nói là trong số này, nhiều khu vực dù mạng lưới nước sạch đã được kéo đến tận nhà nhưng người dân vẫn sử dụng nước giếng.
Xài nước bẩn, ngó lơ nước sạch
Theo thống kê của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), hiện trên địa bàn TP có khoảng 7% trong tổng số hộ dân đã được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng, tập trung tại các khu vực vùng ven TP. Trong khi đó, có khoảng 10% số hộ sử dụng nguồn nước sạch nhưng có mức tiêu thụ rất ít (từ 1-4 m3/tháng). Cao nhất là tại huyện Hóc Môn khi con số thống kê cho thấy có đến 6.766/27.030 đồng hồ nước sử dụng 0 m3.
Gia đình chị Nguyễn Kim Thanh, ngụ số 48/3B Phan Văn Hớn, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn đang phải sinh hoạt với nguồn nước giếng nhiễm phèn nghiêm trọng Ảnh: GIA MINH
Lý giải việc có nước máy nhưng không xài, chị Trần Thị Nga - ngụ số 66/4 ấp Trung Lân, xã Bà Điểm - cho biết nước giếng bị ô nhiễm nên gia đình tôi đã mua nước đóng bình về sử dụng cho việc ăn uống. Nếu so sánh giữa chi phí mua nước đóng bình và sử dụng nước máy thì cũng tương đương nhau, trong khi nước đóng bình lại... thơm! Cách nhà chị Nga không xa, gia đình anh Trần Văn Lành cũng chủ yếu sử dụng nước giếng và nước đóng bình, còn nguồn nước máy lại bị "chê". Anh Lành cho biết phải đóng vài trăm ngàn đồng mỗi tháng nên gia đình anh hạn chế sử dụng nước máy và quay lại xài nước giếng khoan.
Thế nhưng, qua ghi nhận của phóng viên, nguồn nước ngầm tại nhiều nơi ở xã Bà Điểm đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều hộ dân phải dùng đủ phương pháp lọc nước nhưng vẫn không giảm được độ phèn.
Mặc dù ngành cấp nước đã phủ mạng lưới cấp nước sạch tới địa phương và gắn đồng hồ nước tới từng nhà nhưng rất nhiều hộ dân trên đường Cây Trôm - Mỹ Khánh, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi đã khóa đường ống sau đồng hồ như khẳng định rằng gia đình họ không dùng nguồn nước này. Theo giải thích của một chủ hộ, do nước sạch không có vị ngọt như nước giếng khoan nên không sử dụng. Hay ở quận 9, Gò Vấp, Bình Tân..., số hộ dân được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng và sử dụng ít cũng khá cao. Đa số các hộ dân nơi đây cũng chia ra 3 loại nước nhưng ưu tiên sử dụng nước giếng, nước đóng bình rồi mới đến nước máy.
Chưa tin tưởng
Ngoài nguyên nhân giá cả, theo chị Nga, việc gia đình chị không xài nước máy còn xuất phát từ nguyên nhân nguồn nước máy ở nhà chị bị cặn đỏ lúc sáng sớm và có mùi hôi. Lý do trên cũng lý giải cho việc gia đình anh Quốc Thảo - ngụ đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp - "ngó lơ" nước máy, ưu tiên nước giếng.
Tương tự, người dân ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh phản ánh nguồn nước sạch từ trạm cấp nước thỉnh thoảng bị đục, có váng nổi trên mặt nước nên họ ưu tiên dùng nước giếng. Bà Lê Kim Phấn, ngụ ấp 4, cho biết chỉ dùng nguồn nước máy để tắm giặt chứ không sử dụng cho mục đích ăn uống. Tuy nhiên, quần áo trắng sau nhiều lần giặt bằng nguồn nước này thì bị ố vàng.
"Thỉnh thoảng nước bị yếu, tôi phải thức trắng đêm để hứng nước sử dụng cho ngày hôm sau" - bà Phấn ngao ngán. Theo tìm hiểu, nguồn nước ở xã Hưng Long do các trạm cấp nước thuộc Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn cung cấp. Bà Phấn cho biết mỗi khi nước đục, dơ, bà đều phản ánh lên xí nghiệp nhưng chất lượng nước vẫn chưa được cải thiện.
Người dân một số khu vực được cấp nước sạch từ các công ty cấp nước thuộc SAWACO cũng than phiền về nguồn nước thỉnh thoảng bị đục và có mùi tanh. Đơn cử, một số khu dân cư dọc đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp phản ánh khoảng nửa năm về trước, nước thỉnh thoảng bị đục nên không dám sử dụng. Thời gian gần đây, nguồn nước đã trong trở lại nên nhiều người quay lại sử dụng nước sạch, tuy nhiên, một số hộ vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn nên vẫn sử dụng nước giếng khoan.
Nước sạch đã sạch
Ông Bạch Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc SAWACO, cho biết nguyên nhân nước đục ở các trạm cấp nước thuộc Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn là do nguồn nước ngầm đầu vào ở một số trạm cấp nước bị ô nhiễm mà không thể xử lý được. Đối với các trạm này, SAWACO yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước và xử lý trước khi đưa vào mạng lưới cấp nước đến các hộ dân. Theo quy hoạch cấp nước, đến năm 2025 sẽ đóng cửa các trạm cấp nước này.
"Bây giờ, các trạm cấp nước ở khu vực nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, không thể xử lý thì sẽ đóng cửa ngay. Những trạm này sẽ lấy nguồn nước từ mạng lưới cấp nước của SAWACO và thành các trạm cấp nước vệ tinh phân phối nước sạch đến các hộ dân trong khu vực" - ông hải Khẳng định.
Về tình trạng nước đục ở quận Gò Vấp, ông Hải giải thích do khi Nhà máy nước Tân Hiệp xảy ra sự cố thì nguồn nước trong đường ống sẽ có cặn lắng, đến khi hoạt động trở lại, nước trong đường ống tăng áp lực sẽ cuốn theo cặn này. Ông Hải cho biết đã chỉ đạo các đơn vị liên quan súc xả đường ống khi nước trong đường ống ở trạng thái tĩnh nhằm hạn chế tình trạng nước đục. Bên cạnh đó, hiện SAWACO đã kéo đường ống từ Nhà máy nước BOO Thủ Đức để cấp nước cho khu vực quận Gò Vấp nhằm kéo giảm sự cố đục nước ở quận này.
Ông Hải cho rằng: "Nước sạch đã thực sự sạch, bà con sử dụng hoàn toàn yên tâm". Tuy nhiên, theo ông Hải, không thể vận động người dân chuyển toàn bộ sang sử dụng nước sạch ngay một lúc mà phải chuyển dần theo các nhu cầu. "Ban đầu là vận động người dân sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống, dần dần chuyển sang mục đích sinh hoạt để người dân quen dần" - ông Hải chia sẻ.
Khuyến cáo đáng sợ của ngành y tế Theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, kết quả giám sát, đanh gia chât lương nươc ngâm mới đây ở một số vùng ven như quân 12, Go Vâp, Tân Binh, Tân Phu và huyện Hoc Môn cho thấy ham lương amoni cao vươt giơi han cho phep 9,14%. Các bác sĩ phân tích nước có hàm lượng amoni cao cho thấy bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ như nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi... Amoni trong nước ngầm khi gặp ôxy trong không khí chuyển hóa thành nitrat và nitrit. Hai chất này khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo nên tình trạng methemoglobin (thiếu ôxy trong máu), kết hợp với các axít amin trong cơ thể hình thành chất nitrosamine gây ung thư. Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có thể gây nên suy thận, nhiễm khuẩn huyết... Ng.Thạnh
Theo GIA MINH - SỸ ĐÔNG (Người lao động)
Thoát án tử, kẻ buôn ma túy cười tươi rời tòa Sau khi nghe đại diện VKS đề nghị án tử hình, kẻ buôn ma túy như người &'mất hồn', thế nhưng bị cáo đã rời tòa với nụ cười tươi vì thoát chết. Phúc rời tòa với nụ cười tươi vì thoát chết ở phút cuối cùng phiên tòa. Ngày 28.9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử đối với bị cáo Trần Văn...