Chống nắng mùa đông – chuyện không bất ngờ
Chủ đề chống nắng luôn chỉ được nhắc đến sôi nổi trong những tháng hè và dần nguội lạnh khi đông đến. Đừng nghĩ rằng khi ngày ngắn đêm dài, chống nắng trở thành việc thừa thãi, bởi dù bạn có muốn thừa nhận hay không, mặt trời vẫn luôn ở đó.
Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra đường, việc đó nên được nâng tầm thành một nghi thức bất biến thay vì chỉ là một hoạt động mang tính thời vụ. Bởi lẽ hiển nhiên, mặt trời luôn hiện diện 365 ngày một năm. Cái lạnh u ám của mùa đông có thể đánh lừa bạn về cảm giác nhưng không thể giấu đi sự thật rằng tia UVA, UVB vẫn luôn tồn tại xung quanh, chỉ chờ ta sơ hở là tấn công vào làn da từ lớp biểu bì đến tận tầng hạ bì.
Mặt khác, những tế bào sắc tố dưới da của bạn không chỉ bị kích động bởi ánh nắng mặt trời mà còn có thể chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh tỏa ra từ những món đồ điện tử như máy tính, điện thoại, đèn tuýp… Bôi kem chống nắng giờ đây không chỉ để ngăn ngừa tia cực tím mà còn là sự bảo vệ xứng đáng bạn dành cho làn da trong suốt 24 giờ bận rộn.
FACTS
Titanium dioxit và kẽm oxit là hai thành phần vật lý duy nhất trong kem chống nắng được đảm bảo an toàn và hiệu quả cho đến giờ phút này.
Trẻ em và phụ nữ mang thai nên sử dụng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học.
Hai thành phần không an toàn vẫn xuất hiện trong kem chống nắng từ cách đây 20 năm là PABA và trolamine salicylate.
Oxybenzone dù chưa được xác thực có khả năng gây ảnh hưởng tới con người hay không, nhưng lại là một thành phần gây hại cho san hô dưới biển. Bạn có thể cân nhắc điều này để không chọn lựa các sản phẩm có chứa oxybenzone. (Bảo vệ môi trường đang là ưu tiên số 1!).
Viện FDA Mỹ cho rằng các sản phẩm chống nắng dạng xịt phải tạo ra được các hạt kem đủ lớn (hơn 6 micromet) để đảm bảo người dùng không hít phải các hạt này vào phổi.
Với sự thay đổi khí hậu từ nóng ẩm sang khô lạnh, bạn nên cân nhắc những sản phẩm chống nắng có kết cấu kem dày mềm mịn hoặc serum mỏng nhưng lưu giữ độ ẩm tốt. Sữa chống nắng có chứa cồn – sản phẩm đặc trưng của các thương hiệu Nhật Bản là thứ rất được yêu thích trong mùa hè bởi khả năng thẩm thấu nhanh và tạo filter ráo mịn trên da mặt – lại là thứ nên được cất gọn vào ngăn kéo trong mùa này.
Nếu đã có sẵn một loại kem dưỡng ẩm ưng ý với chỉ số SPF nhẹ nhàng khoảng 15-30, bạn không nhất thiết phải áp lên làn da một lớp kem chống nắng có độ ẩm tương tự nữa, bởi cái gì quá nhiều cũng phản tác dụng. Lớp màng chống tia cực tím duy nhất bạn cần lúc này có thể chỉ là bột chống nắng, sản phẩm vừa có chức năng chống nắng vật lý, vừa có thể dùng thay phấn phủ kiềm dầu và cố định lớp nền. Vào buổi trưa, bạn không cần tẩy xóa hoàn toàn khuôn mặt, chỉ cần thấm bớt dầu và phẩy cọ phủ thêm vài lượt bột nữa là làn da đủ sức chống chọi đến khi mặt trời lặn hẳn.
Albion – Super UV Cut Repair Perfection Base: Kem lót mỏng như huyết thanh có chỉ số chống nắng cao không kém bất kỳ sản phẩm chống tia UV nào khác: SPF50 PA . Kết cấu mỏng và không gây vón cục.
Video đang HOT
Lancôme – UV Expert Mineral CC Cream: Kem CC trang điểm sở hữu công nghệ Mexoryl SX XL độc quyền của tập đoàn L’Oréal, bảo vệ da trước cả tia UV bước sóng ngắn lẫn bước sóng dài – tức yếu tố hàng đầu gây sạm nám.
Menard – UV SPF50 PA : Kem chống nắng có kết cấu dày mượt giàu độ ẩm nhưng thẩm thấu tốt, chống nhờn và lâu trôi.
Những thuật ngữ mới
Noncomedogenic: Nếu làn da của bạn dễ lên mụn, hãy tìm các sản phẩm có dán nhãn Noncomedogenic. Chúng có chứa axit salicylic, kẽm oxit, đều là các thành phần tốt cho da dầu mụn. Ngoài ra, không nên chọn sản phẩm có chứa nhiều chất béo như dầu dừa, bơ cocoa.
Gluten-free: Nhằm chỉ các sản phẩm không chứa gluten (một loại protein liên kết với tinh bột). Tuy nhiên các sản phẩm có chứa gluten thường là sản phẩm dành cho tóc thay vì dành cho da.
Sand-resistant: Tính từ này dùng để miêu tả loại kem chống nắng không bị giảm tác dụng hay thay đổi kết cấu khi tiếp xúc với cát. Hãy dùng nó khi đi biển nhé!
La Roche-Posay – Anthelios AOX Daily Antioxidant Serum With Sunscreen: Huyết thanh chống oxy hóa kết hợp chống nắng đầu tiên của La Roche-Posay, được điều chế với công nghệ Cell-Ox Shield và phức hợp chống oxy hóa cực mạnh giúp cải thiện rõ rệt sự xuất hiện của nếp nhăn, vết thâm và kết cấu da.
Peter – Thomas Roth Instant Mineral SPF 45: Món mỹ phẩm bỏ túi tiện lợi, bạn có thể dùng nó vào bất cứ lúc nào trong ngày để củng cố lớp nền và khả năng tự bảo vệ của làn da.
Chanel – UV Essentiel Multi-Protection Daily Defender UV-Pollution SPF50: Lá chắn hoàn hảo bảo vệ da trước cả tia UV bước sóng dài, tia hồng ngoại và ánh sáng trong nhà. Kem chống nắng này còn chứa phức hợp độc quyền giúp bảo vệ DNA và tế bào gốc của làn da.
Theo dep.com.vn
Gợi ý các cách chọn kem chống nắng bảo vệ da an toàn
Hãy tham khảo những bí quyết đọc nhãn sản phẩm dưới đây để chọn kem chống nắng tốt nhất cho bản thân.
Trong mùa nóng, kem chống nắng là mỹ phẩm không thể thiếu trong túi. Tuy vậy, thị trường nhan nhản các thể loại kem chống nắng. Loại nào tốt? Loại nào hợp với da mình? Thật khó nói nếu không hiểu cặn kẽ thành phần kem chống nắng. Hãy cùng tìm hiểu cách giải mã thành phần kem chống nắng qua nhãn sản phẩm; cũng như cách chọn kem chống nắng tốt nhất, phù hợp với bản thân.
1. Kiểm tra chỉ số SPF của kem chống nắng
Để kem chống nắng có tác dụng lâu dài, bạn phải bôi nó liên tục trong ngày - chỉ sử dụng mỗi buổi sáng là chưa đủ. Vậy bạn nên chờ bao lâu trước khi bôi kem chống nắng lại? Đây là lúc bạn phải đọc chỉ số SPF.
SPF - tức Sun Protection Factor - giải thích thời gian bạn có thể "tung tăng" dưới nắng trước khi phải tái sử dụng kem chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì bạn lại càng có thể chờ lâu. SPF dao động từ 15 đến 100. Tuy vậy, con số càng cao không có nghĩa là nó càng có tác dụng chống nắng tốt.
Các bác sỹ da liễu khuyên dùng sản phẩm có chỉ số SPF khoảng 50. Tại sao không dùng cao hơn? "Sản phẩm có mức độ SPF cao thường có độ dày hơn, để lại vệt trắng trên da sau khi sử dụng. Điều này tạo cảm giác "an toàn" giả cho người sử dụng. Khi dùng sản phẩm có chỉ số SPF cao, nhiều người ỷ y không tái sử dụng trong thời gian cần thiết; dẫn đến việc da bị cháy nắng".
2. Sản phẩm phải chống cả tia UVA lẫn UVB
Trong ánh nắng mặt trời chứa hai loại tia cực tím: tia UVA và UVB. Tia cực tím UVB làm tổn thương bề mặt da, gây cháy nắng da. Còn UVA thì tấn công ở mức độ tế bào sâu dưới biểu bì; gây lão hóa da, tạo đốm nâu, và khiến da chảy xệ hay có nếp nhăn. Cả hai tia cực tím này đều có thể gây ung thư da.
Thông thường, kem chống nắng có tác dụng chống tia UVB. Nhưng để chống lại UVA, kem chống nắng cần phải hiển thị chỉ số PA . Càng có nhiều dấu cộng thì khả năng kháng tia UVA càng cao.
3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có tác dụng chống nắng khác nhau. Chọn sản phẩm nào tuỳ thuộc vào sở thích cũng như làn da bạn.
Kem chống nắng hóa học
Sử dụng thành phần hóa học để hấp thu tia tử ngoạiKhông để lại vệt trắng trên da, nên được nhiều người ưa chuộngNguyên liệu thường gặp là oxybenzone, octinoxate hay avobenzoneCó thể gây dị ứng đối với làn da mẫn cảmKem chống nắng hóa học ảnh hưởng xấu đến môi trường; đặc biệt là có thể gây chết san hô khi đi lặn biển.
Kem chống nắng vật lý
Sử dụng thành phần tự nhiên là các khoáng chấtTạo một lớp màng chắn và hất ngược các tia tử ngoại khỏi daThành phần thường thấy là Titanium Dioxide hay Zinc OxideVì thành phần từ khoáng chất nên kem chống nắng vật lý có thể để lại lớp màng trắng trên daAn toàn hơn cho những ai có làn da nhạy cảm
4. Có nên sử dụng kem chống nắng chống nước?
Nhãn mác "chống nước" hay "chống thấm" trên kem chống nắng hàm ý: sản phẩm sẽkhó trôi khỏi da mặt bạn khi bạn đang hoạt động mạnh, ví dụ bơi lội, lặn biển hay chơi bóng trên bãi cát. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả trong khoảng 40 phút. Chính vì vậy, bạn vẫn phải chú ý bôi kem chống nắng đều đặn. Kem chống nắng chống trôi không có tác dụng lâu hơn so với kem chống nắng thông thường.
5. Kem chống nắng được chuyên gia kiểm nghiệm có tốt hơn?
Đôi khi bạn sẽ thấy dòng chứ "Dermatologist Tested" hay "Dermatologist Recommended" trên thông tin sản phẩm. Thông điệp này có ý nghĩa gì? Sơ bộ, chúng ta có thể hiểu như sau:
Dermatologist Tested: Đã được kiểm nghiệm lâm sàng. Sản phẩm này đã được các bác sỹ da liễu kiểm tra và cho biết chất lượng đạt chuẩn thí nghiệm.Dermatologist Recommended: Được chuyên gia tin dùng. Một số công ty sẽ đưa sản phẩm mẫu cho bác sỹ da liễu sử dụng. Sau đó, họ sẽ hỏi ý kiến về chất lượng sản phẩm; cũng như việc bác sỹ có khuyến khích bệnh nhân sử dụng sản phẩm này. Nếu sản phẩm chất lượng không tồi tệ, hẳn nó sẽ được liệt kê là "sản phẩm tốt".
Bạn phải lưu ý là hai thành ngữ này hầu như chỉ mang tính chất quảng cáo. Hiện tại, không có bất cứ cơ quan chức năng nào cấp phép quyền sử dụng hai dòng chữ này trong các thông điệp quảng cáo.
6. Có cần phải quan tâm đến việc kem chống nắng dành cho da mặt hay toàn thân?
Kem chống nắng cho da mặt được thiết kế để không gây bít lỗ chân lông, không gây mụn. Ngoài ra, chúng ta thường không thích các vệt trắng do kem chống nắng để lại. Chính vì vậy, kem chống nắng da mặt được làm từ tổ hợp thành phần hóa học và vật lý. Chúng cũng được thiết kế để dễ bôi đều khắp da mặt; và để tiện cho chúng ta dùng mỹ phẩm trang điểm đi kèm.
Kem chống nắng toàn thân thì ngược lại. Chúng dày dặn hơn, cô đặc hơn. Và chúng cũng được ưu tiên thiết kế tính năng chống thấm, để hạn chế bị trôi mất khi chúng ta ra mồ hôi.
7. Nhớ đọc những thành phần phụ trên nhãn sản phẩm
Tất nhiên, chúng ta luôn để ý đến những thành phần chính (hoạt tính hay active ingredients) trong kem chống nắng. Đó là vì chúng...có tác dụng chống nắng. Nhưng các thành phần phụ (inactive ingredients) cũng quan trọng không kém.
Ví dụ, những ai có làn da nhạy cảm không nên chọn sản phẩm kết hợp kem chống nắng và kem đuổi côn trùng. Hay có chứa hương thơm hóa học (fragrance). Những chất này có thể gây dị ứng da.
Bạn cũng đặc biệt nên tránh những loại kem chống nắng có thành phần phụ là parabens. Các hoạt chất này đã được kiểm nghiệm là có thể gây ung thư; đặc biệt là ung thư vú.
Hạ Anh
Theo phunutoday.vn
Sử dụng kem chống nắng đúng cách Kem chống nắng là sản phẩm đang được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi thời tiết ngày càng thất thường. Vậy tầm quan trọng của kem chống nắng là gì, phải sử dụng như thế nào cho đúng? Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền, Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Thẩm mỹ Thanh...