Chồng nặng gánh gia đình khiến vợ phát chán
Chúng tôi cưới nhau vì tôi yêu tính hiền lành, chịu thương chịu khó, biết lo cho gia đình của anh. Kết hôn rồi tôi mới biết, anh phải lo toàn bộ cho gia đình.
Chồng tôi đi làm, tích góp để lo cho cả nhà, mua từ cái chổi lau nhà cho đến đồ đắt tiền. Ba anh suốt ngày chẳng làm gì, hết đi đây lại đi dó. Mẹ anh bán hàng ăn nhỏ, thiếu cái gì cũng gọi chồng tôi đi mua, tiền chồng tôi bỏ ra nhưng lãi bà giữ. Chồng tôi cũng lo mọi chi phí trong nhà. Cô em chồng dù đã lập gia đình, ở cách nhà đẻ 60 km, nhưng thường xuyên về lấy đồ, lại còn bắt chồng tôi rước đi, rồi những việc nhỏ như mua sữa cũng nhờ chồng tôi làm. Cô ấy về nhà bố mẹ đẻ, tôi cơm nước cho cô ấy, cô ăn xong rồi để đấy, tôi lại phải dọn.
Chồng tôi dù làm ra nhiều tiền nhưng tôi chưa từng biết rõ anh có bao nhiêu tiền, nếu tôi hỏi anh chỉ trả lời qua quýt. Anh chưa cho vợ được đồng nào, nếu tôi tự ý lấy thì anh dỗi. Tôi đem cất đi thì một hồi anh lấy hết lại. Ba mẹ ruột cho tôi tiền, anh bảo tôi có tiền rồi lấy của anh làm chi nữa. Tôi hoang mang vô cùng nên bỏ về nhà mẹ ruột, anh nói tôi ở đâu thì anh ở đó, rồi theo tôi về, nhưng anh vẫn ghé nhà mẹ ruột mỗi ngày, có khi còn không có thời gian qua thăm tôi, trong khi hai nhà chỉ cách nhau vài cây số.
Dù tôi còn rất yêu anh, nhưng có lẽ chúng tôi đã hoàn toàn bế tắc trong mối quan hệ này. Tôi phải làm sao. (Diệu)
Ảnh: adrenalfatigue.co.nz
Trả lời:
Người ta từng bàn đến giá trị sống để làm gì? Sống có ý nghĩa gì? Sống cho ai? Và cuộc bàn luận thật sôi nổi ngay từ câu hỏi đầu tiên “sống để làm gì?”. Có người cho rằng sống để được làm những điều họ thích, có người cho rằng sống cho qua một kiếp người, cứ thế câu chuyện kéo dài vô tận. Sang đến “sống có ý nghĩa gì?” thì cuộc bàn luận có vẻ ít sôi nổi hơn vì không mấy ai hiểu sống có ý nghĩa gì. Đến “sống cho ai?” thì cuộc bàn luận lại sôi nổi lên. Có người nói “sống cho chính mình”, có người nói “sống cho vợ con”, có người nói “sống cho cha mẹ”… Câu chuyện tưởng đơn giản thế mà thật là khó khi buộc nhà tâm lý trả lời “ai nói đúng”.
Video đang HOT
Bạn thuận lợi “cưới nhau vì bạn thật sự yêu con người hiền lành, chịu thương chịu khó, biết lo cho gia đình”. Đây là điều mà không phải người phụ nữ nào cũng gặp được. “Nhưng sau khi kết hôn rồi bạn mới biết, anh phải lo toàn bộ cho gia đình” thì đây lẽ ra là giá trị của chồng bạn, nhưng bạn không nhìn theo hướng “anh ấy là người quan trọng trong gia đình nhà chồng” mà lại nhìn theo hướng thiệt thòi thuộc chồng mình.
“Chồng bạn đi làm, tích góp để lo cho cả nhà, mua từ cái chổi lau nhà cho đến đồ đắt tiền”, có lẽ đây là nguyên nhân chính làm cho bạn mệt mỏi. Có một người chồng trách nhiệm với gia đình như vậy là may mắn nếu biết cách để cùng anh chăm lo gia đình chồng, cùng gánh vác với anh, nhưng bạn đã không đi theo hướng này. Nếu ngay từ đầu bạn cùng chồng bạn ở riêng thì dễ hơn, nay đã ở chung thì phận làm dâu cũng cần tế nhị, nhất là đối với cha mẹ chồng và em gái chồng. Đây là những người thường dễ gây xung khắc với nàng dâu nhất, nhưng bạn không để xảy ra điều đó thì cũng phải nhờ chồng khéo léo và biết cách ứng xử mới được như thế. Tất nhiên, một người có hiếu thảo thì đôi khi cũng đặt nặng về người thân của mình mà quên trách nhiệm với vợ. Bạn cần chú ý khôn ngoan ở điểm này.
Bạn hãy nhẹ nhàng lên các kế hoạch của cuộc sống tương lai của vợ chồng con cái bạn và xác định rõ cái gì cần làm trước mắt, cái gì lâu dài, sau đó thống nhất với chồng rồi cùng nhau chiếu vào đó mà làm, trong lúc lo cho mình vẫn động viên anh lo cho mọi người như bấy lâu nay để anh có tình cảm và động lực phấn đấu.
Chúc bạn thành công.
Theo VNE
Bỏ vợ lấy cave: Quả đắng khó "nuốt"
Khi ông góp ý, cô vợ thẳng thừng: Anh già rồi, chứ em còn trẻ. Ngày trước em đói, em khổ. Bây giờ em phải sống, phải hưởng thụ chứ" - cô vợ trẻ thẳng thừng tuyên bố.
Ông Hiển vốn xuất thân từ một làng quê nghèo ở miền Trung ra Hà Nội học đại học. Thời sinh viên, ông được rất nhiều cô gái để ý bởi vừa học giỏi, vừa đẹp trai. Thế nhưng, ông đã "bấm bụng" bỏ qua những cô sinh viên "hay mắt" để chọn cho mình một cô gái có hình thức "tầm tầm" nhưng tính tình hiền dịu, chịu thương chịu khó. Đặc biệt, nhà vợ ông Hiển thuộc dạng có của ăn của để bởi ông bố làm chức quan khá to ở tỉnh.
Trời không phụ lòng người, với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, mã ngoài điển trai, Hiển được bố vợ đưa về làm cán bộ một cơ quan có nhiều "màu mè" ở tỉnh. Từ đó, cả chức tước lẫn tiền bạc đều đến với ông Hiển như một thứ gì rất tự nhiên. Cuộc sống của ông Hiển cứ thế đi lên, chỉ trừ người vợ là ngày càng xuống sắc.
Mặc dù là con "quan", nhưng vợ ông Hiển lại là một phụ nữ hiền thục, giản dị và tốt bụng. Chị bằng lòng làm một nhân viên xoàng xoàng ở cơ quan, còn lại bao nhiêu thời gian, chị dành để chăm sóc cho người chồng thành đạt và 2 cô con gái.
"Rước" người tình trẻ đẹp về làm vợ với hy vọng sẽ có một cuộc sống thăng hoa, nhưng ông Hiển đã sớm phải ôm quả đắng... - ảnh minh họa
Nhưng ông Hiển thì không bằng lòng như thế. Càng ngày, ông càng trở nên khó chịu với cảnh chiều chiều phải về nhà với bà vợ không nhan sắc và 2 con "vịt giời" - ông vẫn gọi 2 cô con gái của ông như thế.
Chán "cơm", tìm "phở" vốn chẳng phải là chuyện gì ghê gớm, đặc biệt là với những người vừa có quyền, vừa có tiền như ông Hiển. Nhưng đa phần chỉ là chuyện "ong bướm" qua đường. Cho đến một ngày, ông Hiển gặp "nàng", người cùng quê Nghệ An. Nhà nàng nghèo, gia cảnh nàng rất đáng thương. Nàng không được học hành, không có bố mẹ giàu chăm chút. Nàng cô đơn nơi đất khách quê người. Nàng làm nghề cắt tóc gội đầu thanh nữ nhưng nàng vẫn "trong sạch". Nàng chỉ có cảm tình và quan hệ với riêng ông. Đặc biệt, nàng đẹp và trẻ hơn ông tới 20 tuổi.
Gặp nàng, Hiển bỗng trở thành người đàn ông đích thực. Ông không phải là người chồng sống nhờ danh nhà vợ, cũng chẳng phải người cha suốt ngày quạu cọ với 2 cô con gái. Mỗi khi ông đến quán gội đầu, nàng ân cần, dịu dàng và nhí nhảnh khiến ông chẳng còn muốn trở về nhà. Nàng bảo, suốt đời chỉ muốn làm người bạn tâm giao của ông mà thôi.
Thế rồi nàng bảo nàng có thai, mà là thai con trai. Nàng bảo nàng không cần ông bỏ vợ, nhưng nàng thương thằng bé sống không có cha. "Con gái không có cha không sao, con trai không có cha không thành đàn ông" - nàng bảo thế và nói rằng, nàng muốn nó lớn lên giống ông, nam tính, mạnh mẽ và thành đạt.
3 lần nàng đi siêu âm, cả 3 lần bác sĩ đều bảo đó là con trai. Lần thứ tư, trước khi sinh có 2 tháng, nàng rủ ông đi cùng. Bác sĩ (ở một phòng khám tư) cũng bảo là con trai. Ông là người đàn ông tốt, sống có trách nhiệm. Ông không thể để nàng liễu yếu đào tơ nuôi con một mình. Ông càng không thể để thằng con trai duy nhất của mình sống giữa toàn bọn đàn bà làm nghề cắt tóc gội đầu.
Ông về thú thật với vợ. Ông bảo: "Em thương anh. Em là người đàn bà trưởng thành, mạnh mẽ. Hai đứa con gái cần mẹ hơn cần bố. Cô ấy yếu đuối, con cô ấy lại là con trai. Cả cô ấy và thằng bé đều không thể thiếu anh".
Vợ ông chết lặng. Nhưng chị biết có cố níu giữ cũng chẳng ăn thua gì. Người ta giờ đã có đủ chức, đủ quyền, đủ tiền. Bố chị thì đã về hưu.
Ông sung sướng được bỏ vợ. Sung sướng mua nhà mới, tậu xe đẹp cho vợ trẻ. Tất cả chỉ trong vòng 2 tháng.
Quả đắng
Ngày cô vợ trẻ đẹp sinh con, ông chết điếng khi đón từ tay bác sĩ cô con gái thứ 3. Tháy thái độ thất vọng của ông, cô vợ thỏ thẻ: Tại bác sĩ người ta nhầm chứ em không cố ý lừa anh! Lúc ấy, ông Hiển nghĩ bụng, thể nào ông cũng phải cho cái tay bác sĩ ấy phá sản. Nhưng nhìn cô vợ vừa yếu ớt mà vẫn vô cùng xinh đẹp, ông Hiển lại mềm lòng.
Đã 2 lần làm bố nhưng lần thứ 3 này, ông Hiển mới biết thế nào là "trai nuôi vợ đẻ gầy mòn". Cứ có gì không vừa ý là cô ta khóc lóc, dằn dỗi, chì chiết... bao nhiêu ngây thơ yếu đuối bỗng bay đi đâu cả, chỉ còn lại là một gái quê cay nghiệt, đỏng đảnh. Ngày xưa, người vợ cũ của ông chẳng bao giờ săm soi tiền bạc của chồng, còn cô này thì quản từng xu. Đi đâu về muộn một chút là ông bị vợ gọi điện mắng cho xối xả. Từ ngày lấy vợ mới, chuyện đi gội đầu ngoài hàng đối với ông trở thành dĩ vãng. Có lần, cô ta còn đến tận cơ quan ông để "dằn mặt" cô văn thư vì nghi ông có tình ý với cô ta. "Tôi còn lạ gì tính của ông. Con nào nó giả vờ ngây thơ, nó "áp" vào là ông "ngả" ngay. Ông mà cứ lơ mơ là tôi "thiến"" - cô ta dọa.
Thế nhưng, những lúc ông đi làm, cô vợ trẻ chẳng có việc gì làm lại lang thang hết siêu thị này, spa nọ. Nếu ở nhà, cô ta lại gọi bạn bè đến đánh bài ăn tiền. Khi ông góp ý, cô vợ thẳng thừng: Anh già rồi, chứ em còn trẻ. Ngày trước em đói, em khổ. Bây giờ em phải sống, phải hưởng thụ chứ" - cô vợ trẻ thẳng thừng tuyên bố. Ông đi công tác ở đâu tô ta cũng đi theo, nhưng việc cô ta đi đâu, làm gì thì ông "đừng có mà xen vào" vì "không hợp".
Buồn, thỉnh thoảng ông muốn về nhà cũ thăm vợ cũ, con... cũ. Nhưng những cuộc gặp rất gượng gạo. Dù chẳng ai trách cứ gì ông, nhưng ông nói chuyện mà chẳng dám nhìn vào mắt họ. Ông cũng không thể chia sẻ nỗi khổ của mình với họ. Vả lại, ngồi được một lúc, ông lại phải nhanh nhanh chóng chóng cáo lui vì sợ "con vợ" mà biết lại nổi cơn tam bành.
Đến cơ quan hay gặp bạn bè cũ, mọi người chẳng biết nói thật hay có ý khác, cứ khen ông sướng, có vợ vừa trẻ vừa đẹp. Còn ông, để khỏi bị mang tiếng là bị "hớ", cũng phải làm mặt hớn hở nhưng trong lòng thì đắng ngắt.
Theo VNE
Hận tôi, em đã nói dối có con với người khác Em thú nhận, đứa con trong bụng là con gái nhưng đó là điều may mắn của tôi vì đó không phải con tôi. Em không hề run sợ, cũng không hề rơi một giọt nước mắt dù tôi tát em cái như trời giáng, còn xúc phạm em đủ thứ. Vậy mà cuối cùng, em xách vali ra đi trong tư thế...