Chồng méo mặt vì vợ bắt… đái ngồi
Vợ tôi in ra hẳn một bản quy định gia đình, gồm 10 điều bắt buộc, hãi hùng nhất vẫn là: “Cấm đái đứng!”. Mỗi lần vi phạm, tôi đều phải khổ sở “thi hành án phạt”.
“Thói ưa sạch sẽ thái quá của vợ khiến tôi bị ức chế tinh thần”.
Tôi theo đuổi Lệ suốt thời gian dài mới chiếm được trái tim cô ấy. Vợ tôi vốn dĩ là một tiểu thư cành vàng lá ngọc, rất cao ngạo trong tình yêu. Cô chưa từng thể hiện một cử chỉ tùy tiện, phóng khoáng nào khi ở bên tôi suốt quãng thời gian hai đứa tìm hiểu. Tôi thích tính cách ấy của nàng, rất đường hoàng, chân thực, lại luôn chu đáo trong tất thảy mọi việc. Không chỉ tôi, mà ngay cả bố mẹ cũng phải gật đầu cái rụp, công nhận Lệ là mẫu hình lý tưởng của dâu hiền vợ thảo trong gia đình. Nếu được chung sống trọn đời với một cô gái tuyệt vời như vậy, quả là niềm hạnh phúc với nhiều đấng mày râu. Chả vậy mà rất nhiều chàng trai đã quyết tâm theo đuổi cô ấy. Nhưng phúc phận lại thuộc về tôi. Tôi không hiểu mình hơn người ở điểm nào, chỉ biết dùng tình cảm chân thực mà theo đuổi nàng. Trong số những vệ tinh luôn vây quanh, Lệ đã chọn tôi. Sự lựa chọn ấy khiến tôi luôn có cảm giác lâng lâng của kẻ chiến thắng.
Vợ tôi là một y tá. Bệnh viện nơi cô ấy công tác cách xa nhà tôi gần hai chục cây số. Thời còn đeo đuổi cô ấy, tôi không ngần ngại ngồi xe buýt lòng vòng khắp các con phố để được tới thăm người yêu mình. Thậm chí, trong lòng một anh chàng đang phơi phới tuổi yêu như tôi còn cảm thấy hứng khởi. Trên xe, tôi luôn nghĩ tới nụ cười hồn nhiên, tới những phút tinh nghịch đáng yêu của cô ấy. Khi ấy, tôi xem Lệ như một thiên thần.
Có lần, tôi còn đề nghị hai đứa dọn về sống chung để nếm trải cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Nhưng cô ấy nhất mực từ chối, viện cớ hay phải trực ca đêm và không thích nếm trái cấm trước khi thành vợ chồng.
Sau ba năm theo đuổi, cuối cùng Lệ cũng đồng ý cưới tôi. Quãng thời gian yêu đương dài dằng dặc ấy, lúc đầu còn khiến tôi thích thú, nhưng càng về sau tôi càng thấy nản lòng. Thái độ nghiêm túc tới mức cứng nhắc của cô ấy vô tình đẩy tôi vào biển cả tự ti. Tôi luôn cảm thấy bản thân vô dụng, vô dụng tới mức không khống chế nổi nàng. Lệ rõ ràng là một người phụ nữ mạnh mẽ, có cá tính, có thể hô phong hoán vũ bất chấp cảm nhận của tôi. Nhưng khi tôi muốn rời xa thứ tình cảm nhạt nhẽo này, thì cô ấy lại lên tiếng đòi kết hôn. Chỉ cần một lần chủ động của cô ấy cũng đủ sức làm tôi mềm lòng. Vậy là mọi suy tính về tương lai đường ai nấy đi bỗng chốc bay biến khỏi tâm trí tôi. Tôi cuống quýt đồng ý, dường như không muốn để tuột mất cơ hội ngàn vàng này.
Sau khi kết hôn, Lệ quả thực là người vợ lý tưởng. Cô luôn thu vén nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Chỉ cần đặt chân về tới nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, tôi đều thấy ấm lòng bởi mâm cơm đầy ắp những thức ăn đủ dinh dưỡng đã được bày sẵn trên bàn. Quần áo tôi thay ra hàng ngày cũng được vợ đem đi giặt giũ, phơi phóng cẩn thận. Với tôi, đó là thứ hạnh phúc giản dị, ấm cúng mà chưa hẳn người đàn ông nào cũng có được.
Nhưng thật không ngờ, vợ tôi không chỉ là người ưa sạch sẽ mà còn sùng bái nó một cách điên cuồng. Thời gian đầu, cô ấy kêu ca nhà cửa nhiều bụi bặm, kêu ca sự hiện diện vô duyên của đôi giày đã có phần cũ kỹ của tôi, thậm chí than phiền thói quăng quật quần áo bừa bãi của tôi và đặc biệt dị ứng với tàn thuốc lá vương vãi trên bàn. Lâu dần, thói ưa sạch sẽ một cách thái quá của Lệ trở thành nguyên nhân dẫn tới những trận cãi vã, những rạn nứt trong tình cảm giữa chúng tôi.
Video đang HOT
Tôi vẫn luôn ý thức rằng, vợ mình than vãn suốt ngày cũng chỉ vì muốn vun vén gia đình. Đôi khi, để vợ đỡ phiền lòng, tôi cũng cố dọn dẹp đồ đạc. Nhưng Lệ lại chẳng coi đó là hành động mang ý “cải tà quy chính” của chồng, mà ngày càng đưa ra những yêu cầu thái quá. Điều khiến tôi điên tiết nhất là cô ấy thẳng thừng cấm tôi tiểu tiện theo tư thế quen thuộc của cánh mày râu. “Anh cứ đứng tồng ngồng như vậy, nước tiểu văng tung tóe xuống sàn nhà, em ngày nào cũng phải kỳ cọ bở hơi tai. Không thể cứ hầu hạ như ông hoàng bà chúa mãi được!”, vợ tôi chẳng hề kiêng nể gì, vừa dọn dẹp vừa oang oang chỉ trích.
Nghĩ rằng lời trách móc của mình chỉ như “nước đổ đầu vịt”, vợ tôi in ra hẳn một bản quy định gia đình, trong đó gồm 10 điều kiện bắt buộc. Hãi hùng nhất vẫn là “Cấm đái đứng!”. Mỗi lần tôi vi phạm, đều phải khổ sở “thi hành án phạt”, hết giặt quần áo rồi đến nấu cơm, lau dọn đồ đạc…Nhìn vào bảng nội quy ngớ ngẩn ấy, tôi chỉ còn nước dở khóc dở cười. Dù rất muốn đưa Lệ đi khám bác sĩ tâm lý, nhưng tôi lại sợ động chạm tới lòng tự ái của vợ.
Để không phải gò lưng lau rửa sàn nhà vệ sinh, vợ bắt tôi không được tiểu tiện theo tư thế vốn có của đàn ông. Ảnh minh họa.
Cô ấy kêu ca mệt mỏi, lẽ nào tôi sung sướng thanh thản. Chỉ vì vài việc nhà cửa cỏn con mà tình cảm vợ chồng dần trở nên vô vị, nhạt nhẽo. Thậm chí giờ đây, tôi có cảm giác ớn sợ không muốn bước chân về nhà. Tôi nhớ lại Lệ của thời còn thiếu nữ, nhớ lại quãng thời gian ấm áp của buổi đầu yêu đương, thời ấy thật mộc mạc, nhưng cũng thật hạnh phúc…
Nghĩ đi rồi nghĩ lại, không thể vừa mới cưới vài năm đã nghĩ tới chuyện ly hôn. Tôi bèn thuê ô sin về lo liệu chuyện nhà cửa. Dù người giúp việc mới chỉ đảm đương công việc vài tháng nay, nhưng tôi đã thấy nhẹ nhõm phần nhiều. Bởi “bà chằn” nhà tôi giờ không còn mấy bận tâm tới chồng, mà quay ra săm soi ô sin. Nhà cửa còn vương chút bụi, cô ấy lập tức tra vấn ô sin, quần áo giặt xong chưa gấp gọn, lại vẫn là ô sin đứng mũi chịu sào. Tôi như tù nhân vừa được phóng thích, cảm giác tự do thoải mái thật dễ chịu! Nhưng liệu giải pháp ấy có phát huy công dụng lâu dài, hay chỉ một thời gian sau, tôi lại quay về vị trí cũ, lại là nạn nhân của màn “bạo lực tinh thần” do chính vợ gây ra?
Ý kiến chuyên gia
Người vợ ưa sạch sẽ, gọn gàng, có ý thức chăm sóc gia đình là một diễm phúc của các quý ông. Tuy nhiên, để thay đổi tính cách luộm thuộm, ưa bừa bãi của chồng, người phụ nữ cũng không nên cáu gắt, bực bội, thậm chí trách móc, chỉ trích nặng lời. Cách hành xử như vậy càng động chạm tới lòng tự ái của đức lang quân, khiến người chồng càng đâm ra chây ỳ để trả đũa. Ưa sạch sẽ một cách thái quá như cô vợ trong câu chuyện này còn trở thành nguyên nhân khiến hai người càng xa cách nhau hơn. Người chồng trong câu chuyện trên đã nghĩ ra giải pháp tình thế khá hợp lý, đó là thuê ô sin, giúp vợ giảm bớt gánh nặng gia đình. Tuy nhiên, xét về bản chất, anh vẫn chưa thể thay đổi được tính cách của vợ.
Hãy thẳng trao đổi với nhau, nêu ra những mong muốn của bản thân và chia sẻ việc nhà với vợ. Không có gì tuyệt vời hơn là cùng nhau thay đổi, để bầu không khí gia đình trở nên hài hòa, ấm áp.
Theo VNE
Đòn ghen của chồng trí thức
Có lần, khi hai vợ chồng đang "yêu" đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi "cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có "động tác" nào khác anh không?.." làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Chồng chị Bích (Hà Nội) là kĩ sư cầu đường nên xa nhà suốt, có thời gian cả năm chỉ "tạ té" qua nhà được 2-3 lần, mỗi lần vài ba ngày là phải đi ngay.
Cách đây 5 năm, chị Bích trót "say nắng" một nam đồng nghiệp ít hơn chị 2 tuổi. Nhưng ngay sau đó, chị hối hận và đã nhất quyết không gặp lại người kia nữa, chân thành thú thật với chồng về sai lầm của mình rồi xin anh tha thứ. Khi ấy, chồng chị đã cho qua và anh cũng quyết định xin một công việc khác gần nhà để "hâm nóng" lại tình cảm vợ chồng.
Quyết định là vậy, nói là vậy, nhưng chồng chị Bích vẫn hằn học vì cái sự ngoại tình của vợ. Có lần, khi hai vợ chồng đang "yêu" đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi "Cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có "động tác" nào khác anh không?.." làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Một buổi tối chị Bích đến bên chồng khẽ khàng thông báo: "Anh ơi, hình như em có thai". Tưởng rằng câu nói ấy sẽ khiến cho anh chồng sướng điên đảo. Vậy mà đáp lại chị là sự hốt hoảng, rồi lạnh lùng của anh ta: "Vô lý, lần nào trước khi quan hệ anh cũng dùng bao (cao su) mà?". "Anh nhớ lại đi, có một lần anh đi uống say về nên quên" - chị Bích cố gắng gợi lại. Nhưng anh chồng vẫn kiên quyết: "Còn lâu tôi mới quên" rồi quay ngoắt sang chì chiết: "Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng "phi công trẻ" kia chứ gì".
Kể từ đó, chị Bích triền miên sống trong "bạo hành tinh thần" của ông chồng trí thức.
Suốt thời gian mang thai, rồi khi con đã được 3 tuổi, Bích trở thành một "cái bóng" không hơn không kém. Người chồng hoàn toàn coi như chị Bích không có mặt. Lúc ăn cơm anh ta gắp đầy đủ đồ ăn rồi bê bát ra một góc. Chị Bích ngồi phòng khách xem tivi thì anh ta lên phòng ngủ xem. Khuya, chị Bích vào phòng ngủ thì anh ta ôm gối ra ngủ tại salon phòng khách. Bất cứ nơi nào chị Bích xuất hiện thì người chồng đều xa lánh. Chuyện "giao ban" dĩ nhiên là tuyệt đối không.
"Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng "phi công trẻ" kia chứ gì".
Rất nhiều lần chị Bích kiếm cớ hai vợ chồng gần gũi, để chị có dịp thanh minh thì anh chồng đều gạt ra: "Lại thèm hơi trai mà chúng nó chán hết rồi chứ gì? Không đứa nào nó thèm sờ mó vào cái thân nát bấy của cô nên cô về "ăn quàng" cả tôi hả? Xin lỗi, tôi thà ra ngoài ngủ với 1 con đĩ công khai còn hơn ái ân với 1 con cave giả vờ ngoan hiền là cô...".
Thậm chí anh ta nhất quyết bắt con trai phải gọi bằng bác, nếu nhà có khách, có ông bà đến chơi thì mới được gọi anh ta là bố. Không những thế, anh ta suốt ngày tiêm nhiễm vào đầu con trai những câu như: "Mẹ mày ngủ với trai mà đẻ ra mày, tao không phải bố mày...", hay "Mẹ mày là đĩ"
Luôn nghiệt ngã với vợ và con, nhưng chỉ cần trong nhà có khách là anh ta tỏ ra âu yếm, vô cùng yêu vợ và quan tâm đến con trai. Làm người ngoài và ngay cả những người thân, anh em trong gia đình đều tấm tắc nói chị Bích tốt số vì lấy được người chồng vừa giỏi kiếm tiền vừa yêu vợ thương con.
Mệt mỏi với người người chồng trí thức "hai mặt", Bích quyết định đâm đơn ra tòa ly dị.
Bạo hành trong giới trí thức không phải bây giờ mới có, nhưng người Việt thường có tâm lý "chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau" nên các vụ bạo hành ít bị phanh phui. Đặc biệt là bạo hành trong giới trí thức, họ còn có cái "sĩ diện" của giới trí thức, đâu ai muốn "vạch áo cho người xem lưng" nên các vụ bạo hành vẫn diễn ra âm ỉ như những con sóng ngầm.
Những trường hợp bị chồng bạo hành về tinh thần, tuy không gây thương tích về thể chất cho người phụ nữ nhưng nó lại làm tổn thương rất lớn cho tinh thần, tâm lý của họ. Đặc biệt, những chị em có trình độ học thức cao, thường rất tự trọng về bản thân. Họ hiểu được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, xã hội. Họ luôn mong muốn được mọi người, nhất là "nửa kia" tôn trọng nên sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ, giằng xé khi bị bạn đời coi thường, xỉ nhục.
Ngoài ra, các kiểu bạo hành về thể chất tuy ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn có thể nhờ sự can thiệp ngay của mọi người xung quanh và chính quyền địa phương. Còn khi bị hành hạ về tinh thần, đa số chị em rất khó nhờ sự trợ giúp bởi nó thường diễn ra lặng lẽ, âm thầm, không để lại dấu vết có thể nhìn thấy.
Hơn nữa, những phụ nữ trí thức bị khủng bố tinh thần thường luôn cố gắng để tự mình thoát ra khỏi cảnh này mà không muốn nhờ tới sự chia sẻ, giúp đỡ của người khác. Đa số những bệnh nhân của phòng khám tâm lý đều đã trải qua một quá trình dài đau khổ, mệt mỏi, có người tới vài năm. Và cũng rất nhiều người trong số họ cuối cùng phải chọn giải pháp ly hôn để tìm lại sự thăng bằng trong cuộc sống và tâm hồn của mình, khi các ông chồng không thể thay đổi.
Theo VNE
'Xin phép mẹ chồng cho con được về 'nơi sản xuất' Các mẹ chồng tai quái ạ, không cần phải đuổi chúng con đi đâu cả, cũng đừng chờ đợi một lời xin lỗi ở chúng con vì con dâu đâu có làm gì sai. Chúng con xin tự nguyện quay về nơi sản xuất để làm lại cuộc đời". Mình đang suy nghĩ sẽ sớm ra quyết định của đời mình, đó là...