“Chóng mặt” vì hội thảo, nông dân vẫn “dính” phân bón rởm như thường
Trong năm 2017, bình quân mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Nông diễn ra hơn 2 cuộc hội thảo, tập huấn…liên quan đến vật tư nông nghiệp, phân bón. Nếu chia cho các thôn, bon trên toàn tỉnh thì gần như thôn, bon nào cũng có ít nhất 1 cuộc hội thảo mỗi năm. Ấy nhưng không ít nông dân, người trồng cà phê vẫn “dính” phân bón, thuốc BVTV rởm như thường…
Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông diễn ra rât nhiêu cuộc hội thảo, tập huấn do doanh nghiêp tô chưc liên quan đến lĩnh vực vật tư nông nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người nông dân.
Hộ anh Trần Văn San (bên trái), ở xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) năm 2017 mua phải sản phẩm phân bón vi sinh lẫn nhiều tạp chất và có nguy cơ ảnh hưởng tới cây trồng của gia đình.
“Giật mình” với số lượng hội thảo
Trong năm 2017, tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh đạt hơn 320.000 ha, trong đó có khoảng 207.000 ha cây công nghiệp dài ngày (chủ yếu là cà phê, hồ tiêu và cao su). Theo kê hoach của UBND tỉnh, trong năm 2018, diện tích cây công nghiệp của tỉnh sẽ tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là diện tích cà phê và tiêu. Dự kiến, tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 217.000 ha.
Toàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 450 điểm kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và khoảng 500 điểm kinh doanh phân bón. Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh sử dụng khoảng 300 tấn thuốc BVTV các loại và khoảng 600.000 tấn phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh, phân sinh học) và phân vô cơ (đạm, lân, kali, NPK…). Nhìn chung, nông dân trong tỉnh sử dụng thuốc BVTV và phân bón còn chưa đúng kỹ thuật, chưa hơp ly, chu yêu theo kinh nghiệm cá nhân. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đât đai, nguồn nước và chất lượng nông sản.
Diện tích cây công nghiệp lớn nên nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh hàng năm là rất nhiều. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp – PTNT), hiện toàn tỉnh có 4 công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón đang hoạt động.
Video đang HOT
Những năm qua, ngành nông nghiệp đã tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức hội thảo, tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn người dân sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Trong năm 2017, có 81 doanh nghiệp đăng ký tổ chức hội thảo tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón, quảng cáo thuốc BVTV…
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV thì trong năm 2017, đã có 792 cuộc hội thảo diễn ra tại 8 huyện, thị xã với gần 35.000 lượt người dân tham dự. Các cuộc hội thảo tập trung chủ yếu ở các thị trường “tiềm năng” do có diện tích cây công nghiệp lớn như: Đắk Song (159 cuộc), Đắk Mil (138 cuộc), Đắk R’lấp (136 cuộc)…
Như vậy trong năm 2017, bình quân mỗi ngày trên địa bàn tỉnh diễn ra hơn 2 cuộc hội thảo, tập huấn… liên quan đến vật tư nông nghiệp. Nếu chia cho các thôn, bon, bản thuộc 71 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh thì gần như thôn, bon nào cũng có ít nhất 1 cuộc hội thảo mỗi năm. Số lượng tưởng chừng như “giật mình” này lại tỏ ra khiêm tốn nhất trong 4 năm trở lại đây. Cụ thể, toàn tỉnh diễn ra 858 cuộc hội thảo trong năm 2014, 1.209 cuộc trong năm 2015 và năm 2016 diễn ra 840 cuộc.
Anh Trần Văn San, ở xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) phản ánh một sản phẩm phân bón vi sinh lẫn nhiều tạp chất và có nguy cơ ảnh hưởng tới cây trồng của gia đình.
Bất cập trong quản lý
Số lượng cuộc hội thảo, tư vấn, giới thiệu vật tư nông nghiệp tăng nhưng chất lượng lại không theo tỷ lệ thuận ấy. Theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sơ Nông nghiêp – PTNT), mật độ các cuộc hội thảo được tổ chức quá nhiều dễ khiến người dân bị “nhiễu” thông tin. Nhiều đơn vị chủ yếu bán hàng bằng việc tổ chức hội thảo, tiếp thị, khuyến mãi dễ khiến người nông dân bị “bội thực” thông tin và dẫn tới việc mua phải vật tư kém chất lượng, lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra không ít vụ việc người dân kiến nghị, phản ánh về việc cây trồng bị chậm phát triển hoặc chết sau khi sử dụng một số loại phân bón, thuốc BVTV. Điều đáng nói là có nhiều trường hợp cây trồng bị ảnh hưởng sau khi sử dụng phân bón, thuốc BVTV mua tại các cuộc tập huấn, hội thảo, giới thiệu sản phẩm.
Trong năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường ( Sở Công thương) và các cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện và tham mưu cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng… Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành tiêu hủy hàng chục tấn vật tư nông nghiệp quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng, dù cơ quan chức năng xử lý mạnh tay đến đâu thì vẫn còn nhiều trường hợp người dân bị thiệt hại nặng nề, thậm chí lâm vào “nợ nần chồng chất” do không may mua và sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhập lậu, giả hoặc kém chất lượng.
Một thực tế là dù các cuộc hội thảo, tập huấn liên quan đến vật tư nông nghiệp diễn ra dày đặc nhưng không thể không cấp phép. Ông Nguyễn Tuấn Khải chia sẻ: “Theo Nghị định 108/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý phân bón, Sở Nông nghiệp – PTNT là đơn vị cấp phép cho việc tổ chức hội thảo phân bón. Nếu các đơn vị có đầy đủ giấy tờ, tài liệu đăng ký tổ chức hội thảo theo quy định thì Sở buộc phải cấp phép tổ chức hội thảo. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thẩm quyền dừng các cuộc hội thảo đã được cấp phép trong trường hợp phát hiện đơn vị tổ chức quảng cáo sai sản phẩm đăng ký hoặc tổ chức sai thời gian.”
“Trong điều kiện thông tin bị “nhiễu”, người nông dân cần phải sàng lọc thông tin và cân nhắc khi mua sản phẩm thuốc BVTV hoặc phân bón. Người dân nên lựa chọn những sản phẩm vật tư nông nghiệp uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Đối với những sản phẩm chưa có thương hiệu, uy tín nhưng có giá rẻ và nhiều chương trình khuyến mãi, người dân nên tham khảo, tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng để tránh phải “trả giá đắt”, ông Nguyễn Tuấn Khải.
Theo Lê Phước (Báo Đắk Nông)
Nghệ An: 150.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Trong năm 2017, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An thực hiện tốt công tác phối hợp với UBND tỉnh, triển khai nhiều hoạt động có chiều sâu như phát động phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, giúp nhau làm giàu và xóa nghèo bền vững...qua đó giúp các xã, huyện hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Trong năm 2017, Hội Nông dân tỉnh này đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đồn Biên phòng trên địa bàn triển khai xây dựng 5 mô hình chăn nuôi dê sinh sản, 5 cơ sở chăn nuôi lợn nái tại một số địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đặc biệt trong phong trào thi đua SXKD giỏi, giúp nhau làm giàu và xóa đói giảm nghèo bền vững đã tạo ra nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao và nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: Trà gạo thảo dược tại huyện yên Thành; Phân bón tổng hợp sao vàng NPK của Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An; Phân bón tổng hợp NPK của của huyện Quỳnh Lưu; Nước mắm Vạn Phần...
Ông Trần Văn Hường - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Cảnh Thắng
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An còn phối hợp với các sở, ngành thực hiện công tác tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; phổ biến các kiến thức mới về khoa học và công nghệ, xây dựng các mô hình chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Kết quả, năm 2017, có 148.127 đạt tiêu chuẩn hộ SXKD giỏi các cấp.
Tuy nhiên, theo Hội Nông dân tỉnh, công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với một số sơ, ban, ngành và UBND cấp huyện và cơ sở chưa được thường xuyên, nhiều nơi ký chương trình phối hợp nhưng không tổ chức thực hiện được.
Mô hình nuôi lợn nái đen. Ảnh: Cảnh Thắng
Năm 2018, Hội Nông dân tỉnh xác định thực hiện 7 nội dung chính: Tập trung chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023; Triển khai thực hiện tốt các nội dung đã ký kết giữa UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh; Quan tâm xây dựng, nhân rộng các mô hinh kinh tê tập thể, liên kết theo chuỗi giá trị co hiêu qua trong năm 2018; tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện chương trinh mục tiêu quốc gia về xây dưng NTM; đẩy mạnh công tác dịch vụ, hỗ trợ về vốn, các loại vật tư nông nghiệp cho nông dân phát triển sản xuất; tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề cho lao động nông thôn...
Phát biểu tại hội nghị, ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác phối hợp với UBND tỉnh để có nhiều hoạt động có chiều sâu như phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; xuất khẩu lao động, giúp nhau làm giàu và xóa đói giảm nghèo bền vững... Đặc biệt là giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM...
Theo Danviet
Hơn 2.600 đôi giày giả nhãn hiệu nổi tiếng bị thu giữ Số giày không có giấy tờ hợp pháp được một người mang quốc tịch Trung Quốc đưa về Hà Nội tiêu thụ. Phần lớn số giày bị thu giữ là giả các nhãn hiệu nổi tiếng. Ảnh: Sơn Dương Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, ngày 26/9, Đội quản lý thị trường số 17 chủ trì đoàn liên ngành...