Chồng mất được một tháng, mẹ chồng đã nói điều khiến tôi lạnh lòng
Tôi chết lặng trước câu nói của mẹ chồng. Trong khi nỗi đau vẫn còn quá lớn chưa thể vượt qua, tôi nào đã nghĩ gì đến chuyện đó…
Vợ chồng tôi kết hôn với nhau mới được gần 3 năm. Những bất đồng, mâu thuẫn của giai đoạn đầu hôn nhân mới tạm xa, gần đây chúng tôi vừa mới kịp hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn thì tai họa lại ập đến. Anh mất trong một tai nạn trên đường cao tốc khi đang trở về nhà sau ca trực lúc tối muộn. Anh đi, nỗi đau để lại chất chồng cho mẹ con tôi. Nhất là khi đứa con gái mới hơn 2 tuổi đang bập bẹ gọi bố, mỗi lần nhìn thấy ảnh bố trên bàn thờ lại gào khóc đòi ôm.
Tôi ngất lên ngất xuống, cảm giác không bao giờ muốn tỉnh dậy lại nữa. Nhưng nhìn con thơ, tôi lại dặn lòng mình phải cố gắng chấp nhận sự thật, vượt qua để nuôi con. Trong lúc này, tưởng chừng như mẹ con tôi có thể dựa vào mẹ chồng mà sống nhưng lại chẳng thể được.
Nhất là khi mẹ chồng tôi lạnh lùng hỏi tôi: “Mẹ nghe nói thằng Phương có mua bảo hiểm nhân thọ đúng không? Số tiền nhận được thì con phải chia đôi cho mẹ nữa. Vì mẹ cũng là mẹ nó”.
Ảnh minh họa.
Tôi chết lặng trước câu nói của mẹ chồng. Trong khi nỗi đau vẫn còn quá lớn chưa thể vượt qua, tôi nào đã nghĩ gì đến chuyện tiền nong. Tiền ma chay phúng viếng của chồng tôi, tôi cũng không hề biết đến.
Vợ chồng tôi trước nay sống cùng mẹ chồng. Tiền ăn, tiền sinh hoạt vẫn nộp đầy đủ hàng tháng. Khi chồng tôi còn sống, bà thường nói cái gì của bà sau này cũng để lại cho con cháu chứ chết đi đâu mang theo được.
Video đang HOT
Vậy mà nay khi chồng tôi đột ngột mất chưa ấm chỗ, tôi không hiểu bà lại đòi chia tiền bảo hiểm và lấy hết sạch tiền phúng viếng để làm gì? Hai mẹ con tôi trước mắt biết bấu víu vào đâu để mà sống trong khi tôi đã nghỉ làm từ sau khi sinh con. Công việc bán hàng qua mạng bập bõm, thu nhập lúc được lúc không còn chẳng đủ tiền bỉm sữa cho con.
Chồng tôi ngã xuống mà chẳng có gì để lại cho hai mẹ con. Hợp đồng bảo hiểm vẫn đang trong thời gian xem xét chứ chưa biết họ quyết định là được bao nhiêu. Bao nhiêu khó khăn, áp lực, gánh nặng một mình nuôi con còn ở phía trước, vậy mà mẹ chồng tôi chẳng thể thông cảm được. Khi tôi còn chưa tỉnh dậy nổi sau cơn ác mộng, con gái tôi vẫn đang khóc đòi bố mỗi ngày, mẹ chồng tôi đã giục: “Con gửi con bé đi học rồi đi làm đi!”.
Ảnh minh họa.
Những quyết định, suy nghĩ của bà khiến tôi luôn phải tự hỏi, bà có phải là bà nội của con gái tôi, có phải là mẹ đẻ của chồng tôi không? Tại sao một người phụ nữ vừa mất đi con của mình lại không thể cùng khóc với con dâu và cháu, không thể an ủi chăm sóc những người thân của con trai?
Trong khi mẹ chồng tôi hoàn toàn có điều kiện để làm được tất cả những điều đó. Mẹ chồng tôi vẫn nhận lương hưu công nhân đều đặn mỗi tháng, đủ để bà sống thoải mái. Chưa kể đến việc số tiền sinh hoạt vợ chồng tôi đóng góp bao lâu nay, mỗi tháng đều thừa một ít để bà tích cóp thêm.
Tôi dự định sẽ lĩnh tiền, thẳng thắn nói với mẹ chồng việc tôi cần số tiền đó để lo cho con gái trước, còn nữa sẽ gửi bà một khoản hợp lý coi như là tiền phụng dưỡng của con trai dành cho bà. Tôi không biết với những ý định đó của mình, mẹ chồng sẽ phản ứng thế nào và tôi làm vậy có quá đáng không. Tôi cũng đã xin được việc làm thêm tại căn tin của một trường đại học gần nhà, thu nhập sẽ giúp mẹ con tôi vững vàng hơn.
Theo danviet.vn
Mẹ chồng pha sữa cho cháu trong cái bình cáu bẩn, tôi góp ý lại bị cho là hỗn hào, láo xược
Công việc của tôi không nặng cũng không nhẹ, chỉ có điều phải đi lại khá thường xuyên.
Vợ chồng tôi hiện có một con nhỏ hai tuổi rưỡi, mẹ chồng biết hai đứa tôi vất vả nên cũng nhận lên trông cháu một thời gian, đợi cháu lớn cứng cáp và gửi đi trẻ được mới về quê.
Thời gian đầu cuộc sống mẹ chồng nàng dâu cũng khá hòa hợp, tôi chỉ việc đi làm, về chơi với con, cơm nước hay việc dọn dẹp nhà cửa đều được mẹ chồng làm cho hết. Bà vốn là người nhà nông nên không ngại khó ngại khổ, nhà tôi lại ở chung cư nên bà cũng chẳng có bạn bè hay đi được đến đâu, cứ hễ rảnh tay ra là làm.
Bù lại, tôi cũng là đứa con dâu khá biết điều khi thường xuyên mua cho mẹ tấm áo hay chè nước. Chính vì có qua có lại nên hầu như không khí trong gia đình tôi êm ấm vô cùng. Chỉ phải tội, cho đến khi tôi đi công tác thì mọi chuyện bung bét hết cả.
Đợt cuối tuần vừa rồi, tôi theo lịch của công ty đi công tác Đà Nẵng 3 ngày. Nghĩ bà đã lên một thời gian với con cháu nên quen việc, tôi cũng chẳng dặn dò gì nhiều. Cơm nước bà nấu được, nhà cửa bà dọn được, chỉ đôi lúc bà vẫn quên quên nhớ nhớ việc bỉm sữa cho cháu nội mà thôi.
Biết mẹ chồng già lại xa lạ với những khái niệm nuôi con của thời hiện đại, tôi vẫn thường xuyên canh giờ để gọi về nhà, trước là hỏi thăm hai bà cháu, sau là nhắc khéo bà vệ sinh cá nhân cho cháu hoặc cho cháu ăn, ngủ đúng giờ.
Cuối cùng, ba ngày công tác xa con dài dằng dặc cũng trôi qua. Tôi trở về nhà mang theo quà bánh và sự háo hức mong nhớ gặp lại con yêu. Vừa nhìn thấy thằng bé, đập vào mắt tôi là hình ảnh bình sữa trên tay con cáu bẩn, nhìn kỹ có thể thấy váng sữa nổi cộm trong bình đã mốc xanh mốc đỏ. Thấy con thảm hại như vậy, tôi không thể không khó chịu:
"Mẹ ơi, sao mẹ để cháu ra nông nỗi này? Mẹ không tráng rửa bình cho cháu trước khi pha sữa ạ?"
"Ôi dào ôi, làm sao mà phải tráng với rửa. Ngày xưa mẹ nuôi chồng con có phải làm gì đâu nào, vẫn lớn ngồng đẹp trai lai láng. Bây giờ cứ phải xúc với rửa đến mệt, ăn bẩn sống lâu con ạ!"
Ngán ngẩm toàn tập với lời phát biểu vô tư của mẹ chồng, dù trong lòng rất giận nhưng tôi vẫn cố nhẹ nhàng góp ý:
"Mẹ ơi, bình sữa của cháu là thứ cháu đưa vào mồm vào miệng ăn uống hằng giờ, phát sinh vi khuẩn cái là đi vào đường ruột, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá còn non trẻ của cháu. Ngay như người lớn ăn đồ quá một ngày là bụng dạ đã sôi ùng ục ra rồi mà mẹ!"
Nói rồi tôi lấy vội bình sữa con đang tu ti để mang vào nhà tắm để thay rửa, con tôi thấy mẹ giằng miếng ăn đến miệng nên khóc ngằn ngặt. Chồng tôi từ đâu chạy ra, có lẽ anh đã nghe được toàn bộ câu chuyện, mặt anh đỏ phừng phừng. Tôi tưởng anh sẽ xót con mà đứng về phía vợ, ai ngờ chồng tôi lại nắm cổ tay tôi lôi xềnh xệch ra khỏi cửa nhà:
"Em láo toét nó vừa chứ. Mẹ trông con là tốt lắm rồi còn hạch sách đủ kiểu. Bà ở quê làm sao biết sữa sủng mà em vừa về tới nhà đã bĩu miệng chê. Từ nay không sữa sủng gì hết, đói thì cho ti mẹ, thế thôi! Có cái bình sữa thôi mà đay nghiến mẹ chồng, em thấy có ai như em không?"
Lúc bây giờ tôi tủi thân muốn khóc, cảm giác một mình lạc lõng giữa cả thế giới. Mẹ chồng tôi không biết đã đành, đến chồng tôi cũng không biết thế nào là đúng sai, tốt xấu cho con hay sao?
Theo Afamily
Chị dâu chồng toàn tìm cớ trốn việc, dâu thứ khổ tâm đăng đàn xin cao kiến, 500 chị em cùng đưa ra cách này Trong nhà có 2 nàng dâu đúng là không thể nào tránh khỏi rắc rối, điều quan trọng là giải quyết sao cho khéo léo để thỏa đáng đôi bên đây? Người ta vẫn thường sợ hãi cảnh tượng sống chung với bố chồng hay sống chung với mẹ chồng vì nghĩ kiểu gì cũng bị săm xoi. Nhưng đôi khi việc sống...