Chồng mất được 4 tháng nhưng tháng nào cũng nhận được 10 triệu từ anh, biết sự thật tôi cay đắng căm hận chồng
Tháng nào tôi cũng nhận được 10 triệu từ người chồng mất sớm của mình. Tò mò tìm hiểu nguyên do, tôi chết đứng khi biết sự thật.
Tôi và chồng lấy nhau được 8 năm, có một trai một gái. Chồng tôi là kiểu đàn ông vì sự nghiệp, nên thường không có nhiều thời gian cho vợ con. Nhưng tôi luôn hiểu cho anh, tôi còn sẵn sàng ở nhà chăm con để anh yên tâm đi làm.
Nhiều người xung quanh tôi thường khuyên tôi nên có một công việc riêng, đừng phụ thuộc tài chính vào chồng. Bởi đàn ông có vợ chỉ biết ở nhà thường dễ chán gia đình, thậm chí là ngoại tình. Nhưng lúc ấy tôi chẳng nghe, đến giờ mới thấy mình ngu dại. 8 năm sống với nhau, tôi hoàn toàn phụ thuộc vào chồng.
8 năm sống với nhau, tôi hoàn toàn phụ thuộc vào chồng – Ảnh minh họa: Internet
Tai họa ập đến gia đình tôi 5 tháng trước, chồng tôi đột ngột qua đời vì tai nạn. Biến cố đến quá nhanh khiến tôi không kịp chuẩn bị cho nỗi đau mất chồng quá lớn này. Sau ngày chồng mất, mẹ con tôi nhận được số tiền bồi thường từ bảo hiểm. Tôi sau đó đi làm lại với đồng lương thấp, cuộc sống cũng chật vật hơn.
Video đang HOT
Nhưng lạ lùng thay, chồng mất sớm đã 4 tháng nhưng mỗi tháng tôi đều nhận được một phong bì, trong đó có số tiền 10 triệu. Tên người gửi là chồng tôi, còn có địa chỉ rõ ràng. Tôi cứ tưởng có sự nhầm lẫn nhưng giao hàng khẳng định tên người gửi và địa chỉ hoàn toàn đúng. Dù có số điện thoại người gửi tôi cũng không gọi được.
Biến cố đến quá nhanh khiến tôi không kịp chuẩn bị cho nỗi đau mất chồng quá lớn này – Ảnh minh họa: Internet
Số tiền 20 triệu mỗi tháng có thể giúp mẹ con tôi rất nhiều, tôi thật muốn biết ai có lòng tốt giúp chúng tôi. Đến tháng vừa rồi, tôi xin địa chỉ người gửi hàng, thì đó là một khu chung cư sang xịn. Người gửi tiền cho mẹ con tôi ở đây sao? Tôi bèn dùng một số khác để gọi cho người đó, rồi mạo danh là nhân viên gửi quà tặng đang chờ trước cửa.
Tôi thấy một người phụ nữ đi xuống, khi tôi thử gọi thì đúng là cô ấy bắt máy. Nhưng khi nhìn thấy tôi, cô ấy sững người rồi muốn bỏ chạy.
Sau một hồi giằng co thì chúng tôi ngồi lại nói chuyện với nhau. Cô ấy vừa khóc vừa nói rằng từng qua lại với chồng tôi. Chồng tôi bỏ tiền mở cửa hàng, mua chung cư cho cô ấy ở. Nhưng từ ngày chồng tôi mất, cô ấy lúc nào cũng thấy bị dằn vặt, tội lỗi nên muốn gửi tiền bù đắp cho mẹ con tôi, coi như chuộc tội, cũng là thay chồng tôi chăm sóc gia đình.
Nhưng khi nhìn thấy tôi, cô ấy sững người rồi muốn bỏ chạy – Ảnh minh họa: Internet
Khi biết sự thật về người chồng mất sớm của mình, tôi hận anh thấu xương tủy. Nhưng thực tế thì tôi đang cần tiền để nuôi con và nhân tình của chồng hứa sẽ cố gắng giúp đỡ hết mình. Nếu tôi nhận sự giúp đỡ của cô ta liệu có phải là hạ mình không? Rốt cuộc tôi nên làm gì đây?
Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 75 triệu lên 125 triệu đồng
Theo dự thảo mới nhất, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tối đa là 125 triệu đồng thay vì 75 triệu đồng như hiện nay.
Người gửi tiền sẽ được nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi
Chính phủ vừa công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi (BHTG), với định hướng nâng lên so với mức áp dụng hiện nay. Theo dự thảo, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 125 triệu đồng.
Hiện tại, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi đang được áp dụng ở mức 75 triệu đồng, từ năm 2017 đến nay, mức chi trả này được đánh giá là quá thấp. Từ thực tế bất cập này, cộng thêm xét năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay, NHNN đã trình Chính phủ nâng mức bảo hiểm để người dân an tâm gửi tiền.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, theo tính toán của NHNN, nếu nâng hạn mức BHTG lên mức 125 triệu đồng, tương đương 2 lần GDP bình quân đầu người thì quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho 100% Quỹ tín dụng nhân dân.
Ông Đào Quốc Tính - Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho biết, toàn hệ thống đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai hạn mức trả tiền bảo hiểm mới.
Theo số liệu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tính đến 30/6/2020, tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt mức hơn 64 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 18% so với thời điểm 31/12/2019. Quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đạt mức hơn 58 nghìn tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong năm 2019, cơ quan này không phải chi trả bất kỳ khoản bảo hiểm tiền gửi nào. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho hay, số tiền tạm thời nhàn rỗi hiện đang được cơ quan này đầu tư, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
Từ nay đến cuối năm 2020, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho biết sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và chủ động đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Đồng thời, sẽ tích cực tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của NHNN. Phối hợp chặt chẽ với NHNN trước, trong và sau quá trình kiểm soát đặc biệt nhằm đảm bảo quyền lợi của ngưởi gửi tiền.
Tiền gửi tiết kiệm chảy sang trái phiếu Tiết lộ từ giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán (CTCK) cho biết, "góc khuất" của con số hàng trăm ngàn tài khoản CK mở mới trong thời gian qua không hẳn tất cả là nhắm tới thị trường cổ phiếu. Nhiều CTCK có ngân hàng (NH) mẹ đứng sau đang nỗ lực thuyết phục người gửi tiền mở tài...