Chồng mắng “rời tôi ra cô chỉ chết đói” nhưng phản ứng của vợ lại khiến anh ngây người, sốc hơn là tuyên bố ngay sau đó
“Giọng điệu của chồng em khi ấy ngang ngược mà coi thường vợ vô cùng. Vì không muốn to tiếng nên em cố nhịn nhục giải thích rằng bố mẹ ốm, con cái phải có trách nhiệm báo hiếu…”, người vợ kể.
Tự cho bản thân là trụ cột gia đình, kiếm ra kinh tế nên nhiều người chồng mặc định bản thân có quyền quyết mọi việc trong cuộc sống gia đình, thiếu đi sự tôn trọng bạn đời.
Cũng bởi quá bức xúc với lối suy nghĩ ích kỷ của chồng, mới đây 1 người vợ trẻ đã vào mạng chia sẻ câu chuyện gia đình mình với nội dung như sau:
“Từ đầu mùa dịch, công ty em giảm 50% lương của toàn bộ công nhân viên. Thấy nhà xa, lương lậu không đảm bảo, con nhỏ không ai trông nên em quyết định xin nghỉ hẳn, tính đợi hết dịch tìm việc khác. Buồn rằng cũng từ khi em nghỉ việc, mâu thuẫn vợ chồng bắt đầu nảy sinh nhiều.
Tuy không đi làm nhưng ngay khi nghỉ việc, em đã xin cộng tác bán hàng online với 1 vài người bạn. Thu nhập không bằng lương đi làm nhưng cũng chi tiêu cho bản thân, không tới nỗi phải sống phụ thuộc chồng.
Bài chia sẻ của người vợ
Video đang HOT
Mệt ở chỗ, chồng em trước nay quen kiểu hàng tháng tiêu lương vợ còn lương anh để dành nên giờ phải lấy một nửa lương ra chi tiêu là anh khó chịu. Hễ đưa tiền cho vợ, anh lại cằn nhằn rằng lấy vợ như lấy nợ, bảo em không giúp đỡ gì được cho chồng, chỉ làm anh thêm nặng gắng”.
Người vợ kể, cũng vì mùa dịch khó khăn, xin đi làm lại không dễ nên cô đành nín nhịn chồng để sống qua ngày, đợi hết dịch tính tiếp nhưng chồng cô mỗi ngày một quá đáng. Nghĩ bản thân kiếm ra tiền nên mọi việc trong nhà anh tự quyền quyết, Vợ mà ý kiến, anh quát mắng cô đã ăn bám thì phải biết điều, khiến cô áp lực, mệt mỏi vì chồng vô cùng.
” Cách đây chục ngày, mẹ đẻ em ốm. Vướng con nhỏ em không qua chăm bà được nên chuyển khoản 1 triệu nhờ em gái mua biếu bà hộp sữa. Lúc em nói chuyện điện thoại với em gái, chồng đi làm về nghe thấy, lập tức anh lao vào quát vợ lộng hành rồi cứ vậy đay nghiến nói em đã ăn bám chồng còn dám ngang nhiên tuồn tiền về nhà đẻ.
Giọng điệu của chồng em khi ấy ngang ngược mà coi thường vợ vô cùng. Vì không muốn to tiếng nên em vẫn cố nhịn nhục giải thích rằng bố mẹ ốm, con cái phải có trách nhiệm báo hiếu. Em cũng nhắc lại, mỗi lần bố mẹ anh ốm, anh đều biếu 5, 7 triệu còn sai vợ về chăm cả tuần mà em chưa bao giờ ý kiến. Đằng này em mới biếu mẹ đẻ có 1 triệu, anh đã làm ầm. Không ngờ chồng em chỉ thẳng tay vào mặt vợ cảnh cáo: ‘Tôi khác cô khác, tôi kiếm ra tiền muốn biếu bố mẹ tôi bao nhiêu là quyền của tôi. Vài đồng cô kiếm được chưa nuôi nổi thân còn dám nghĩ tới việc mang tiền cho nhà đẻ. Cô ăn bám lấy tư cách gì mà so sánh với tôi. Rời tiền tôi ra cô chẳng chết đói.
Kể ra bố mẹ cô cũng không biết suy nghĩ nhỉ, biết con gái mình ăn bám chồng rồi mà vẫn ngửa tay nhận tiền biếu được’.
Ảnh minh họa
Thái độ của chồng thật sự làm em không thể chịu nổi nên hất tay anh đáp lại: ‘Anh nên nhớ, trước khi lấy anh tôi sống rất tốt, chưa hề bị đói ngày nào nên không bao giờ có chuyện rời anh ra tôi chết đói. Kể cả từ ngày lấy anh tới giờ, tôi cũng chưa bao giờ phải sống dựa vào tiền chồng, anh tự ngẫm lại sẽ rõ. Hay có cần tôi lấy sổ chi tiêu, gạch từng khoản cho anh nhìn.
Nói thật, rời bỏ anh tôi chắc chắn không chết đói nhưng tiếp tục sống với anh, tôi lại sợ đời mình không thể có được 1 ngày hạnh phúc, thảnh thơi. Vậy nên tốt nhất mình ly hôn đi’.
Nói là làm, lập tức em về phòng bật máy in đơn ly hôn, ký giấy đưa cho chồng rồi bế con về ngoại”.
Nỗi lòng của người vợ trên cũng là nỗi lòng chung của tất cả phụ nữ khi kết hôn, họ cần được chồng thương yêu, trân trọng, bình quyền trong cuộc sống. Khi yêu và muốn xây đắp cho tổ ấm, phụ nữ có thể nhẫn nhịn quên đi cái tôi của chính mình. Nhưng khi không được bạn đời trân trọng, phụ nữ sẽ mạnh mẽ khẳng định cho chồng thấy 1 điều, họ hoàn toàn độc lập, tự chủ. Đặc biệt khi phụ nữ đã không còn kiên nhẫn, lúc ấy các anh chồng muốn giữ vợ sẽ rất khó.
Cười đau ruột với màn cãi cọ, giận nhau của phụ huynh, mẹ úp cả nồi lên đầu bắt bố phải chủ động làm hòa
Pha giận nhau như thanh niên đôi mươi của phụ huynh khiến cộng đồng mạng cười đau ruột.
Kể cả khi đang yêu hay đã kết hôn, lúc còn trẻ phơi phới hay đã ngoài tứ tuần thì việc hai vợ chồng giận hờn, xích mích vẫn diễn ra.
Mới đây trên MXH xuất hiện câu chuyện người con chia sẻ về việc hai bố mẹ dỗi nhau và pha xử lí của người mẹ khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ.
Trong bài đăng cô nàng hài hước chia sẻ:
"Mới sáng ra mà đã tấu hài rồi, lí do là vì ba mẹ tui cãi nhau xong mẹ tui dỗi nên mới lấy cái nồi úp vô cái mặt để ba tui ngừng cãi mà phải quay ngược sang dỗ mẹ tui. Giờ tui mới biết cái nết ngang ngược ngang bướng của tui từ đâu mà ra rồi á mọi người, cơ mà nhìn mẹ tui dỗi vừa hài vừa dễ thương ghê (chứ còn nếu là 1 đứa Gen Z như tui chắc tui kí cái nồi lên đầu ông bồ tui quá)".
Người mẹ úp nồi lên đầu khi cãi nhau với bố. Ảnh: Nguyễn Thị Thúy Nga.
Đi kèm là hình ảnh người phụ nữ tuổi ngoài trung niên đang ngồi khoanh tay ngay ngắn trên bàn. Mặc cả nhà làm gì thì làm, người này chỉ chăm chăm đội nguyên cái nồi vào đầu, che kín mặt và nhất quyết làm thinh với cả thế giới.
Ngay sau khi đăng tải, bài viết thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng. Ai cũng phải bật cười với màn giận dỗi dễ thương của người mẹ.
- Cô dễ thương quá.
- Ngang ngược nhưng đáng để học hỏi.
- Tương lai của mình sau này.
Bị chiếc xe đẩy phía sau va vào gót chân, cô gái lập tức gọi cảnh sát và cứu hộ tới hiện trường, câu chuyện sau đó ly kỳ đến mức khó hiểu Nếu chẳng may đang đi trên đường mà bị người khác giẫm phải gót chân, đặc biệt là ở chốn đông người, thông thường người ta sẽ nhanh chóng chỉnh đốn lại giày dép rồi bước đi tiếp như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng lại có những người lựa chọn cách xử lý vừa cồng kềnh vừa... khó hiểu....