Chồng mải trông y tá tắm cho con, về đến phòng phụ sản chết lặng khi nhìn vợ
Người vợ đã suýt không giữ được tính mạng khi ở phòng sau sinh một mình.
Người phụ nữ sinh con được ví như đi qua cửa tử, không chỉ lúc sinh nở mà cả những ngày đầu sau sinh như câu chuyện của sản phụ suýt không thể giữ được tính mạng sau sinh dưới đây.
Xinxia (sinh sống tại Trung Quốc) năm nay 21 tuổi và chồng là bạn học cấp ba. Họ kết hôn sớm sau khi đã tự mình mở một cửa hàng vật liệu xây dựng ăn nên làm ra. Sau khi kết hôn, cặp đôi dọn ra ở riêng và nhanh chóng có bầu.
Vì có bầu khi còn khá trẻ nên bà mẹ này rất khỏe mạnh, không bị ốm nghén, phù nề hay một vết nám nào trên mặt. Cô vẫn có thể ăn uống thoải mái và đứng bán hàng đến tận cuối thai kỳ. Khi thai được 37 tuần, Xinxia đột ngột vỡ ối và sinh non. Vì gia đình 2 bên đều khá bận rộn nên chỉ có 2 vợ chồng vào viện.
Bà mẹ trẻ tự đi vệ sinh sau khi chồng đi theo y tá cho con đi tắm. (Ảnh minh họa)
Sau hơn mười giờ đau đớn, cuối cùng bà mẹ trẻ cũng sinh ra một bé trai vào tối hôm đó. Người chồng rất phấn khích, còn người mẹ trẻ thì nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Họ chọn một phòng riêng cho thoải mái. Mới sinh xong chưa đầy 12 giờ, Xinxia đã tự ngồi dậy và đi vài bước. Những sản phụ ở các phòng bên cạnh tỏ ra ghẹn tỵ với người mẹ trẻ vì không có được sức khỏe tuyệt vời như cô. Ai ngờ vì quá chủ quan mà mẹ trẻ suýt không qua khỏi khi đi vệ sinh chỉ vài giờ sau đó.
Vào buổi sáng, y tá đến và nói rằng cô sẽ đưa em bé đi tắm, Xinxia nhờ chồng đi theo y tá để cô ở lại trong phòng. Chồng cô đi được vài phút thì cô muốn đi vệ sinh. Trước đó, bác sĩ nói với Xinxia rằng cô phải có người nhà dìu đi vệ sinh, nhưng lúc đó trong phòng không có ai nên cô đã tự đi một mình.
Tuy nhiên, khi cô muốn ngồi xổm xuống, Xinxia cảm thấy rất đau, vì vậy cô ngồi dựa vào tường. Sau đó, cô vịn tường đứng dậy thì mắt mờ đi, chân tê cứng. Sản phụ lạnh toát người và ngã quỵ xuống.
10 phút sau, người chồng bế con về phòng thì không thấy vợ đâu. Anh vội vã đi vào nhà vệ sinh thì thấy một cảnh tượng hãi hùng: Xinxia bất tỉnh trên nền nhà, quần cô ướt đẫm máu, chồng cô hét to gọi các bác sĩ đến.
Video đang HOT
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ hỏi người chồng sao lại để vợ một mình. Người mẹ mất rất nhiều máu khi sinh con, khi ngồi xổm trong nhà vệ sinh có thể bị chóng mặt và ngất đi. Lúc này người chồng vô cùng hối hận, liền gọi ngay mẹ chồng và mẹ đẻ lên để chăm sóc Xinxia cùng với anh.
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất, bao gồm các bệnh hậu sản như:
Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua âm đạo, cổ tử cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ… Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời. Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi và ngất xỉu.
Đối với những phụ nữ sinh thường, đau tầng sinh môn là tình trạng hậu sản khá phổ biến. Những mô mềm nằm giữa khu vực âm đạo và trực tràng có thể bị kéo căng hoặc rách, bị cắt trong quá trình sinh nở. Đây là nguyên nhân khiến tầng sinh môn của mẹ bị sưng, bầm tím và đau nhức.
Ngoài ra, mẹ còn đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng vết mổ, trầm cảm sau sinh, tắc tia sữa… Người mẹ nhất thiết phải có người ở bên cạnh ít nhất là 2 tuần sau sinh để có thể đỡ đần việc chăm sóc em bé cho mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Đam San
Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất máu cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu sắt ở người mẹ tăng lên rất nhiều. Do đó, nếu không chuẩn bị bổ sung sắt trước khi mang thai thì mẹ và bé rất có nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Tại sao cần bổ sung sắt trước khi mang thai?
Sắt là thành phần chính để cấu tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Hemoglobin lại có chức năng mang oxy đi khắp cơ thể, phục vụ quá trình hô hấp của tế bào. Nếu thiếu sắt kéo dài, quá trình sinh hồng cầu sẽ bị rối loạn, dẫn đến thiếu máu. Chúng ta cần sắt mỗi ngày, việc bổ sung sắt trước khi mang thai càng quan trọng hơn.
Khi mang thai, thể tích máu ở người mẹ sẽ tăng lên khoảng 50% so với bình thường. Do đó, nhu cầu sắt của cơ thể cũng tăng lên 6 lần. Vì cơ thể người phụ nữ đều trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên lượng sắt dự trữ trong người không nhiều. Nếu người mẹ không bổ sung sắt trước khi mang thai thì nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ là rất cao.
Những nguy hiểm mà mẹ bầu và thai nhi sẽ gặp nếu thiếu máu thai kỳ là:
- Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu máu nhẹ thường gây ra hoa mắt, chóng mặt. Nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể bị té ngã gây sảy thai. Nếu thiếu sắt kéo dài sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng, nâng cao nguy cơ tử vong của mẹ và bé. Thiếu sắt cũng có thể gây biến chứng hậu sản, chẳng hạn như băng huyết sau sinh.
- Đối với thai nhi: Thiếu sắt sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng, nhẹ ký, sinh non, thai nhi phát triển kém về cả thể lực và trí lực. Vì vậy, thiếu sắt kéo dài sẽ khiến chỉ số IQ của trẻ sinh ra sụt giảm rất nhiều.
Theo nghiên cứu, cơ thể người phụ nữ cần dự trữ được tối thiểu 300mg sắt trước khi thụ thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Vì những lí do trên, bổ sung sắt trước khi mang thai là việc làm cần thiết, các mẹ bầu không được lơ là. Bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh, sẵn sàng cho một thai kỳ hoàn hảo. Thai nhi cũng sẽ phát triển toàn diện và an toàn hơn.
2. Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt khá dồi dào trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Ví dụ như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,... Tuy nhiên, sắt từ thực phẩm là không đủ để phục vụ nhu cầu cho phụ nữ trước khi mang thai. Mặt khác, không phải cơ thể nào cũng dễ dàng hấp thu sắt có trong thức ăn. Do đó, cách bổ sung đầy đủ và đơn giản nhất là uống bổ sung sắt trước khi mang thai. Đây là cách làm hiệu quả và rất tiện lợi. Tuy nhiên, bổ sung sắt trước khi mang thai cũng cần lưu ý khá nhiều điều nếu không muốn phản tác dụng:
- Khi có kế hoạch mang thai, bạn hãy đi khám bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về loại sắt bạn nên uống và liều lượng thích hợp.
- Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, cần bổ sung sắt trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, với liều lượng là 30 - 60mg sắt mỗi ngày.
- Có 2 loại sắt là sắt nguyên tố và sắt hợp chất. Nếu bạn cần 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày thì cần uống 90mg sắt sulfate, 90mg sắt funmarat, 150mg sắt sulfate heptahydrate, hoặc 250mg sắt gluconate. Vì bổ sung sắt trước khi mang thai qua đường tiêu hóa thì cơ thể chỉ hấp thụ được 10 - 20%. Do đó, nếu cơ thể cần 30mg sắt nguyên tố thì bạn cần uống khoảng 150mg sắt nguyên tố.
- Không uống sắt cùng với canxi hoặc sữa bởi canxi làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Canxi và sắt nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ. Nên uống sắt cùng với vitamin C hoặc các loại nước ép hoa quả để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Không uống sắt vào buổi tối bởi sắt sẽ gây khó ngủ.
- Bổ sung sắt trước khi mang thai có thể gây nóng trong, táo bón. Để hạn chế tác dụng phụ này, mọi người nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Nếu tình trạng táo bón nghiêm trọng, hãy xin ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.
Mai Nhung
Mang thai giả là gì? Làm thế nào để nhận biết? Bạn có đầy đủ các dấu hiệu mang thai như mất kinh, ốm nghén, thậm chí là căng tức ngực và tiết sữa. Nhưng lại hoàn toàn không phải bạn đang có bầu. Vậy tại sao lại có hiện tượng mang thai giả? Và làm thế nào để có thể nhận biết tình trạng này? 1. Mang thai giả là gì? Mang thai...