Chống ma túy vùng sông nước Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang nằm ở cửa ngõ, địa bàn có vị trí chiến lược, kết nối giao thương từ TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Các đối tượng lợi dụng trung chuyển, buôn bán ma túy.
Công an tỉnh Tiền Giang đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây vận chuyển, buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Cuối năm 2022, trinh sát phát hiện đường dây vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy từ TP Hồ Chí Minh về huyện Cái Bè do Phạm Huân Đạt (SN 1997) cầm đầu. Đạt trao đổi qua điện thoại, mua ma túy từ TP Hồ Chí Minh. Đặng Quốc Xuyên (SN 1990, cùng ngụ thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè) làm đầu mối nhận ma túy và giao cho Nguyễn Hữu Trung (SN 1998, ngụ TP Hồ Chí Minh) vận chuyển về huyện Cái Bè giao lại cho Đạt rồi phân phối, bán lại cho các đối tượng khác.
Sau thời gian xác lập chuyên án, tối 3/1, trên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đoạn qua xã Tam Hiệp (huyện Châu Thành), lực lượng làm nhiệm vụ bắt giữ Trung đang thuê ôtô vận chuyển ma túy từ TP Hồ Chí Minh về đến huyện Châu Thành, thu giữ 998 gam ma túy.
Cùng thời điểm đó, trên quốc lộ 1 đoạn thuộc thị trấn Bình Phú (huyện Cai Lậy), lực lượng làm nhiệm vụ bắt giữ Xuyên, thu giữ túi nylon chứa chất ma túy. Tiến hành khám xét nơi ở của Đạt và đồng bọn thu giữ 49 gói ma túy với trọng lượng 75 gam, 240 ống thủy tinh dùng để sử dụng ma túy và nhiều dụng cụ dùng để phân chia, sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy. Tổng số lượng ma túy lực lượng phá án đã thu giữ gần 1,1kg, loại Methamphetamine.
Thượng tá Trần Thanh Tùng, Trưởng Công an huyện Cái Bè cho biết: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang vừa khởi tố đối với Trần Văn Sang (SN 1992), Nguyễn Hoàng Phong (SN 1997), Trần Bảo Tiến (SN 1997), Trần Thanh Toàn (SN 1997, cùng ngụ huyện Gò Công Đông) và Lại Ngọc Phương (SN 1983, ngụ huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) điều tra về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ vũ khí quân dụng.
Video đang HOT
Qua xác lập chuyên án đấu tranh, chiều 23/4, tại khu phố 4 (phường 5, thị xã Gò Công), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì, phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, Công an thị xã Gò Công, Công an huyện Gò Công Đông cùng sự phối hợp của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang và Đoàn đặc nhiệm số 3 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, tiến hành bắt giữ Phong và Tiến đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tại hiện trường và khám xét nơi ở của Phong, lực lượng làm nhiệm vụ thu giữ 4 túi nylon chứa tinh thể rắn màu trắng là ma túy có trọng lượng hơn 30 gam. Mở rộng điều tra, cơ quan Công an khám xét khẩn cấp nơi ở của Sang tại quán cà phê Kim (cùng ở huyện Gò Công Đông) và nhà cha mẹ ruột, thu giữ nhiều túi nylon chứa tinh thể rắn màu trắng có trọng lượng trên 700 gam. Sang khai nhận đó là ma túy dạng đá, 185 viên thuốc lắc, hồng phiến.
Lực lượng làm nhiệm vụ đã thu giữ 2 khẩu súng dạng Rulo cùng 23 viên đạn bằng kim loại, hơn 1 tỷ đồng tiền mặt và 10 lượng vàng cùng một số tang vật, tài liệu khác. Qua điều tra đã bắt giữ thêm Toàn và Phương. Sang thừa nhận cầm đầu đường dây tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ vũ khí quân dụng.
Hiện nay, đối tượng nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng trẻ hóa, từ 18-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Các đối tượng lợi dụng các điểm kinh doanh karaoke, khách sạn, nhà trọ để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Năm 2022, Công an tỉnh Tiền Giang kiểm tra hành chính 1.806 cơ sở kinh doanh, 426 hộ đối tượng trọng điểm, phát hiện lập biên bản 13 chủ cơ sở, 180 đối tượng vi phạm pháp luật về ma tuý.
Theo Thượng tá Trần Văn Rô, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, đối tượng sử dụng ma túy thường gắn liền với hành vi phạm tội khác như cướp giật, trộm cắp tài sản, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… Ban giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các địa phương tập trung triển khai các giải pháp, biện pháp đấu tranh phòng, chống ma túy, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ cơ sở.
Công an tỉnh Tiền Giang tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội, tập trung đánh trúng, đánh mạnh các đường dây, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy, đảm bảo kịp thời, nghiêm minh nhằm giáo dục phòng ngừa, răn đe tội phạm.
Công an các đơn vị, địa phương phối hợp các ngành tăng cường công tác kiểm tra các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (như vũ trường, quán bar, karaoke, nhà hàng, khách sạn). Cùng với đó, cơ quan Công an phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội cho đối tượng sau cai nghiện, làm giảm tỷ lệ tái nghiện, hạn chế phát sinh người nghiện mới…
Xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép gần khu vực cầu Mỹ Thuận
Khu vực cầu Mỹ Thuận thuộc huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) là khu vực cấm thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản (cát sông).
Tuy nhiên với trữ lượng cát lớn và lại là khu vực giáp ranh nên các đối tượng lén lút tập trung phương tiện để khai thác cát trái phép. Lực lượng Công an đã tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và xử lý hàng loạt trường hợp vi phạm.
Khu vực gần cầu Mỹ Thuận là địa bàn trọng điểm, Công an tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác cát trái phép. Công an huyện Cái Bè cử lực lượng thường xuyên cắm chốt tại khu vực cầu Mỹ Thuận và phối hợp với đơn vị nghiệp vụ tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
Phòng Cảnh sát môi trường đã tham mưu, thành lập tổ công tác liên ngành xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra thường xuyên, xử lý tình trạng khai thác cát trái phép trên tuyến sông Tiền, đặc biệt là khu vực gần cầu Mỹ Thuận. Lực lượng Cảnh sát giao thông duy trì, bố trí các tổ công tác mật phục, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác cát trái phép tại đây. Riêng trong năm 2022, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 11 vụ/24 đối tượng, tịch thu 3 máy hút cát.
Phương tiện khai thác trái phép gần khu vực cầu Mỹ Thuận.
Tuyến sông Tiền qua huyện Cái Bè dài khoảng 20km, kéo dài từ xã Đông Hòa Hiệp đến xã Tân Thanh, giáp với tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Theo Công an huyện Cái Bè, thời gian qua hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, nhất là cán bộ hưu trí đã có phản ánh. Công an huyện Cái Bè đã có nhiều kế hoạch xử lý, đồng thời phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tập trung xử lý vi phạm về vận chuyển, khai thác cát trái phép.
Năm 2022, Công an huyện Cái Bè đã phát hiện, xử lý 21 vụ mua bán khoáng sản (cát) và khai thác khoáng sản trái phép liên quan đến 31 đối tượng. Trong cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, khuya 8/12/2022, Công an huyện Cái Bè tuần tra trên tuyến sông Tiền đã phát hiện phương tiện thủy (tàu sắt) đang vận chuyển cát nên kiểm tra. Nguyễn Quốc Cường (SN 1984, ngụ huyện Cái Bè) là người điều khiển và quản lý phương tiện không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến nguồn gốc cát đang vận chuyển. Công an huyện Cái Bè đã ra quyết định xử phạt hành chính đối tượng hơn 15 triệu đồng về hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và tịch thu tang vật. Tiếp đó vào khuya 3/1, Công an huyện Cái Bè tiếp tục phát hiện sà lan neo đậu trên tuyến sông Tiền có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, trên sà lan có 12,6m3 cát. Võ Văn Bé (SN 1970, ngụ huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là người quản lý phương tiện cũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc cát.
Theo Công an huyện Cái Bè, các nhóm đối tượng khai thác cát trái phép hoạt động rất tinh vi. Đối tượng thuê người cảnh giới, túc trực tại các địa điểm cơ quan Công an sẽ xuất phát tuần tra. Khi phát hiện lực lượng xuất phát tuần tra, các đối tượng thông báo cho nhau và ngưng hoạt động, đưa phương tiện lẩn trốn. Để đấu tranh hiệu quả hoạt động khai thác cát trái phép, Công an huyện Cái Bè đã tăng cường công tác nắm địa bàn, quy luật hoạt động của các đối tượng có biểu hiện nghi vấn để lên kế hoạch kiểm tra, xử lý và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, ban, ngành kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ cát trên phương tiện hoạt động tuyến sông Tiền và trên địa bàn huyện Cái Bè.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tình hình khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. Công an tỉnh Tiền Giang cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (đặc biệt là cát lòng sông). Lực lượng Công an đã mở nhiều đợt kiểm tra tập trung tấn công, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát trái phép.
Tuy nhiên đến nay tình trạng khai thác cát trái phép vẫn chưa giải quyết dứt điểm, do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính là lợi nhuận từ việc khai thác cát trái phép lớn, các đối tượng bất chấp pháp luật, dùng nhiều biện pháp đối phó lực lượng chức năng. Các đối tượng lợi dụng đêm khuya, thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên các tuyến sông giáp ranh giữa các tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, đồng thời bố trí người chạy xuồng máy tốc độ cao, dọc các đoạn sông, nơi các đối tượng đang khai thác cát trái phép để cảnh giới. Trên bờ, các đối tượng thuê người canh phương tiện chở tổ kiểm tra để kịp thời thông báo cho các đối tượng khai thác cát trái phép biết nhằm đối phó.
Ngoài nhu cầu sử dụng cát san lấp lớn mà nguồn cung khan hiếm dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép thì công tác quản lý còn yếu, chính quyền cấp cơ sở một số nơi chưa vào cuộc quyết liệt, chưa thường xuyên kiểm tra, chưa giải quyết triệt để. Trong thời gian tới, các công trình, dự án lớn được khởi công thực hiện, nhu cầu về cát san lấp rất lớn, do đó tình hình khai thác cát trái phép sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của tổ công tác liên ngành, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát trái phép trên tuyến sông Tiền và kiên quyết không để tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra kéo dài.
Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng (Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ đội Biên phòng, Thủy đoàn II thuộc Bộ Công an, Công an các tỉnh giáp ranh Vĩnh Long, Bến Tre...) trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa Công an các tỉnh giáp ranh Tiền Giang (Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu tranh với loại tội phạm khai thác cát trái phép.
Trọng án ở vùng quê từ mâu thuẫn nhỏ Năm 2022, tình hình tội phạm giết người tại các tỉnh Tây Nam Bộ diễn biến phức tạp. Nhiều vụ trọng án xảy ra xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống như: Cử chỉ, thái độ, lời nói hoặc mâu thuẫn trong tình cảm dẫn đến án mạng. Khuya 21/11, Trần Ngọc Quí (SN 2003, ngụ huyện Long Hồ,...