Chồng lương thấp lại có sổ tiết kiệm 100 triệu cho vợ đi mua sắm, làm đẹp, nhưng dòng tin nhắn hiện lên màn hình tiết lộ cho tôi tất cả
Chồng tôi lương mỗi tháng chỉ có 8-9 triệu/tháng, lo chi tiêu sinh hoạt trong gia đình còn chẳng đủ. Thế mà anh bỗng đưa cho tôi sổ tiết kiệm 100 triệu, làm sao mà không bất ngờ cho được.
Tôi là người con gái có nhan sắc, bản thân cũng ý thức được điều đó. Hồi đi làm, mấy chị công ty còn trêu: “Con bé Linh mà không lấy được đại gia thì đúng là uổng công bố mẹ nó nặn rồi”.
Tôi cũng sướng, cười tít mắt rồi trêu đùa lại thôi… Được khen xinh thì thích ấy mà, còn chuyện lấy chồng tôi chưa nghĩ, giàu nghèo lại càng không phải tiêu chí để tôi lựa chọn họ. Gia đình tôi không giàu, bố mẹ làm công chức bình thường thôi nhưng cũng chưa khi nào tôi thiếu thốn. Có lẽ được bao bọc và cuộc sống yên bình từ nhỏ nên tôi cũng chẳng tham vọng, giàu thì thích đấy nhưng không giàu thì… cũng thôi.
Và chẳng ai ngờ, tôi lại quen Thức – 1 anh đồng nghiệp cùng công ty nhưng lương thấp hơn cả tôi. Tới lúc tôi công khai, ai nấy cũng bất ngờ. Bởi thật sự, điều kiện của tôi chắc chắn sẽ tìm được một người ưu tú hơn, đẹp trai hơn, gia đình cũng điều kiện hơn… Nhưng tôi chẳng biết nữa, cảm thấy trong số những người tán tỉnh mình, chỉ có Thức khiến tôi rung động, anh chân thành, tốt bụng, và hết mực chiều chuộng tôi.
Chuyện tình yên bình ấy cứ thế mà cũng kéo dài được hơn 2 năm. Rồi chúng tôi đám cưới. Nói thật, tới giờ tôi vẫn thấy đó là quyết định sai lầm nhất trong 24 năm cuộc đời!
Bởi lẽ, ngay từ khi yêu thì cũng có nhiều lúc tôi không hài lòng với Thức. Đương nhiên, điều này thì đôi nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, những lý do của tôi nó kiểu khá tủn mủn, chỉ là không hợp nhau về nhiều thứ, về sở thích, về tư tưởng ấy không đủ để tôi có quyết tâm chia tay.
Nhưng điều khiến tôi không muốn kết hôn nhất với Thức có lẽ là chuyện anh cực kì an phận. Tới một người thích cuộc sống yên bình như tôi còn thấy không ổn, thế nên bạn bè tôi cũng chẳng ưa Thức.
Ai đời ra trường 5 năm trời mà lương của anh chỉ từ 5 triệu nâng lên 8-9 triệu? Thi thoảng cũng được thưởng này kia nhưng anh lại đem đi mời đồng nghiệp, chẳng dư mua cho tôi 1 cốc trà sữa ấy chứ!
Tôi đã khuyên anh đổi công việc, rồi đi học thêm để tìm kiếm cơ hội nhưng Thức vẫn bình chân như vại. Anh bảo: “Anh thấy ở đây ổn mà, anh làm đây 3 năm rồi, ai cũng tốt với anh hết!”
Ngày chuẩn bị cưới, tôi cũng phân vân. Nhưng một con người chưa từng trải qua sự thiếu thốn về vật chất như thế nào nên không lường trước được… Tận khi về chung sống, tôi mới khổ sở. Tiền lương Thức thì thấp mà bố mẹ anh lại hay ốm đau, tháng nào cũng gửi hơn nửa. Số còn lại chỉ đủ hai vợ chồng ăn uống, lo những chi phí linh tinh. Còn nhà ở, điện nước, rồi cỗ bàn… là hầu như dùng tiền của tôi. Chắt chiu lắm mỗi tháng tôi chỉ bỏ ra được 3-5 triệu. Thử hỏi như thế thì bao giờ mua được nhà?
Nhưng số tiền tiết kiệm ít ỏi ấy cũng bay ngay chỉ sau 1 lần bố hoặc mẹ chồng tôi nhập viện. Thành ra, chúng tôi cưới nhau hơn 1 năm mà chẳng dư đồng nào. Con cái chưa có mà đã túng thiếu nhường này, tôi thật sự không dám bầu. Mỗi lần nhìn bạn bè được đi chơi, tôi lại chạnh lòng. Mình có khác gì trụ cột trong gia đình đâu? Thức có chiều tôi, có nghe lời tôi, làm mọi việc nhà phỏng ích gì???
Video đang HOT
Nhưng hôm gần đây, anh bất ngờ mang về một cuốn sổ tiết kiệm 100 triệu đồng đứng tên tôi. Ngó tới con số, tôi đã hốt hoảng, thời gian mở sổ cũng vừa mới đây. Tôi hỏi Thức ở đâu ra, anh chỉ nói mỗi tháng tiết kiệm được. Tôi không tin, bởi lương anh bao nhiêu tôi biết hết. Mà cứ cho là anh làm ngoài, vậy tại sao khi bố mẹ ốm đau anh lại không rút ra cho họ đi viện?
Tôi hỏi mãi, Thức cũng chỉ giải thích như thế. Rồi anh tiếp tục khiến tôi ngạc nhiên với lời đề nghị: “Em cứ cầm lấy sổ ấy, rồi muốn rút ra hay làm gì thì tùy. Mà hơn hết, em nên đi mua quần áo, đi làm đẹp đi.”
Linh cảm Thức có gì đó giấu nhưng tôi hỏi đủ kiểu anh vẫn im lặng. Nhưng tới bữa ăn, Thức đang dọn mâm cơm, tôi ngồi ghế xếp bát thì thấy điện thoại anh khẽ rung lên. Theo phản xạ, tôi quay sang thì thấy dòng tin nhắn hiện lên: “22h, phòng 503, khách sạn X. Đưa cô ấy tới, còn lại đừng lo, tôi sẽ giúp cậu giải quyết. Xong xuôi, số còn lại sẽ được chuyển vào tài khoản”.
Choáng váng, tôi nhìn cả số điện thoại người gửi cực đẹp, tôi hiểu ra mọi chuyện. Chẳng phải Thức tiết kiệm được tiền, mà đơn giản anh đang “bán vợ” cho một gã đàn ông giàu có khác. Hắn ta là sếp của công ty đối tác, giàu có, nhưng già và đương nhiên không tử tế gì. Hắn cũng từng công khai tán tỉnh, gạ gẫm tôi cặp kè rồi sẽ cho tiền này kia.
Tôi chỉ không ngờ có ngày chính chồng mình lại đồng ý cho vợ qua lại với gã khác để nhận tiền. Tôi tức giận, ném bát rồi giơ dòng tin nhắn ấy ra, Thức sợ hãi. Ban đầu anh chối, mãi sau đuối lý mới nói bố bị ung thư, cần rất nhiều tiền điều trị. Chẳng còn cách nào khác anh mới phải làm như thế. Thức còn quỳ xuống cầu xin tôi, anh bảo chỉ cần cặp với hắn, cuộc sống của hai vợ chồng tôi sẽ sang trang.
Tôi giận lắm, đập hết đồ đạc trong nhà rồi bỏ đi. Đã 3 ngày trôi qua, tôi vẫn không thể tha thứ cho người chồng vô dụng. Có lẽ, tôi nên ly hôn thay vì thương hại rồi dùng dằng mãi, cuối cùng chính bản thân bị tổn thương.
Điều khiến cha mẹ đau lòng nhất
Người xưa có câu: 'Không hiếu thuận cha mẹ thì thờ Phật cũng vô ích'. Cha mẹ là phúc lớn nhất trên đời, đối xử tử tế với cha mẹ là phúc lớn nhất của đời người.
Cách giáo dục tốt nhất không chỉ là lịch sự với người lạ mà quan trọng hơn là tôn trọng những người bạn yêu thương nhất.
Khi chúng ta chập chững biết đi, mỗi lời nói, mỗi nụ cười và lời động viên của cha mẹ đều mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm phấn khích lớn.
Đến khi con cái trưởng thành, cha mẹ ngày càng xa rời chúng ta, họ ít tâm sự với con cái. Kể cả khi đau ốm, cha mẹ cũng chỉ âm thầm uống vài viên thuốc và tỏ ra ổn trước mặt các con. Tại sao cha mẹ càng lớn tuổi, họ càng yếu đuối trước mặt con cái, họ không còn dám nói to, họ không dám có ý tưởng riêng? Đó là bởi vì chúng ta đã thay đổi và trở nên thiếu kiên nhẫn, xem thường cha mẹ.
Chúng ta từ những đứa trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời thành những người lớn độc lập và nổi loạn, thậm chí đôi khi những lời nói ra khiến cha mẹ tổn thương, đau lòng.
Ảnh minh họa.
Chỉ trích cha mẹ
"Con nói mãi mà mẹ không hiểu, mẹ đừng hỏi nữa".
"Con đã nói nhiều lần là con không muốn cha mẹ làm việc này. Cha mẹ không thể làm tốt được đâu".
"Bộ quần áo của mẹ đã lỗi thời từ lâu rồi".
Đây là những lồi chỉ trích vô tình làm tổn thương cha mẹ.
Dù chúng ta đã trưởng thành, cha mẹ luôn thích làm điều gì đó cho chúng ta. Từ chối cha mẹ sẽ khiến họ cảm thấy mình vô dụng, rằng con cái không cần mình nữa. Từ đó, cha mẹ dễ rơi vào tâm trạng tiêu cực, bi quan.
Cha mẹ ngày càng lớn tuổi, đối mặt với nhiều điều mới mẻ, họ sẽ không chạy theo xu hướng như con cái, dù là những điều rất đơn giản trong mắt con trẻ cũng phải học nhiều lần.
Những lời nói này không chỉ khiến họ buồn mà còn khiến họ cảm thấy tự ti hơn do tuổi già, cảm thấy mình vô dụng và sợ rằng mình đã đi sau thời đại.
Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc sống và làm việc chăm chỉ để nuôi dạy chúng ta, làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng mình hơn cha mẹ vì theo kịp xu hướng?
Thấy cha mẹ phiền hà
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng bạn lớn rồi, bạn biết suy nghĩ và biết bản thân đang làm gì chứ không cần cha mẹ suốt ngày căn dặn, chỉ bảo, răn dạy dài dòng như một đứa con nít. Nhưng bạn có biết rằng có thể bạn đã lớn nhưng suy nghĩ và việc làm của bạn còn chưa thấu đáo, chưa cẩn trọng. Bạn không biết rằng khi cha mẹ "dài dòng" với bạn như vậy có nghĩa là họ quan tâm yêu thương bạn biết nhường nào hay không?
Sau khi tốt nghiệp, anh Wang cố tình chọn một thành phố xa cha mẹ để làm việc, lương rất thấp, sau khi trả tiền nhà và tiền ăn thì chẳng còn bao nhiêu. Cả năm trời, anh không gọi điện về nhà.
Một ngày nọ khi đang trên tàu điện ngầm, anh nhận được một cuộc gọi từ cha mình. Cha anh im lặng thật lâu, không biết nói thế nào, anh Wang sốt ruột nói: "Không có chuyện gì ạ cha? Con cúp máy đây, con sắp hết tiền điện thoại rồi".
Thật bất ngờ, cha anh nói: "Cha biết rồi, cha đã gửi 6.000 tệ vào thẻ của con. Công việc vất vả quá. Con cứ về đi. Cha sẽ giúp con".
Những lời nói của cha khiến anh Wang bật khóc.
Câu nói này khiến anh Wang bật khóc.
Ảnh minh họa.
Không để cha mẹ buồn phiền là cách báo hiếu tốt nhất. Chữ "Hiếu" đã được chúng ta nói đến hàng nghìn năm nay, nhưng ít ai trong xã hội hiện đại coi trọng ý nghĩa của từ này.
Bất cứ khi nào cha mẹ giáo dục chúng ta về điều gì đó, nhiều người sẽ nói: "Con biết, mẹ đừng nói nữa" cùng nhiều những lời thiếu kiên nhẫn khác. Cha mẹ chỉ muốn chúng ta có cuộc sống tốt hơn mà thôi.
Hãy quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn, và khi họ không còn quan tâm đến chúng ta vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc sống thật buồn tẻ. Thực ra họ không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần một tình yêu đơn giản, kiên nhẫn và ấm áp là đủ.
Đừng đợi đến khi cha mẹ già đi rồi bạn mới chợt nhận ra rằng họ chính là người mà bạn nên yêu thương nhất. Thời gian có thể tàn nhẫn với họ, nhưng bạn phải nhẹ nhàng với họ vì cha mẹ là gốc rễ của chúng ta.
Người xưa có câu: "Không hiếu thuận cha mẹ thì thờ Phật cũng vô ích". Cha mẹ là phúc lớn nhất trên đời, đối xử tử tế với cha mẹ là phúc lớn nhất của đời người.
Thấy tôi cầm 3 triệu tiền sinh hoạt của chú, chồng tức giận tuyên bố một câu khiến tôi tái mặt Thấy 3 triệu trên tay tôi, chồng giật phăng lại rồi dúi vào túi chú. Anh biến tôi thành một người ích kỷ, hẹp hòi. Tôi rất ngưỡng mộ những gia đình được bố mẹ tạo điều kiện sau khi kết hôn. Bởi vợ chồng tôi tay trắng đi lên, trải qua bao vất vả và khó khăn nên tôi rất quý trọng...