Chồng luôn tìm cớ ra khỏi nhà khi cách ly xã hội
Trong lúc mọi người ở nhà để thực hiện cách ly xã hội thì chồng tôi luôn tìm cớ để đi ra ngoài đường. Chuyện này khiến chúng tôi bất hoà…
Sau nhiều lần góp ý không được, tôi quyết định “cô lập” chồng tại nhà. Ba mẹ con không ăn chung hay nói chuyện với anh, mặc cho anh tìm mọi cách để tiếp cận, làm hoà. Chuyện này xuất phát từ việc chồng luôn tìm cớ ra đường trong khi cả nước thực hiện cách ly xã hội.
Trước nay, chồng tôi vốn có tính hay đi. Anh hiếm khi ở nhà trọn vẹn một ngày, kể cả ngày nghỉ. Một phần do công việc bận rộn, phần nữa do tính anh ham vui, thích giao lưu sau giờ làm, thời gian dành cho vợ con rất ít.
Chồng tôi đều đặn chạy bộ buổi sáng trong lúc cách ly xã hội, không quan tâm khuyến cáo của cơ quan chức năng khiến tôi rất bực bội. Ảnh minh hoạ
Tôi tìm đủ mọi cách từ thủ thỉ tâm sự đến giận hờn to tiếng, nhưng không thể níu chân anh. Lần này cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19, tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để chồng dành thời gian cho gia đình.
Tôi vui hơn khi biết công ty anh cho nhân viên làm việc online tại nhà. Dù có nhiều nỗi lo toan trong mùa dịch, nhưng nghĩ đến cảnh cả nhà sum vầy bên mâm cơm mà không phải đợi chờ, các con được chơi với bố, tôi thấy an lòng.
Nhưng trái ngược với tưởng tượng của tôi, chồng chỉ ở yên trong nhà đúng một tuần với thái độ bực dọc. Anh gây sự đủ thứ, đôi khi chỉ vì con gây tiếng động khi anh họp giao ban qua mạng mà anh quát nạt lớn tiếng.
Video đang HOT
Đến giờ chồng ngồi vào bàn làm việc là cả ba mẹ con bật chế độ “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nếu không muốn hứng cơn thịnh nộ. Tôi biết anh đang tìm cách xả bực bội, chứ không phải do công việc căng thẳng. Ở nhà lâu ngày khiến anh “cuồng chân”, khó chịu trong người.
Đến buổi chiều ngày thứ tám, thấy chồng chuẩn bị áo quần để đi ra ngoài, tôi hốt hoảng hỏi: “Anh đi đâu giờ này”. Anh điềm nhiên trả lời: “Sếp gọi lên công ty có việc gấp”. Lý do như thế thì tôi chẳng nói gì được ngoài lời càm ràm: “Công ty gì lạ, đang thực hiện cách ly xã hội lại bắt đi làm”.
Tối hôm đó, anh về muộn, người có hơi men, tôi đoán chắc anh mới đến nhà bạn nhậu chứ không phải lên công ty. Biết là thế nhưng nói ra là anh cãi ngay còn bảo tôi không tin chồng.
Đến sáng hôm sau, anh xỏ giày chạy thể dục, tôi lại nhắc: “Anh không nghe khuyến cáo sao, tập ở nhà cũng được”. Anh cáu kỉnh bảo: “Ở nhà thì tập tành kiểu gì, chạy ra ngoài cho thoáng, chỉ cần đeo khẩu trang thôi”.
Nhắc nhở chồng ở nhà không được, tôi đành dùng biện pháp im lặng để “cô lập” anh. Ảnh minh hoạ
Các ngày tiếp theo, anh vẫn ung dung chạy thể dục như thế, mặc tôi liên tục phản đối. Cho đến khi anh bị lực lượng chức năng nhắc nhở, buộc phải về nhà, anh mới bỏ việc đi tập thể dục. Tôi nghĩ như vậy chồng sẽ chịu ở yên trong nhà.
Cách đây hai ngày, chồng không ăn sáng mà dắt xe đi từ sớm, tôi hỏi thì anh nhăn nhó: “Em cứ quan trọng hoá vấn đề, ngoài đường người ta đi ầm ầm có sao đâu. Bực cả mình”. Rồi anh phóng xe đi thẳng.
Tôi chán chường quá. Cái tính chủ quan như thấm vào máu anh, bất chấp mọi hoàn cảnh, kể cả lúc bệnh dịch thế này.
Từ ngày cả nhà làm “mặt lạnh”, chồng tôi có thay đổi, anh bớt càu nhàu và không tìm lý do ra ngoài nữa. Có lẽ, có những việc nói mãi nhắc mãi không được thì phải dùng biện pháp cứng rắn. Không biết chồng chịu ở yên trong nhà đến khi nào, nhưng ít nhất tôi đang tạm yên tâm…
Thu Quỳnh
Con kêu ca gì, mẹ đáp ứng đó
Không ít phụ huynh nhét vào ba lô của con đồ ăn cao cấp để ăn riêng hoặc yêu cầu gắn quạt riêng chỗ con ngồi...
Mấy ngày nay, học sinh của tôi liên tục share những bộ hình đối lập giữa các du học sinh ưa kêu ca và các thanh niên tình nguyện. Những tấm hình chụp ở cùng một khu cách ly tại TPHCM.
Đa số các em nêu cảm xúc giận dữ, cho rằng các du học sinh "không biết điều". Dù có thể khu cách ly được dọn gấp gáp để đổi công năng từ ký túc xá sinh viên sang điểm cách ly, nên không có chiếu, mền, thì việc gia đình gửi vào cho con là cần thiết. Nhưng đáng buồn ngoài những đồ dùng cơ bản, thức ăn nước uống theo nhu cầu cá nhân thì còn có tủ lạnh, thậm chí cả bia và những món đồ cồng kềnh khác.
Không ít gia đình gửi cả tủ lạnh vào khu cách ly cho con. Ảnh từ Internet
Một phụ huynh viết trên Facebook: "Con mình cũng đi cách ly, định không tiếp tế gì cả, nhưng đến khi con nhắn gửi vô cho con sim 3G, quạt và ổ điện, thì đành phải làm. Vì phòng sinh viên dọn đi chưa có chiếu, mền, quạt, suốt đêm con không ngủ được". Trước đó phụ huynh này từng phản đối đám đông phụ huynh trước cổng khu cách ly, vì nghĩ điều kiện ăn ở của các con giống những khu cách ly chỉn chu khác của quân đội.
Chia sẻ của chị được bạn bè thông cảm, vì tâm lý người làm cha làm mẹ bao giờ cũng vậy, luôn muốn con vui, khoẻ. Sẽ chẳng ai nỡ trách phụ huynh tiếp tế cho con vài thứ liên quan đến ăn ngủ mà lực lượng cách ly chưa chuẩn bị kịp. Nhưng muốn biến phòng cách ly thành nơi tiện nghi với tủ lạnh, bia... thì lại làm quá rồi.
Suốt những năm làm giáo viên chủ nhiệm, nhiều lần tôi chứng kiến phụ huynh chăm lo chiều chuộng con thái quá. Ví như lớp tổ chức đi dã ngoại, đồ ăn thức uống đã chuẩn bị đầy đủ cho tất cả các thành viên ăn chung. Nhưng không ít phụ huynh nhét vào ba lô của con đồ ăn cao cấp để ăn riêng, vì sợ con đói. Tôi không khuyến khích các em mang thức ăn riêng, vì việc ăn chung với lớp giúp tăng sự đoàn kết gắn bó, không phân biệt giàu nghèo...
Có phụ huynh còn đề nghị tự lắp một cái quạt ở chỗ ngồi của con ở trên lớp vì con đi học về toàn than thở: nóng quá, học không "vào". Tất nhiên yêu cầu đó không được đáp ứng, vì mọi học sinh đều bình đẳng khi đến trường. Đôi khi vì con kêu ca để né tránh chuyện học, phụ huynh lại nghĩ có thể khắc phục bằng cách đó.
Để chuyển đồ tiếp tế vào khu cách ly, lực lượng hậu cần phải căng sức làm việc giữa trời nắng. Ảnh từ Internet
Theo quan sát của tôi, những đứa con được ba mẹ chiều chuộng, đòi gì được nấy, thường cô đơn, rất khó hoà đồng với tập thể. Chưa kể vì được bảo bọc từ nhỏ nên khi lớn lên sẽ luôn ỷ lại thụ động, trông chờ vào người khác.
Có những thời điểm cha mẹ cần phải biết kiềm chế tình thương và bớt chăm sóc con để chúng có cơ hội trưởng thành, tập thích nghi với hoàn cảnh. Chứ chỉ cần cực khổ một chút, không thoải mái như ở nhà là than thở, cầu cứu ba mẹ, thì làm sao mà lớn.
Trở lại câu chuyện tiếp tế trong khu cách ly, tôi nghĩ phụ huynh nên động viên con hãy nhìn những tình nguyện viên đang phải nằm dưới đất để phục vụ mình, con sẽ thấy quý trọng những thứ đang có. Hãy giúp con hiểu để vui vẻ tận hưởng điều may mắn của mình, thay vì con phàn nàn, kêu ca gì, mẹ cũng vội vàng đáp ứng.
Lam Hà (Giáo viên THPT tại Quảng Trị)
Chị chồng nhất quyết đi du lịch mùa dịch Nhà chồng tôi có 4 anh em, đều sống gần nhà bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng trộm vía vẫn khoẻ mạnh nên chúng tôi đều gửi con nhờ ông bà trông giúp để yên tâm đi làm. Bố mẹ chồng thương con thương cháu nên chăm chút rất tỉ mỉ. Trong mùa dịch, chúng tôi cũng ý thức khi đi làm về...