Chồng lao ra thùng rác nhặt chiếc khoác cũ tôi vứt đi, khi thắc mắc thì anh rạch áo lộ “quỹ đen”
May hôm ấy chị lao công chưa lấy rác nếu không thì chắc vợ chồng tôi đã cãi nhau to hơn rồi.
Tôi đang có cảm giác mình là một người vợ tồi. Vợ chồng sống với nhau 3 năm, nhưng tôi đã thiếu sót trong việc quan tâm chồng. Khiến anh phải thiệt thòi so với những ông chồng khác.
Tôi sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn. Ngày bé, tôi không bao giờ được mặc một chiếc áo mới. Những bữa cơm chỉ lửng bụng vì nhà đông con, chẳng ai được ăn no. Chính vì vậy, khi bắt đầu kiếm ra tiền, tôi đã ý thức về việc tiết kiệm.
Mặc dù lương tháng của tôi nằm ở mức khá nhưng chưa bao giờ tôi dám hưởng thụ cho bản thân. Tôi không đi ăn quán, không đi xem phim. Khi mang thai, tôi xin đồ bầu của bạn bè để mặc, mua sắm cho con cũng tiết kiệm hết mức có thể. Chồng thấy vậy còn nói tôi quá hà tiện, khiến anh có cảm giác mình không thể lo nổi cho vợ.
Đối với chồng, tôi cũng nghiêm khắc trong vấn đề chi tiêu. Lương tháng của anh là 20 triệu. Cuối tháng lấy lương, anh sẽ đưa tôi 19 triệu. Còn một triệu, tôi để cho chồng chi tiêu bên ngoài. Bởi ngày nào anh cũng mang cơm trưa, nhà gần công ty nên chẳng cần đổ xăng thường xuyên.
Thấy chồng phải giấu vợ từng đồng, đột nhiên tôi có cảm giác mình là người có lỗi. (Ảnh minh họa)
Dù chồng tôi thường ca cẩm vì không có tiền, tôi vẫn tự tính toán và định liệu. Nhờ giỏi tiết kiệm mà lấy nhau được hai năm, vợ chồng tôi đã mua được một căn chung cư nhỏ. Đối với tôi, đó là một thành quả to lớn.
Thành ra tôi cứ nhẩm tính và nghĩ chỉ bấy nhiêu là đủ. Hôm vừa rồi trời bắt đầu nóng, tôi cất đồ mùa đông vào kho thì để ý thấy một chiếc áo khoác rất cũ. Nhìn có nhiều đường chỉ khâu, tôi nghĩ đã đến lúc thay nên mang ra bỏ sọt rác. Đến tối chồng tôi về nhà, không thấy chiếc áo treo trong tủ, anh hỏi thì tôi nói đã vứt rồi.
Như phản xạ, chồng tôi chạy vội ra sọt rác rồi bới tìm. May hôm ấy chị lao công chưa lấy rác, chồng tôi đã thấy chiếc áo và mang về. Sau đó chúng tôi có lớn tiếng. Tôi nghi ngờ chiếc áo ấy là do người yêu cũ của chồng tặng. Chồng tôi vì muốn chứng minh không phải nên đã rạch chiếc áo ra. Kết quả là bên trong có hơn 5 triệu, toàn tiền 100 nghìn mọi người ạ.
Thấy chồng phải giấu vợ từng đồng, đột nhiên tôi có cảm giác mình là người có lỗi. Nhưng tôi đem chuyện này kể với mẹ, mẹ tôi lại nói đàn ông ai cũng có quỹ đen. Đó không phải lỗi của tôi. Tôi có nên nới lỏng chi tiêu cho chồng không mọi người để tránh việc anh quen giấu giếm rồi sau này sẽ giấu luôn cả những việc lớn khác?
Video đang HOT
(mymy3…@gmail.com)
T.T.H.N
Màn phản công của cô vợ cam chịu và "vũng bùn" phụ nữ cần tránh trong hôn nhân
Lựa chọn ở nhà và trở thành người mẹ toàn thời gian, phụ nữ đôi khi tự đánh mất đi nhiều quyền trong cuộc hôn nhân của chính mình.
Trong cuộc sống hôn nhân, đôi khi có những bước ngoặt khiến người ta chẳng lường trước được. Tình cảm yêu đương qua những khó khăn của cuộc sống sẽ bị mài mòn theo thời gian.
"Anh nuôi em", "Em ở nhà anh nuôi" là những câu nói đầy sự cám dỗ của đàn ông dành cho phụ nữ. Nhưng chẳng phải khi nào, kết cục của những người tin vào câu chuyện đó đều tốt đẹp.
01
Phương lấy chồng được 6 năm. Chồng cô là một người kiếm ra tiền, rất yêu thương vợ. Sau khi cưới xong, cô có bầu luôn. Nghĩ đến khoản lương 6 triệu đồng một tháng mà vợ kiếm ra hàng tháng, Phong yêu cầu Phương nghỉ làm.
"Ở nhà anh nuôi", đó là lời anh nói khi đó. Thời gian ấy, số tiền Phong kiếm được đủ nuôi cả gia đình. Sinh con xong, hàng loạt công việc bù đầu khiến Phương nghĩ rằng phương án ở nhà trở thành bà nội trợ toàn thời gian của mình hết sức chính xác.
Thế nhưng, càng ngày Phong kiếm tiền càng khó khăn. Bé con hay ốm, mỗi lần vào viện đều vài triệu đồng ra đi. Tình hình kinh tế khó chống đỡ, Phong nghỉ việc, tính đường kinh doanh riêng. Đứa đầu 3 tuổi, Phương bầu em bé thứ hai.
Bước vào kinh doanh, Phong lại tỏ ra khá có duyên. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ đẻ, anh lại kiếm ra tiền. Kinh doanh ngày càng tốt, gia đình Phong - Phương lại càng sung túc hơn xưa.
Họ chuyển đến một ngôi nhà rộng rãi hơn. Đồ dùng trong nhà xịn hơn, con cái được đủ đầy hơn. Tất cả đều thay đổi. Phong cũng hoành tráng vì đủ thứ hàng hiệu đắp lên người. Chỉ có Phương vẫn cũ kỹ như xưa. Cô chẳng có gì thay đổi. Điều Phương giỏi nhất bây giờ chỉ là nuôi con. Tóc cô đã mấy năm không thèm làm, đồ mặc cũng lỗi mốt, chẳng phù hợp khi sánh bước bên Phong.
02
Phong dần dần càng thể hiện ra mặt mình quan trọng hơn vợ, mình làm ra tiền là kẻ mạnh nhất trong nhà. Anh không tiếc lời phàn nàn trước mặt vợ về đủ loại chuyện nghĩ ra khi bước vào ngôi nhà.
Chỉ cần về nhà hơi bừa bộn, bữa cơm không ngon miệng, anh sẽ cằn nhằn, bày tỏ sự không hài lòng gay gắt. Với Phong, người không làm ra tiền thì không có quyền lên tiếng. Và ở nhà anh, Phương chính là người chẳng được có tiếng nói gì cả.
Nếu Phương có lời nào phản bác, Phong sẽ đáp trả bằng việc cho rằng chuyện nhà, quét dọn, chăm hai đứa con chẳng có gì vất vả. Vợ chỉ có ở nhà, không phải đương đầu với đủ chuyện kinh doanh, Phong tự cho mình cái quyền coi những công việc cô làm là thấp kém.
Phụ thuộc kinh tế, Phương đánh mất đi cái nền tảng công bằng trong hôn nhân. Chẳng có việc lớn nào Phong bàn bạc với cô cả. Chuyện tiền nong, nhà cửa, xe cộ, cô hoàn toàn chẳng biết gì.
Phương nhận ra những sai lầm của bản thân khi xưa. Cô đã tính toán đến chuyện con lớn hơn một chút sẽ lại đi làm. Dù hàng tháng chỉ kiếm được vài triệu bạc, cô vẫn tự chủ hơn, cảm thấy bản thân được "sống" thật sự trong căn nhà này.
Một ngày nghỉ, Phong ở nhà, con lớn đi vệ sinh đòi rửa, đứa bé hơn 2 tuổi khóc vì dậy sớm không thấy mẹ, Phương nhờ chồng dỗ dành con hộ một tay. Bị cắt ngang giấc ngủ, anh lên tiếng mắng mỏ vợ với đủ loại từ ngữ đầy đau đớn trên đời.
Phong cho rằng Phương làm mẹ cũng không xong, làm vợ đã không trọn vẹn thì chỉ có vô dụng. Anh bảo cô không biết bên ngoài cuộc sống cực khổ thế nào, chồng mệt nhọc như thế cũng chẳng biết đường chăm sóc. Sẵn tức giận, anh ta nói sang chuyện cô hiện tại "bết" ra sao, người ngợm cũ kỹ.
Phương không nói gì hết, đứng dậy dỗ dành con xong thì cầm bút viết lên một mảnh giấy chi chít chữ. Đó đều là những đầu việc phải làm trong 1 ngày. Xong xuôi cô giao hai con cho chồng, về nhà mẹ đẻ.
Phong hoàn toàn ngỡ ngàng trước hành động này. Lúc đầu, anh ta rất tức giận và cho rằng vợ lại giở trò gì đó. Tất cả những việc được ghi trên giấy, anh ta chẳng làm được gì vì đơn giản chưa đụng đến bao giờ.
Chỉ vài tiếng, Phong toát mồ hôi hột vì con khóc, nhà cửa bừa bộn. Sữa uống có sẵn, cháo cho cả hai đã nấu sẵn nhưng để dỗ cả hai cùng ăn chẳng dễ dàng gì. Chưa kể nhà cửa bừa bộn, bát đũa chưa rửa, quần áo chưa giặt, tiếng leng keng đi đổ rác, giờ tắm cho con... Tất tần tật khiến anh ta khủng hoảng.
Đến lúc ấy, Phong mới nhận ra, vợ là "xương sống" của cuộc hôn nhân này. Cho dù anh có tiền, nhưng không có người vợ sắp xếp, thì ngôi nhà cũng chẳng thành tổ ấm được.
Anh vội vàng gọi bố mẹ sang trông nhà giúp rồi đến ông bà ngoại xin lỗi vợ, xin được đón vợ về nhà.
03
Câu chuyện của gia đình Phong - Phương có một cái kết tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt phụ nữ khác không được may mắn như Phương. Thời đại bây giờ, không nhiều người vợ lựa chọn chỉ ở nhà nội trợ bởi họ biết nó sẽ là một "vũng lầy" thật sự đối với bản thân họ.
Chưa kể đến chuyện người chồng có thể coi thường thế nào, bản thân họ không kiếm ra tiền cũng dễ đánh mất đi sự tự quyết. Hơn nữa, họ sẽ bị căn bếp, quanh quẩn việc dọn nhà, chợ búa, con cái... mài mòn đi sự tinh anh và tầm nhìn trong cuộc sống.
Việc nhà chưa bao giờ là gọn ghẽ, dễ làm nhưng mấy ai hiểu được cơ chứ. Nhiều đàn ông vẫn luôn có tư tưởng đó là chuyện "làm trong phút mốt" dù chưa bao giờ đụng tay.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà phụ nữ sắp lấy chồng đều được khuyên dù chỉ kiếm được vài triệu đồng cũng phải đi làm. Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong xó bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn.
Có không nhiều những ông chồng thấu hiểu được điều ấy. Bởi vậy, khi còn lựa chọn được, phụ nữ hãy tính đường đi thật sáng suốt cho mình. Đừng trở thành một "bà nội trợ" chuyên nghiệp trong hôn nhân.
An Thanh
Cách " Nộp Lương " độc nhất vô nhị trong mùa Covy của các ông chồng Việt Đưa lương cho vợ hay góp lương cùng chồng vốn dĩ là việc bình thường để chăm lo cho gia đình và duy trì cuộc sống chung. Thay vì đưa theo một cách thức nặng nề hay xem nó như nghĩa vụ, một số anh chồng đã biến nó thành món quà 'không mất thêm mà được nhiều hơn'. "Nộp" tiền lương theo...