Chồng lặn lội tìm đứa con riêng bị bỏ rơi từ 8 năm trước của… vợ
Năm thứ hai học đại học, chị mù quáng trao cái ngàn vàng của đời con gái cho gã người yêu bằng tuổi nhưng mang họ “Sở”. Ngày cái thai trong bụng to ra, chị bị gã hắt hủi, phải giấu diếm sinh con một mình.
Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc trung tâm công nghệ di truyền và phân tích ADN Hà Nội
Tám năm qua, chị vẫn day dứt nỗi đau của người mẹ bỏ con, nhưng cuộc đời chị may mắn gặp anh và được anh che chở. Anh đã tìm lại cho chị đứa con chị bỏ rơi 8 năm về trước.
Ám ảnh mối tình thời sinh viên với gã họ “Sở”
Trong những câu chuyện thấm đẫm tình người được bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Công nghệ di truyền và Phân tích AND Hà Nội kể lại (yêu cầu không công khai tên đầy đủ và địa chỉ cụ thể) câu chuyện về đôi vợ chồng anh Lê Thanh T và chị Bùi Thị H khiến chúng tôi thực sự cảm động. Giống như nhiều cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội nhập học, thiếu thốn tình cảm gia đình, chị Bùi Thị H ( Bắc Sơn, Hải Phòng) đã đem lòng yêu cậu bạn cùng lớp là Nguyễn Văn Đ (nhà ở phố Vọng, Hà Nội).
Tưởng rằng mối tình sinh viên sau khi ra trường sẽ tiến đến hồi kết là lễ ăn hỏi để nên duyên vợ chồng, nhưng mối tình ấy nhanh chóng chết yểu khi H mang thai. Lúc H có bầu cũng là lúc gia đình T chạy cho cậu một suất du học ở Đức. Mang tin mình có thai đến báo cho người yêu, H nhận được cái lắc đầu cùng một triệu đồng và câu nói lạnh nhạt: “Em phải biết làm thế nào để tự tránh thai chứ. Giờ có thai rồi lại vác bụng đến đây là sao. Thôi em tự đi phá thai đi”.
Chị H và con gái chung với anh T
Chết lặng trước thái độ lạnh nhạt của người yêu, lại biết tin người yêu sắp đi du học nên H hoang mang vô cùng. Cũng may là H mang thai vào mùa đông nên dù cái thai ngày càng lớn nhưng những người xung quanh không phát hiện. H cũng giấu nhẹm chuyện mang thai với bố mẹ ở quê.
Không nỡ dứt bỏ đứa con đã thành hình trong bụng, vừa thi hết học kỳ năm đó, H vào nhà hộ sinh B để sinh em bé. Chị giấu tên thật của mình, lấy tên là Th. Đứa trẻ sinh ra nặng 3kg. H tự nhủ, mình không được nhìn con, không được cho con bú, không được có hành động nào quyến luyến con, dù chị đang đau từng khúc ruột. Trong đêm đầu tiên, khi nằm cạnh con và nghe bé thở nhẹ nhàng, H đã nghĩ đến chuyện đưa con về nhà nuôi.
Nhưng nghĩ đến chuyện bản thân đang là sinh viên, vẫn sống dựa vào tiền chu cấp của bố mẹ nên H nén lại tất cả. Vừa lo mẹ cha đã quá vất vả, lại vừa sợ bạn bè người thân chê cười, nên trong đêm trời giá rét, H đã bồng bột bỏ trốn khỏi nhà hộ sinh. Trước khi đi, H để lại một lá thư nhờ các bác sĩ trong nhà hộ sinh gửi bé làm con nuôi.
Giây phút xa con, H đau đớn hôn lên má con với niềm hi vọng đứa trẻ sẽ nhận được một mái ấm tốt hơn khi ở với mẹ.Thời gian thấm thoát thoi đưa, cũng tới ngày H ra trường và bắt đầu tự lập cho cuộc sống của mình. H kết hôn với anh Lê Thanh T – người đàn ông hơn chị 5 tuổi, là một kiến trúc sư và đã có công ty riêng. Hạnh phúc tưởng như tràn trề khi H có thai, nhưng chị lại hồi tưởng về những ngày đen tối của thời sinh viên ấy.
Từ hôm đó, nỗi nhớ con vốn vẫn quay quắt lại khiến chị quặn thắt. Nhiều đêm nằm cạnh chồng, H lại giật mình thảng thốt gọi con rồi khóc lóc. Anh T lúc đó cũng chỉ biết tình yêu sinh viên đã khiến vợ đau khổ nhiều, nhưng cũng không ngờ chuyện trước khi có con với anh, H đã từng làm mẹ.
Mỗi lần đi qua nơi mình đã bỏ rơi con, H lại trào nước mắt và chạy đi thật nhanh. Những cảm giác tội lỗi trong quá khứ cứ ùa về trong cô. Cuối cùng, không thể dối lòng mình và cũng không thể giấu giếm được mãi, H đã kể mọi chuyện với chồng. Cứ nghĩ mình sẽ nhận được cái tát trời giáng trong đêm đó, nhưng dường như trước đó anh T đã lờ mờ hiểu ra chuyện gì, nên khi thấy H khóc òa như một đứa trẻ, kể lại nỗi đau trong quá khứ, anh im lặng một lúc rồi ôm vợ vào lòng dỗ dành.
Anh không giận mà thương H nhiều hơn. Anh hứa sẽ cùng vợ tìm lại đứa con bỏ rơi 8 năm về trước.
Video đang HOT
Hạnh phúc bên người chồng vị tha
Cái đêm H quyết định nói hết sự thật với chồng cũng là thời khắc chị thấy hạnh phúc nhất cuộc đời. Tuy đau đớn nhưng chị hiểu rằng đã có anh bên cạnh và chia sẻ với chị mọi điều trong quá khứ.
Nghe chồng nói sẽ cùng mình tìm lại con, H như mở được tấm lòng. Từ khi lặp lại cảm giác được làm mẹ, mỗi khi đi làm về, chị lại ghé qua nhà hộ sinh B để tìm kiếm thông tin về đứa con, nhưng mọi thứ dường như vẫn mờ mịt. Mỗi lần chăm chút cho đứa con thứ hai, chị lại sụt sùi vì nhớ thương cho đứa trẻ năm nào. Chị không biết con mình giờ ra sao và đang ở đâu.Một hôm, H đến nhà hộ sinh B và thấy chồng đi từ trong nhà hộ sinh ra.
Chị hoài nghi: “Phải chăng lại gặp một gã Sở Khanh nữa? Đàn ông vào nhà hộ sinh thì chỉ có dẫn người yêu đi phá thai hoặc thăm bà đẻ. Nhất là, bộ dạng lén lút của anh T thì rất đáng nghi”. Khi chị vào phòng hành chính, cô nhân viên nở nụ cười tươi và nói: “Chúc mừng chị, đã tìm thấy địa chỉ cháu bé con chị đang ở. Địa chỉ đây, chị cầm đi”. Mắt H nhòa đi, chị không tin vào sự thật.
Con gái chị đang ở trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi cách nhà chị chỉ 30 km. Điều làm chị ngỡ ngàng hơn là người tìm ra đứa trẻ chính là người đàn ông vừa đi ra từ nhà hộ sinh – chồng chị. Cầm địa chỉ trên tay, nước mắt chị lăn dài, chị đã hiểu lầm anh. Chị chạy thẳng xe về nhà gặp chồng.Hóa ra, từ ngày chị H ở cữ, anh T đã âm thầm đi tìm con gái cho vợ. T thường đến nơi H đã sinh con và hỏi cặn kẽ về những ca sinh trong tháng cùng với H.
Anh hỏi về những đứa trẻ bị bỏ lại ở nhà hộ sinh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không có sản phụ nào tên là H. Tháng đó, theo sổ sách ghi lại có ba ca xin bệnh viện giới thiệu cho làm con nuôi và không ai có tên giống vợ anh. Điều ấy khiến việc tìm kiếm càng khó hơn.
Anh T xin lại 3 địa chỉ của cả 3 đứa trẻ để đi thăm chúng. Anh lần lượt đến các địa chỉ được cung cấp. Tại một trại trẻ mồ côi nằm ở ngoại thành Hà Nội, anh gặp một đứa trẻ được giới thiệu là từ nhà hộ sinh chuyển đến. Nhìn đứa trẻ có tên Đông (vì sinh vào mùa đông), anh thấy rất gần gũi.
Đứa trẻ cũng có nét giống với H. Anh liền lấy mẫu tóc của cháu và mang về nhà. Ngay hôm sau, anh mang mẫu tóc của H và đứa trẻ đến một trung tâm xét nghiệm AND. Một tuần sau, kết quả họ là mẹ con ruột. Anh T mừng như muốn khóc. Tim anh đập mạnh như chưa bao giờ hồi hộp đến vậy. Là máu mủ ruột già, anh muốn báo cho vợ để chị mừng, nhưng sợ chị buồn nên anh mang địa chỉ đến nhà hộ sinh, nếu vợ anh đến tìm, thì nhờ họ chuyển thông tin tới chị.
Nghe hành trình tìm lại con của chồng, chị H bật khóc. Ngay hôm sau, anh chị lên trại trẻ mồ côi đón con gái về. Anh chị được khuyến cáo nên xét nghiệm lại ADN và lần này họ đưa con đến Trung tâm công nghệ di truyền và phân tích AND Hà Nội. Ngày đến nhận kết quả, cả gia đình đều hồi hộp chờ đón điều hạnh phúc. Khi Giám đốc trung tâm mang bảng kết quả ra đọc cho cả nhà nghe, H và chồng ôm chặt con rồi khóc.
Đứa con H tìm kiếm bao năm nay đã trở về với chị. Kể lại chuyện, chị H lại bật khóc như đứa trẻ: “Cuộc đời tôi như vậy là quá hạnh phúc rồi. Tôi không nghĩ mình lại có diễm phúc gặp được người như anh. Nếu không có anh, cuộc sống của tôi chắc sẽ mãi như dưới địa ngục”.
Nhìn gia đình chị H vỡ òa trong hạnh phúc, bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm công nghệ di truyền và phân tích AND Hà Nội xúc động: “Cuộc sống quả là có phép màu nhiệm. Người với người sống để yêu nhau, tôi đã thấy được điều này rõ ràng nhất qua câu chuyện gia đình anh T – chị H.
Chứng kiến rất nhiều mảnh đời xoay quanh câu chuyện ADN, nhưng chưa khi nào tôi gặp một câu chuyện nhân văn như thế. Mong cho gia đình anh chị sẽ mãi hạnh phúc”.Cái Tết vừa qua, trong một con ngõ nhỏ tại đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội, gia đình anh T có thêm thành viên mới.
Câu chuyện quá khứ của H chỉ có hai vợ chồng biết. Vợ chồng anh nói với họ hàng là nhận con nuôi để tránh sứt mẻ tình cảm gia đình, nhưng trong thâm tâm anh coi đứa bé là khúc ruột già. Anh T vẫn yêu thương vợ và hai con mà không hề có sự phân biệt nào khác. Cuộc sống đúng là có nhiều phép màu nhiệm mà phép màu nhiệm nhất chính là bắt nguồn từ lòng vị tha của con người.
Theo Nguyễn Phương
Lao động
Mùng 2 Tết: Theo chân Bộ trưởng Xây dựng thị sát công trường nhà Quốc hội
Phòng họp trung tâm của tòa nhà Quốc hội mới đã định hình. Hệ thống khung, cột đang được ốp đá. Những khung kính khổ lớn nhìn ra quảng trường Ba Đình bắt đầu được "treo" lên. Không khí làm việc vẫn khẩn trương tại công trường thi công nhà Quốc hội những ngày Tết...
Ngày 1/2/2014, tức mùng 2 Tết Giáp Ngọ, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có chuyến thăm, kiểm tra công trình nhà Quốc hội.
Đến nay công trình đã thi công xong phần kết cấu bê tông cốt thép (khoảng 92.327 m3 bêtông, 16.180 tấn thép), kết cấu thép mái (khoảng 676 tấn), xây tường (khoảng 6.000 m3), trát tường. Công trình đang bước vào các công đoạn hoàn thiện, lắp đặt nội, ngoại thất.
Công trình Nhà Quốc hội đang bước vào giai đoạn thi công hoàn thiện
Theo ông Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), thời gian vừa qua các nhà thầu tập trung thi công các hệ thống kỹ thuật cơ điện của công trình, cơ bản đáp ứng được tiến độ chung. Các hạng mục thi công đều đã đạt từ 85 đến 95% tiến độ.
1.200 công nhân vẫn làm việc đến hết 28 tháng Chạp. 30 Tết vẫn có hơn 400 công nhân làm việc. Và từ ngày mai (mùng 3 Tết), toàn bộ các đội thợ cơ bản trở lại công trường.
Trên công trường các nhà thầu đang khẩn trương triển khai thi công kéo dải dây, cáp điện, dây điều khiển cho các hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy, hệ thống điện nhẹ...
Đợt nghỉ Tết, ông Thành cho biết, công trình vẫn thi công liên tục, duy trì khoảng 1.200 công nhân đến hết 28 tháng Chạp. 30 Tết vẫn có hơn 400 công nhân làm việc, mùng 1, mùng 2 Tết duy trì 120 người và từ ngày mai (mùng 3 Tết), toàn bộ các đội thợ cơ bản trở lại công trường.
"Các đơn vị thi công đều nỗ lực làm việc với tinh thần cao nhất để đảm bảo tiến độ hoàn thành, bàn giao công trình vào tháng 8 năm nay như kế hoạch đề ra" - ông Thành khẳng định.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng làm việc với các nhà thầu BQLDA sau khi kiểm tra việc thi công công trình
Kiểm tra từng nhóm thợ thi công gói thầu hoàn thiện đá ốp lát, lắp dựng khung theo đỡ kính mái, lắp đặt khung nhôm kính, thi công điện nước và hệ thống kỹ thuật, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá, công trình được thi công đúng thiết kế, cơ bản đám ứng kế hoạch. "Dù ngay trong Tết, tại công trường vẫn chứng kiến được không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương của đội nghĩ công nhân lao động, kỹ sư, lãnh đạo BQLDA" - Bộ trưởng ghi nhận nỗ lực của từng cá nhân tại công trình đặc biệt quan trọng này.
Người đứng đầu ngành xây dựng nhắc ý nghĩa của Nhà Quốc hội - nơi làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, nơi thể hiện diện mạo của Quốc gia, đồng thời là một công trình lớn, rất phức tạp về kỹ thuật, thiết bị... Bộ trưởng dẫn chứng, riêng hệ thống đường dây điện của tòa nhà đã dài tới hơn 1.000 km, đường dây cáp kết nội mạng LAN trong tòa nhà cũng tới 360 km (hiện mới hoàn thành khoảng 150 km, mỗi ngày chạy được 8 km đường dây), 84 phòng họp lớn nhỏ...
"Công trình không khác gì một nhà máy, nhiều công đoạn thi công còn phức tạp hơn. Mức độ to lớn của công trình có thể không như những nhà máy thủy điện, những cây cầu lớn nhưng mức độ phức tạp thậm chí hơn rất nhiều lần" - Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình.
Ông Dũng nhắc mỗi nhà thầu tham gia xây dựng Nhà Quốc hội phải coi đây một công việc trọng tâm của đơn vị mình, kết quả công việc sẽ thể hiện uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp cũng như của cả ngành xây dựng. Người đứng đầu ngành chỉ đạo các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công thời gian tới phải tập trung, quyết liệt, nếu vi phạm trong quá trình làm việc phải yêu cầu xử lý, thay thế ngay, không để tư tưởng xuê xoa, dễ dãi trong công việc ở công trình đặc biệt quan trọng này.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi được tại Nhà Quốc hội sáng mùng 2 Tết:
Mặt phía nhìn ra đường Bắc Sơn, vườn hồng, tượng đài Độc Lập của tòa nhà
Mặt chính Nhà Quốc hội với phần hiên, mái che, Quốc huy, biểu tượng chim hạc trang trí đã được lắp đặt
Hướng nhìn ra quảng trường Ba Đình của tòa nhà được lắp đặt khung kính đầu tiên
Mặt nhìn ra Hoàng thành Thăng Long
Thiết kế bàn, ghế tại phòng họp chính của Nhà Quốc hội
Các công nhân "treo" đá ốp cột, xà của công trình
Phòng họp chính thiết kế hình tròn ở trung tâm tòa nhà từ các góc nhìn khác nhau
Toàn bộ đường Bắc Sơn hướng tới tượng đài liệt sỹ Độc lập có hệ thống công trình ngầm phía dưới. Vườn hồng sẽ được phục hồi khi công trình hoàn thành.
Theo Dantri
GS Văn Như Cương: Nói dối là... bệnh xã hội "Giáo dục của chúng ta có vấn đề, nhưng phải đánh giá ở góc độ toàn bộ xã hội, xuất phát từ đâu ra bệnh này, phải giải quyết ra sao, đó là việc chúng ta cần giải quyết ngay thời điểm này" - GS Văn Như Cương nói về việc nguồn gốc của việc nói dối. Ngày 22/1, Bộ VH-TT&DL đã tổ...