Chồng làm cò đất mắc bệnh ‘nổ’
Em đi làm, lương viên chức, dạy thêm chút ít ở nhà, vừa vặn lo tiền chợ cho gia đình. Anh làm thì lúc được lúc mất, tiền bạc thực sự không có bao nhiêu, nhưng nói chuyện toàn tỷ này, chục tỷ nọ, trăm cây kia…
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em năm nay 36 tuổi, đã lập gia đình, hai con đều đang đi học. Chồng em làm môi giới nhà đất, em thì đi dạy, cuộc sống cũng tạm ổn. Em không chê chồng điều gì, chỉ buồn chuyện anh rất hay “nổ”, dù ngày trước anh không vậy. Em cứ nghĩ, hay tại nghề “cò đất” này khiến anh sinh tật nói dóc, ưa gây ấn tượng với người khác.
Ảnh minh họa
Em đi làm, lương viên chức, dạy thêm chút ít ở nhà, vừa vặn lo tiền chợ cho gia đình. Anh làm thì lúc được lúc mất, tiền bạc thực sự không có bao nhiêu, nhưng nói chuyện toàn tỷ này, chục tỷ nọ, trăm cây kia. Tiền là tiền của người ta, mua bán với nhau, chứ nào phải tiền mình. Anh cứ nói, tuần trước mới bán miếng đất năm tỷ mấy, rồi chuyện ông bà nào đó mới mua căn nhà mấy tỷ, giờ bán lời mấy tỷ.
Mỗi lần em hỏi tiền chồng, cho con đi học thêm, anh đưa được vài trăm ngàn, hiếm khi được triệu bạc, vậy mà anh cứ ôm hoài bệnh “nổ” và mơ chuyện trúng miếng này miếng nọ. Em sợ lâu dài, chồng em sẽ thành tấm gương xấu cho con.
Thu Nhân (TP.HCM)
Video đang HOT
Em Thu Nhân thân mến,
Tác động giữa công việc – tính cách con người là chuyện phổ biến. Người tính cách nào chọn nghề theo tính ấy và ngược lại. Cái tính “nổ”, khoe khoang, hầu như ai cũng có, nhưng người ta đều có ý thức kiểm soát, bớt huênh hoang, khoác lác. Trong trường hợp chồng em, nghề nghiệp là điều kiện tốt khiến bệnh tiềm ẩn bộc lộ mạnh mẽ. Cần phải chữa thôi em ạ! Để lâu, không những ảnh hưởng xấu đến con, mà còn lây lan qua những chuyện khác. Thử tưởng tượng, anh không chỉ “nổ” về đất, về nhà của thiên hạ, mà “nổ” dẫn đến chuyện vay trả, nợ nần thì mang họa vào thân, gia đình cũng sẽ chịu chung hậu quả.
Em nên góp ý với chồng. Chuyện làm ăn, đâu cần phải nói trước mặt trẻ con. Con mình đang cần cố gắng học, nghe hoài những chuyện kiếm tiền quá dễ, con còn động lực để ráng học nữa không? Những tấm gương thành công là tốt, nhưng việc đầu cơ mua bán, đẩy giá, dìm giá… nào phải gương thành công, huống hồ đây còn chưa chắc là chuyện thật. Em cứ nói chuyện từ từ, quan trọng là đừng chỉ trích, đừng nói anh “nổ”, anh bịa, kẻo chồng nổi tự ái thì hư việc.
Chuyện quan trọng tiếp theo là cân đối chi tiêu gia đình. Người càng ít nhận thức về trách nhiệm thực của mình, ít cảm giác về gánh nặng áo cơm thì khả năng “nổ” càng lớn. Em đừng nghĩ mình tạm lo được chi phí là ổn. Em phải thẳng thắn hỏi tiền chồng, có con số, có thời hạn cụ thể.
Em hãy thử tính cho chồng thấy, một tháng chi phí trong nhà là bao nhiêu, em đóng góp bao nhiêu, anh phải đóng góp bao nhiêu. Khoản nào ăn uống, xe cộ, con cái, khoản nào chi bất thường (ốm đau, giỗ tiệc…), khoản nào để dành cho những việc lớn hơn. Tất cả đều phải tính và phải nhắc chồng đóng góp vào ngân sách gia đình. Những chuyện như vậy sẽ giúp chồng em thực tế hơn, bớt huênh hoang và quan trọng hơn là biết chia sẻ với gia đình. Chúc em thành công trong vụ “dạy chồng” này.
Hạnh Dung
Theo phunuonlie.com.vn
Cặm cụi kiếm tiền cho chồng đi học Thạc sĩ, ai ngờ tôi bị anh 'dội một gáo nước lạnh' vào ngày nhận bằng
Nghe những lời nói của chồng mà nước mắt tôi cứ thế tuôn ra, bất chấp cả chuyện nhà đang có khách.
Vừa tốt nghiệp đại học xong thì tôi đã lấy chồng. Mới ngoài 20 tuổi, tôi cũng tiếc nuối nhiều thứ lắm nhưng gia đình 2 bên giục giã, hơn nữa chồng lại hơn tôi tận 7 tuổi nên đành chấp nhận kết hôn.
Vốn định kế hoạch khoảng 2 năm để xin việc và đi làm nhưng ai ngờ cưới xong được 2 tháng thì tôi có bầu. Vì chuyện này mà tôi phải thay đổi dự định tương lai, quyết định ở nhà chứ không đi làm nữa. Nhà chồng tôi không lấy gì làm giàu có nhưng may mắn là gia đình tôi lại có truyền thống kinh doanh, buôn bán phát đạt nên tôi về bên ngoại để làm cùng.
Nhờ vốn đầu tư từ bên ngoại, lại thừa hưởng máu kinh doanh từ bố mẹ nên chuyện làm ăn của tôi khá thuận lợi. Ban đầu tôi chỉ làm ké cùng bố mẹ nhưng chỉ chưa đầy 1 năm sau tôi đã tự mở cửa hàng của riêng mình.
Nói không phải tự hào nhưng từ ngày tôi về làm dâu, cuộc sống của gia đình chồng tôi thay đổi hẳn. Không chỉ bỏ hơn 1 nửa tiền để làm nhà mới, tôi còn sắm sửa trang thiết bị, chuyện chi tiêu hàng ngày cũng thoải mái hơn rất nhiều.
(Ảnh minh họa)
Thỉnh thoảng dọn nhà, nhìn tấm bằng đại học của mình, tôi cũng có chút tiếc nuối. Nhưng tôi lại tặc lưỡi nghĩ: "Thôi thì nghề nào cũng được, miễn bản thân sống tốt và kinh tế ổn định và lo cho con cái là được!" nên thôi.
Trong khi đó chồng tôi, nhờ có vợ quán xuyến nhà cửa và kinh tế nên anh chỉ cần đi làm bình thường là đủ. Tuy nhiên, khi chúng tôi kết hôn được 3 năm thì anh bảo muốn đi học Thạc sĩ để dễ bề phát triển. Nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng hợp lý nên tôi quyết định sẽ hỗ trợ chồng nhiều nhất có thể, trở thành hậu phương vững chắc cho anh đi học.
2 năm trời đằng đẵng sau đó, anh đi học nên tôi không nhận được 1 đồng lương nào từ chồng mà hàng tháng còn phải gửi thêm cho anh. Trong khi đó mọi công to việc nhỏ trong nhà đều do một tay tôi lo liệu. Cuối cùng đến tuần trước, anh cũng nhận được tấm bằng Thạc sĩ trong sự chúc mừng của cả gia đình, dòng họ.
Hôm đó, gia đình tôi còn làm mấy mâm cơm mời họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp tới chung vui. Với niềm tự hào rằng mình góp phần không nhỏ vào thành công của chồng hôm nay nên tôi đã rất vui. Nhưng niềm vui đó bị dập tắt trong nháy mắt chỉ bằng 1 câu nói của chồng tôi.
(Ảnh minh họa)
Sau bữa cơm, khách khứa ngồi uống nước còn tôi và mẹ chồng lại quay sang dọn dẹp bát đĩa dưới bếp. Xong xuôi, tôi đi lên nhà, chưa kịp bước vào phòng khách thì nghe thấy một người bạn của chồng hỏi:
- À. Từ nãy mải nói chuyện mà quên hỏi mất, chị nhà anh làm gì nhỉ?
- Dân buôn thôi em. Cô ấy cũng học đại học xong đấy nhưng lấy chồng rồi sinh con luôn nên ở nhà đi buôn thôi. Nhiều khi thấy vợ mọi người giỏi giang, xinh đẹp, đi làm quần áo là lượt tôi cũng ghen tị lắm. Trong khi đó vợ mình thì quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù, cả ngày chỉ lẩm bẩm tính tiền hàng thôi. Nhưng mà biết làm sao được, mỗi người một số một phận. Ông trời se duyên như thế nào thì mình phải chấp nhận thế ấy thôi.
Thế mà lúc nãy tôi đã chờ đợi để nghe những lời khen ngợi của chồng, chờ đợi anh tự hào giới thiệu vợ anh giỏi như thế nào. Nhưng bây giờ nước mắt cứ thế tuôn ra, bất chấp nhà đang có khách. Một vài người tỏ vẻ ái ngại nên chồng tôi quay ra sượng sùng khi biết tôi đã nghe thấy cả.
Chẳng thiết tha gì nữa nên tôi bỏ vào phòng nằm, trong lòng chỉ cảm thấy trống rỗng và đau đớn. Hôm đó tôi báo với mẹ chồng về ngoại mấy ngày để suy nghĩ lại mọi chuyện. Không phải tôi giận dỗi hay có ý định ly hôn mà chỉ là tôi nghĩ về việc phải sống khác đi như thế nào. Có thể với người khác đó chỉ là một câu nói, nhưng với những gì đã hi sinh cho chồng thì tôi không thể nào chấp nhận được. Từ bây giờ tôi sẽ phải sống vì mình thôi.
Theo docbao.vn
Nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ bạn đừng dại mắc phải những sai lầm liên quan đến tiền bạc này Dưới đây là 7 sai lầm về tiền bạc bạn cần tránh. Không hiểu thói quen chi tiêu của đối phương Nhiều cặp vợ chồng cãi nhau vì không hiểu thói quen chi tiêu của nhau. Mặc dù một trong hai người có thể phung phí toàn bộ tiền lương trong vài ngày và sau đó phụ thuộc vào thẻ tín dụng, người...