Chống lại thần chết
Cuộc chiến chống lại 3 căn bệnh gây chết người hàng đầu trên thế giới AIDS, lao và sốt rét có thêm tiến triển mới đáng khích lệ khi Quỹ Toàn cầu chống 3 căn bệnh này quyết định viện trợ hàng trăm triệu USD trong thời gian tới.
Biểu tình kêu gọi các nước giàu tăng viện trợ để chống lại bệnh AIDS trên thế giới
Quỹ Toàn cầu chống bệnh AIDS, lao và sốt rét ngày 28-8 thông báo, Ban lãnh đạo quỹ đã thông qua 45 khoản viện trợ trong 2 năm tới với số tiền 419,2 triệu USD chi phí cho các chương trình phòng và chữa bệnh, cùng với các dịch vụ chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi 3 căn bệnh chết người này. Tổng Giám đốc quỹ Gabriel Jaramillo cho biết, với khoản tiền này, Quỹ bảo đảm tiếp tục các dịch vụ phòng và chữa trị cho các bệnh nhân mắc 3 căn bệnh trên khắp thế giới.
Quỹ Toàn cầu, một tổ chức tài chính quốc tế và quan hệ đối tác tư nhân-công cộng, được thành lập năm 2002 để tăng cường các nguồn tài chính chống lại 3 căn bệnh lây lan nhất thế giới và chuyển các nguồn tài chính đó đến các khu vực có nhu cầu lớn nhất. Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã cung cấp 22,9 tỷ USD cho hơn 1.000 chương trình ở 151 nước và giúp các chương trình bảo đảm việc điều trị bệnh AIDS cho 3,6 triệu người, điều trị chống lao cho 9,3 triệu người và cung cấp 270 triệu chiếc màn chống muỗi phòng bệnh sốt rét.
Các khoản viện trợ mới của Quỹ Toàn cầu chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc kiềm chế và đẩy lùi bệnh AIDS, lao và sốt rét vốn là những căn bệnh đang gây chết người nhiều nhất thế giới hiện nay, nhất là ở các nước đang phát triển, nước nghèo. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại 3 căn bệnh này cũng như những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nói chung.
Trong đó, đáng kể nhất là cuộc chiến chống lại “căn bệnh thế kỷ” HIV/AIDS đã cướp đi mạng sống của ít nhất 25 triệu người từ khi phát hiện đầu những năm 1980 và hiện có hơn 34 triệu người bệnh. Chương trình chung của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) đang kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp ngân sách 22-24 tỷ USD mỗi năm để thực hiện mục tiêu loại trừ các ca nhiễm HIV mới ở trẻ em và điều trị cho 15 triệu người bệnh HIV/AIDS trên thế giới.
Video đang HOT
Nhờ nỗ lực sau nhiều năm, thế giới đã giảm đáng kể số bệnh nhân lao, từ mức kỷ lục hơn 9 triệu người năm 2005 xuống 8,8 triệu người năm 2011, số người tử vong từ 1,8 triệu người xuống dưới 1,5 triệu người mỗi năm. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Chan cho rằng, thế giới cần đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm để duy trì những thành quả đạt được trong việc chống lại bệnh lao nếu không muốn căn bệnh này lại trở thành “sát thủ thầm lặng”.
Tương tự, “căn bệnh của đói nghèo” sốt rét cũng đã giảm mạnh số người tử vong từ hơn 780 nghìn người năm 2009 xuống khoảng 650 nghìn người hiện nay. Để đạt được mục tiêu không có người tử vong vì bệnh sốt rét năm 2015, Tổng Thư ký LHQ về sốt rét Ray Chambers cho biết, cộng đồng quốc tế cần đầu tư thêm 3,2 tỷ USD nữa sau khi đã đóng góp tổng cộng 6 tỷ USD vào các quỹ chống sốt rét trên toàn cầu trong 6 năm qua.
Theo ANTD
Cảnh báo: 1/3 thuốc sốt rét là giả
Các dữ liệu đưa ra cho thấy, 1/3 loại thuốc sốt rét được sử dụng trên khắp thế giới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh là giả mạo.
Một số loài muỗi ở Thái Lan và Việt Nam đã lây lan thành một chủng sốt rét kháng thuốc
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.500 mẫu của 7 loại thuốc sốt rét từ bảy quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và đưa ra kết luận rằng chính những viên thuốc kém chất lượng và giả đang gây ra tình trạng kháng thuốc và thất bại trong việc điều trị căn bệnh này.
Dữ liệu từ 21 quốc gia ởkhu vực Châu Phi cận Sahara bao gồm hơn 2.500 mẫu thuốc cũng cho thấy kết quả tương tự.
Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu vềcác bệnh truyền nhiễm của tạp chí Lancet chính là "lời cảnh tỉnh" cho các giới chức y tế thế giới.
Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Quốc tế Fogarty tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, người đã tiến hành nghiên cứu trên cho hay, thực tế có thể tồi tệ hơn nhiều sơ với những con số được đưa ra.
"Hầu hết các trường hợp có thểkhông được báo cáo hoặc báo cáo không đúng hoặc được giữ bí mật bởi các công ty dược phẩm", các nhà nghiên cứu cho biết.
Không có bất kỳ các cuộc nghiên cứu lớn nào được tiến hành ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nơi sinh sống của khoảng 1/3 dân số thế giới và cũng là "nguồn gốc có thể" của nhiều loại thuốc giả cũng như là các loại thuốc chống sốt rét chính cống.
Trưởng nhóm nghiên cứu Gaurvika Nayyar nhấn mạnh rằng 3,3 tỷ người đang có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đây cũng là loại bệnhphổ biến ở 106 quốc gia trên thế giới. Có khoảng 655.000 đến 1,2 triệu người bị chết mỗi năm do nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh cũng như tử vong có thể tránh được nếu thuốc có sẵn đạt hiệu quả, chất lượng cao vàsử dụng đúng cách.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng hiện tại cơ sở vật chất không đủ để có thể giám sát chất lượng của thuốc chống sốt rét. Đồng thời, việc giám sát quản lý sản xuất vẫn còn thiếu, hình thức trừng phạt cho những kẻ làm hàng giả vẫn còn thiếu và chưa quyết liệt.
Mặc dù vậy, một điều đáng mừng là tỷ lệ tử vong trên thếgiới do sốt rét cũng giảm hơn 25% kể từ năm 2000,và giảm 33% ở khu vực Châu Phi.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thếgiới nói rằng duy trì mức độ hiện tại của cả quá trình sẽ không đủ để đáp ứng mục tiêu toàn cầu về kiểm soát bệnh sốt rét. Hiện tại, WHO đang kêu gọi đầu tư để đổi mới trong việc chẩn đoán, chữa trị và giám sát căn bệnh truyền nhiễm này.
Quách Vinh
Theo Dân trí
Người chăm sóc trái tim của cả nhà Phụ nữ là người phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất cho bản thân và người nhà vì chính ho quyết định bữa ăn gia đình. Thu Vân đươc xem la mâu phu nư lý tưởng: giao thiêp kheo, day con ngoan va đăc biêt la tay nghê nâu ăn đăng câp nha hang. Ở nhà cô, cac mon hấp dẫn như ga...