Chống lại bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn bắp cải
Một nghiên cứu mới cho rằng ăn các loại rau họ cải có thể ngăn ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology cho thấy trong các loại rau họ cải như cải bắp, cải xoăn, súp lơ,… có chứa một hợp chất tự nhiên gọi là indole, có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, theo The Healthsite.
Bắp cải có thể ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh: Internet
Nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của nồng độ indole đối với người, động vật và các tế bào riêng lẻ, giúp xác định tác dụng của indole đối với viêm gan và lợi ích tiềm năng của nó đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của indole đối với 137 người Trung Quốc bị gan nhiễm mỡ. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn sẽ có nồng độ indole trong máu thấp hơn.
Ngoài ra, nhằm xác định thêm tác động của indole, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình động vật được cho ăn chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất béo để mô phỏng tác động của bệnh gan nhiễm mỡ. Nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu làm thế nào indole ảnh hưởng đến từng tế bào.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy indole có thể làm giảm lượng chất béo trong tế bào gan, bên cạnh đó chúng còn tác động lên các tế bào trong ruột làm giảm các bệnh viêm. Những thực phẩm tự nhiên có nhiều indole hay thực phẩm chức năng có chứa indole có thể sẽ trở thành một phương pháp bổ sung trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ trong thời gian tới, theo The Healthsite.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Khỏe đẹp nhờ... Kim chi "xứ Hàn"
Kim chi là một trong những món dưa muối truyền thống phổ biến nhất của Hàn Quốc. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo và cải bắp) và ớt, có vị chua cay.
Phụ nữ Hàn Quốc làm món Kimchi. Ảnh: THX/TTXVN
Kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn và là một thành phần trong nhiều món ăn khác của người Hàn Quốc. Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, song hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay.
Kim chi có một lịch sử lâu đời. Ở Hàn Quốc, các loại cây rau, củ, quả không sống được trong mùa Đông do thời tiết quá lạnh giá, dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm trong thời gian này. Do đó, người Hàn Quốc đã nghĩ tới việc muối rau, củ làm thức ăn dự trữ cho mùa Đông. Một số người cho rằng kim chi có thể đã xuất hiện chừng 2.600-3.000 năm trước.
Kim chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo và nước muối, nhưng vào thế kỷ thứ 12, thành phần kim chi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị, như là vị chua và ngọt, và màu sắc của kim chi, như trắng và cam.
Theo nhiều nhà khoa học, kim chi là một trong "năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất" của thế giới. Các bác sĩ-nhà nghiên cứu hàng đầu của Hàn Quốc đã khẳng định rất nhiều lợi ích bất ngờ từ việc ăn kim chi.
Giáo sư Y học Dong Ho Lee, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bundang Đại học Quốc gia Seoul, người cũng có nhiều năm giảng dạy tại Khoa Nội Trường Y thuộc Đại học Quốc gia Seoul, cho biết món ăn giàu vitamin này có rất nhiều lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt, chống bệnh viêm đường ruột, chữa hội chứng ruột kích thích và thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng. Không chỉ có vậy, ông còn khẳng định ăn kim chi giúp bạn giảm chứng trầm cảm, căng thẳng thần kinh.
Còn theo Tiến sĩ Jaeho Ha, Giám đốc Viện nghiên cứu Kim chi Thế giới, kim chi thường được làm từ bắp cải, hành, tỏi, ớt - những loại rau này đều tốt cho sức khỏe. Cũng như sữa chua, sau quá trình lên men, kim chi còn có các men vi khuẩn sống có ích như Probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa. "Không chỉ đơn thuần là món ăn mang lại cảm giác ngon miệng mà kim chi còn là một món ăn chứa ít calo, giàu chất xơ. Vì thế, nó giúp cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng và nhanh hơn", Tiến sĩ Jaeho Ha giải thích.
Bên cạnh đó, theo Giáo sư Dong Ho Lee, do chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, sắt, canxi và selen nên chế phẩm sinh học này sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giúp máu lưu thông, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ bắp phát triển và làm chậm quá trình lão hóa.
Chia sẻ quan điểm này, Yong Sung, Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Bệnh Tiêu hóa, Trường Y thuộc Đại học Tổng hợp Wonkwang, cho biết thêm trong kim chi có chứa lactobacillus - một loại vi khuẩn tốt, giúp phân giải thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và chống lại các vi khuẩn có hại. Kim chi mang lại cảm giác ngon miệng, giảm lượng đường trong máu. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng giúp bạn giảm cân, làm bạn có cảm giác ít đói hơn.
Ngoài ra, Tiến sĩ Jaeho Ha còn cho biết, khi ăn kim chi, khả năng bị đột quỵ và mắc bệnh tim mạch sẽ giảm đi. Bởi kim chi chứa tỏi và tỏi là loại thực phẩm có chứa cả allicin và selen. Allicin và Selenium là hai chất ngăn cholesterol cao trong cơ thể và ngăn chặn hình thành chất béo trong thành động mạch. Từ đó lưu lượng máu trong cơ thể được cải thiện, mức cholesterol và huyết áp cũng được hạ xuống.
Ở Hàn Quốc, kim chi được dùng như món ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày, hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau như lẩu kim chi, canh kim chi, cơm chiên kim chi...
Đặc biệt, kim chi rất thích hợp để ăn kèm thịt nướng. Cùng với sự hội nhập, thói quen ăn kim chi trong các gia đình ở Hàn Quốc cũng ít nhiều giảm đi, họ ăn nhiều đồ Tây hơn và theo các nhà khoa học này, đây chính là lý do tại sao ở Hàn Quốc số người bị ung thư đại tràng gia tăng so với trước đây.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc công bố mới đây, 63% số người được hỏi cho biết họ muốn trực tiếp muối kim chi, trong khi 19% trả lời rằng họ sẽ mua kim chi bán sẵn ngoài thị trường. Lý do người tiêu dùng trực tiếp muối kim chi để điều chỉnh phù hợp với khẩu vị gia đình chiếm tỷ lệ nhiều nhất (52%).
Tiếp đến là lý do tin tưởng chất lượng nguyên liệu hơn so với kim chi bán sẵn (34%) và thị trường hiện nay có bán nguyên liệu làm sẵn tiện cho việc muối kim chi (7%). Trong khi đó, người tiêu dùng chọn mua kim chi bán sẵn vì các lý do có thể mua bất cứ khi nào cần (chiếm tỷ lệ 48%), ngại muối kim chi (26%). Ngoài ra, 9% người được hỏi cho biết đã từng mua kim chi nhập khẩu bán sẵn./.
Mạnh Hùng (P/v TTXVN tại Seoul)
Theo TTXVN/Bnews
Bị bệnh tuyến giáp, có nên kiêng rau cải và đậu không? Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người bệnh đến thăm khám và được chẩn đoán mắc những bệnh như u tuyến giáp lành tính, viêm tuyến giáp, suy tuyến giáp... Ảnh minh họa Ngoài các thông tin về tình trạng bệnh của mình, một trong những khía cạnh nhiều người bệnh rất quan tâm đó chính là chế độ ăn...