Chồng là “của nợ”
1. Dì bảo: “Vợ chồng là duyên, là nợ nhưng như vợ chồng dì thì là của nợ”.
Gần 40 năm về trước, dì lấy chồng. Lúc đó, dì là giáo viên, chú là kỹ sư cơ khí. Sau khi kết hôn, dì vẫn ở quê dạy học, chú ra Hà Nội công tác.
Minh họa: NOP
Dì không ở nhà chồng mà ở khu tập thể của trường. Thời gian chú công tác xa, thỉnh thoảng bố chồng dì đến thăm cháu. Mục đích nghe thì có vẻ tốt, nhưng thực chất ông ta lại “thèm muốn” con dâu. Biết bản chất xấu xa của cha chồng, dì kiếm đủ lý do không cho ông ta vào nhà. Ông ta nổi điên, vu cho dì có người đàn ông khác. Thậm chí, ông ta còn nói với con trai: “Chưa chắc thằng Hùng là con mày”. May mắn là lúc đó chú đang rất yêu vợ nên khẳng định với bố: “Nó là con con chứ con ai, bố đừng có nghĩ bậy bạ”. Rồi chú xin chuyển công tác cho dì ra Hà Nội. Vài năm sau, dì sinh thêm một con gái.
Năm 1985, gia đình đang yên ấm thì chú hứng chí xin đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô. Sang đó, chẳng biết chú có người phụ nữ nào không, chỉ biết chú không gửi bất kỳ thứ gì về cho mẹ con dì. Mười năm như vậy đằng đẵng trôi qua, dì quyết định ly hôn, chú đồng ý. Hai người chuẩn bị làm thủ tục ra tòa thì con gái dì lấy chồng, nên yêu cầu đợi con đám cưới xong, bố mẹ hãy ly hôn.
Sau lần đó, chú không đi nước ngoài nữa. Thấy vậy, dì cũng bỏ luôn ý định ly hôn. Thời gian đầu, chú cũng có trách nhiệm với gia đình, nhưng chỉ vài tháng là bắt đầu đổ đốn. Tiền chú đem ở nước ngoài về lần lượt bay ra các quán nhậu. Khi không còn tiền ra quán, chú kéo bạn bè về nhà nhậu, bắt dì phục vụ. Dì lại làm đơn ly hôn gửi ra tòa. Chú năn nỉ, hứa sẽ thay đổi. Và, chú thay đổi thật, không ở nhà bắt vợ hầu hạ nữa mà ra ngoài kiếm tiền – chú chạy xe ôm. Mỗi ngày chú đưa dì mấy chục ngàn, không nhiều nhưng có đưa là tốt rồi – dì bảo vậy. Nhưng, những ngày tháng như vậy cũng chẳng được bao lâu. Ngựa quen đường cũ, chú kết bạn với mấy tay xe ôm – cứ một buổi chạy xe, một buổi về nhà nhậu.
Lần này dì không thèm nói nữa, mà kêu thợ về nhà lắp thêm cửa, cấm chú vào phòng của dì. Từ đó, hai con người một thời đầu gối tay ấp, giờ sống chung một mái nhà mà cứ như người xa lạ, không ai nói với ai câu nào.
Mẹ mắng dì: “Mày sống như thế mà sống được sao? Ly hôn đi cho nó nhẹ nợ”. Dì chua xót: “Em cũng muốn lắm. Nhưng giờ ly hôn lại phải bán nhà chia cho lão một nửa. Nếu lão lấy tiền rồi sống tử tế thì không có gì để nói, em chỉ sợ lão ăn hết rồi lại tìm đến em làm tội thôi. Cứ để vậy đi. Dù sao thì em cũng coi như lão chết rồi”…
Đúng là của nợ, không biết đến khi nào dì mới được giải thoát.
Video đang HOT
2. Chị không đẹp, gia đình cũng bình thường nhưng khi chị lấy hắn, ai nấy đều bảo: “Bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”. Mà đúng thật! Ngày cưới, nhìn đám bạn người không ra người, ngợm không ra ngợm của chồng chị, ai cũng ngao ngán lo cho cái tương lai mù mịt của chị.
Chị lấy hắn không phải vì yêu mà vì sợ… ế. Hắn chẳng có nghề nghiệp gì, ngoại hình lại xấu xí, nhìn cứ như một thằng nghiện.
Về làm dâu nhà hắn, chị phải lo từ cái tăm cho đến hạt gạo. Mấy cái tàu há mồm nhà hắn đều trông vào đồng lương còm cõi của chị. Khi có thai, chị bảo phải ăn riêng. Thế là hắn và chị dọn lên cái gác chưa đầy 6m2 để sống. Nào có được yên, thỉnh thoảng vẫn phải mua cái này, cái nọ cho gia đình chồng.
Có lẽ chán nhất vẫn là chồng chị. Hắn không những không đi làm kiếm tiền mà còn cờ bạc. Mỗi lần chị lãnh lương về, hắn đều lấy trộm để đánh bài. Thậm chí, khi có con, tiền mua sữa cho con hắn cũng không tha.
Con còn đỏ hỏn, chị ẵm thằng bé ra ngoài thuê phòng trọ ở riêng, tuyên bố: “Nếu anh đi làm kiếm tiền thì tôi cho gặp con, không thì đừng hòng”. Miệng chị nói thì tai chị nghe, hắn chẳng bận tâm. Thỉnh thoảng hắn lại ghé phòng chị, vừa để giải quyết nhu cầu sinh lý, vừa chôm tiền của chị đánh bài.
Chị làm đơn ly hôn, hắn không ký. Hắn bảo: “Mày đi thì cứ đi, để lại con cho tao”. Có người mẹ nào có thể bỏ con mà đi. Thế là chị đành chịu thua.
Lấy hắn sáu năm là sáu lần chị làm đơn ly hôn nhưng cuối cùng chị và hắn vẫn không thể dứt nhau ra được. Chính xác là hắn không buông tha cho chị. Chị kể, đã có lần hắn cầm dao dọa đâm khi chị đòi ly hôn. Chị bảo: “Chắc kiếp trước chị mắc nợ hắn nên giờ phải trả”.
Thật ra, cũng như dì tôi, chị đã không đủ can đảm để buông bỏ, cứ kéo lê, kéo lết cái “của nợ” để khổ cả đời…
Theo VNE
Người ấy chẳng xứng làm mẹ...
Tôi phát hiện mình không phải con nuôi mà là con ruột của mẹ năm tôi 12 tuổi. Lần đó cậu gọi điện thoại báo tin ngoại bệnh nhưng mẹ và cha dượng đi nghỉ mát ở nước ngoài, tôi quyết định thay mẹ về thăm ngoại.
12 tuổi, lần đầu đi xa một mình, tôi rất lo lắng. Tuy vậy, tôi tự nhủ, mình là con trai, phải cứng rắn, mạnh mẽ lên, không có gì phải sợ. Nghĩ vậy mà tôi lấy hết can đảm nhờ bác xe ôm gần nhà chở ra bến xe, mua vé xe cho tôi về thăm ngoại.
Con đường từ Sài Gòn về Mỹ Tho chẳng xa xôi gì nhưng vì là lần đầu đi một mình nên tôi rất sợ. Lên xe tôi khư khư ôm cái ba lô có mấy bộ quần áo và mấy trăm ngàn như một bảo vật. Tôi quan sát những người chung quanh xem có ai khả nghi, có ai có dáng vẻ như "mẹ mìn" hay không...
Có lẽ nhìn tôi lạ lắm nên người phụ nữ ngồi bên cạnh ân cần hỏi: "Cháu về tới đâu? Sao đi có một mình vậy?". Tôi ngờ vực nhìn bà: "Cháu về thăm bà ngoại...". Khi nghe tôi nói ra địa chỉ nơi mình sẽ đến, bà ta cười hiền lành: "Vậy hả? Bác cũng ở đó. Lát nữa xuống xe, còn phải đi xe ôm một chặng nữa mới tới nhà. Vậy chớ cháu là con cháu của ai?". Tôi đã yên tâm hơn nên nói ra tên bà ngoại. Nghe xong, bà ta lại cười: "Ủa, vậy ra cháu là cháu ngoại bà Năm Thiên. Chắc là con của con Ngọc đây". Tôi nói nhanh: "Dạ, không phải. Cháu là con của mẹ Châu". Người phụ nữ nhíu mày: "Châu nào? Bà năm Thiên chỉ có con Ngọc với thằng Quân. Vậy thì không phải rồi". Tôi bắt đầu hoang mang: "Dạ, cháu đúng là cháu ngoại bà Năm Thiên, dì ba con tên Ngọc, cậu út tên Quân; còn mẹ con là thứ hai, tên Châu. Mẹ con mất hồi mới sanh con...".
Lúc đó xe đã tới bến nên câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang ở đó. Tuy vậy, tôi vẫn mang nỗi thắc mắc trong lòng. Khi lên xe ôm, tôi bị dồn vô giữa trên chiếc xe chở ba nên không kể thêm được gì. Xe chạy chừng 20 phút thì bà ta nói với chú xe ôm: "Em cho thằng nhỏ xuống chỗ Ngã ba Cây Khế nghen".
Tôi không biết chỗ đó tên gọi là Ngã ba Cây Khế nhưng nhìn con đường đê ngoằn nghoèo, hai bên là hàng trâm bầu, tôi nhớ ngay đường về nhà ngoại. Tôi cám ơn người phụ nữ đã chỉ đường, cám ơn bà đã trả tiền xe cho tôi rồi chạy một mạch về nhà ngoại.
Trong thấy tôi, cậu út hết hồn: "Trời ơi, tưởng cháu nói chơi, ai dè mày về thiệt. Vô đây, vô đây... Ngoại yếu lắm rồi". Cậu kể mấy bữa trước ngoại đi ruộng về, tự dưng nằm lăn ra bất tỉnh. Sau đó ngoại tỉnh dậy nhưng rất yếu. Cậu đòi chở ngoại vô bệnh viện nhưng ngoại nhất quyết không chịu đi. Khi tôi về tới thì ngoại đã á khẩu, chỉ ú ớ chớ nói không thành lời. Tới tối thì ngoại mất.
Mẹ tôi không kịp về để thấy mặt ngoại lần cuối. Mãi đến hôm chôn ngoại mẹ và cha dượng tôi mới về. Mẹ khóc ngất, trách cậu sao không chờ mẹ về nhưng cậu bảo đã coi ngày giờ rồi, không chậm trễ được. Mẹ ở tới mở cửa mả xong thì quay về Sài Gòn, tôi muốn ở lại chơi với cậu nhưng mẹ nhất quyết không cho: "Về còn đi học nữa, ở lại làm gì?". Cậu thấy vậy thì năn nỉ: "Đang nghỉ hè mà, cho nó chơi vài bữa nữa đi. Học gì mà học dữ vậy?". Cuối cùng mẹ gia hạn thêm cho tôi 2 ngày.
Trong 2 ngày đó, đã đủ cho tôi tra vấn cậu về những lời nói mình nghe được trên xe. Cuối cùng, cậu tôi đành thú nhận: Mẹ tôi có thai với một người đàn ông đã có vợ, lúc sanh tôi thì bị băng huyết suýt bỏ mạng nên ngoại và cậu phải đem tôi gởi vô chùa... Lúc tôi được 6 tháng mẹ vô chùa xin lại rồi đem tôi lên Sài Gòn ở luôn tới giờ. Năm tôi 6 tuổi, mẹ quen với cha dượng tôi bây giờ và nói với ông tôi là con của người chị đã mất. Mẹ cũng dặn tôi như vậy. Lúc đó tôi cũng có buồn nhưng mẹ an ủi: "Dù con không phải do mẹ sinh ra nhưng mẹ đã nuối nấng con từ nhỏ, coi con như con ruột...".
Mẹ còn nói rất nhiều nhưng lúc đó tôi không hiểu hết và cũng không nhớ rõ. Điều duy nhất đọng lại trong thâm tâm tôi là, tôi không phải do mẹ sinh ra. Tôi phải chấp nhận nhường nhịn hết tình yêu thương cho những đứa con ruột của mẹ với cha dượng sau này. Đổi lại tôi phải chịu đòn roi, chửi mắng, nhục mạ, của cả mẹ lẫn người đàn ông sau này của mẹ.
Ấy vậy mà 6 năm sau, sự thật lại bị lật ngược hoàn toàn. 12 tuổi, tôi đủ bất mãn để không muốn trở về với người đã rủ bỏ mình. Thế nhưng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác. Khi đưa tôi ra xe về Sài Gòn, cậu căn dặn: "Con đừng có nói với mẹ là cậu kể cho con nghe, nếu không mẹ con sẽ giận cậu".
Tôi mang nỗi ấm ức của một đứa con bị từ bỏ suốt bao nhiêu năm qua. Mẹ không thể hiểu vì sao tôi từ một đứa trẻ ngoan hiền lại trở thành cứng đầu, cứng cổ, khó dạy, khó bảo như vậy... Mẹ không tìm hiểu mà chỉ biết trách móc, giận dữ, khóc lóc... Và mỗi khi như vậy, sự căm ghét, khinh bỉ của tôi đối với mẹ càng đầy lên.
Bây giờ tôi quyết định sẽ từ bỏ. Tôi đã nhận được học bổng ra nước ngoài du học. Tôi sẽ cố gắng học, sẽ ở lại bên đó làm việc và tìm một cơ hội để định cư ở nước ngoài. Tôi chỉ nói với mẹ điều này khi thủ tục đã xong xuôi. Mẹ tôi lại khóc lóc, lại trách móc, lại giận dữ. Cuối cùng mẹ gào lên: "Trời ơi sao tôi khổ thế này? Nuôi nấng nó mười mấy, hai chục năm trời, giờ nó nói đi là đi... Đồ vô ơn. Biết vậy hồi đó tôi bỏ nó luôn trong chùa".
Câu nói vô tình của mẹ khiến cơn giận của tôi bùng lên. Tôi nhìn mẹ lom lom: "Đúng rồi, lẽ ra hồi đó mẹ phải bỏ con luôn trong chùa chớ đem về làm gì? Giờ mẹ hối hận rồi hả? Lương tâm của mẹ để đâu khi nỡ đem con của mình vứt bỏ như vậy?".
Tôi còn nói nhiều lời rất cay nghiệt nữa trước khi vào phòng đóng sầm cửa lại. Không biết mẹ có hiểu hết những điều tôi nói hay không nhưng hôm sau mẹ ngã bệnh phải nhập viện cấp cứu. Cha dượng gọi cho tôi: "Con vô thăm mẹ đi, mẹ muốn gặp con". Tôi trả lời cộc lốc: "Con không vô".
Tôi cũng không ở nhà mà đăng ký tua du lịch Sapa, sau đó tôi quay về Mỹ Tho thăm cậu. Mẹ tôi lại gọi, cha dượng gọi, tôi không thèm nghe máy. Cho đến cách nay 2 ngày, tôi nhận được tin nhắn của cha dượng: "Mẹ con bị ung thư giai đoạn cuối, mẹ muốn gặp con. Đừng để sau này phải ân hận".
Tôi chẳng có gì phải ân hận. Người ấy chẳng xứng đáng làm mẹ khi đã không dám nhìn nhận, không dám yêu thương chính núm ruột của mình. Thế nhưng cha dượng cứ bám riết quấy rầy tôi bằng những tin nhắn... Ông ta nói rằng mẹ tôi không thể nói chuyện, không thể ăn uống. Tôi biết ông ta chỉ cường điệu cho tôi mủi lòng...
Còn đúng một tuần lễ nữa tôi sẽ lên máy bay. Tôi đang mong cho giây phút đó nhanh đến để tôi thoát khỏi gánh nặng đang đè lên cuộc sống của mình; lấy đi của mình những bình yên, thanh thản mà lẽ ra tôi phải có được kể từ lúc sinh ra làm con người trên thế gian này...
Theo VNE
Báo tin có bầu chồng bảo..."thêm của nợ" Bẽ bàng, thất vọng, ê chề với người tôi đã gọi là chồng và sau này con tôi sẽ gọi là cha. Dù anh không thích trẻ con, bị áp lực trách nhiệm thì đó cũng là giọt máu của anh, là kết quả của tình yêu sao anh có thể đối xử với tôi và con như vậy. Lấy nhau đã hơn...