Chồng kiếm cớ gây sự khi đưa tiền trợ cấp cho con
Đã bốn năm nay kể từ khi bắt đầu nhận tiền trợ cấp của anh, mỗi tháng tôi phải gặp hết chuyện này chuyện kia mà không bao giờ được yên ổn.
Chúng tôi cưới nhau được 9 năm thì anh ngoại tình với một cô không sống với chồng và có một con gái. Tôi hẹn gặp để nói chuyện một lần, cô ấy xin lỗi rất nhiều và hứa sẽ không liên lạc với anh nữa nhưng họ vẫn tiếp tục. Anh về cương quyết đòi ly hôn với tôi để được nhanh chóng công khai đến với nhân tình. Chúng tôi ly hôn khi hai con trai mới 6 và 3 tuổi (năm 2006). Lúc đó, tòa án quyết định tôi giữ và chăm sóc con trai nhỏ, anh chăm sóc con trai lớn.
Tôi mệt mỏi vì mỗi lần đưa tiền trợ cấp cho con anh lại kiếm chuyện.
Ngày đó gia đình chồng là một doanh nghiệp khá lớn và có tiếng tăm. Nhà cửa, đất đai, xe du lịch, xe tải… rất nhiều. Khi chúng tôi cơm lành canh ngọt, vì lý do gì đó, mẹ chồng cho tất cả các thành viên trong gia đình mỗi người đứng tên vài căn nhà, một – hai miếng đất hay mấy chiếc xe. Đương nhiên tôi cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng vừa chớm nghe vợ chồng tôi có chuyện, mẹ chồng đã lôi từ trên trời xuống một tờ giấy “mượn nợ”, trong đó có tên tôi và chữ ký photocopy của tôi ở bên người mượn. Đồng thời bà cũng hô biến ra chữ ký của hai người làm chứng (cũng photocopy).
Nội dung là tôi đã mượn số tiền đó để mua căn nhà số…, miếng đất số…, chiếc xe số… và hứa sẽ trả lại bất cứ lúc nào bên cho mượn đòi lại. Tôi cảm thấy rất đáng thương cho mẹ chồng lúc đó. Bà đã lo đến mất ăn mất ngủ vì sợ tôi ôm gọn đống tài sản mà ra đi nên mới phải căng não nghĩ ra tờ giấy nợ khống ấy.
Bản thân tôi khi đó không còn cha mẹ, các anh chị mỗi người đều có cuộc sống riêng nên tôi không muốn làm phiền đến ai. Tôi không giàu có hay dư dả gì nhưng tôi đủ hiểu được cái gì không phải của mình thì đương nhiên mình không lấy. Vì vậy tôi đã sẵn sàng ký các giấy tờ sang tên nhà, đất, xe… lại cho mẹ chồng. Đồng thời, bà sang tên cho tôi một căn hộ chung cư trị giá 425 triệu. Tôi dẫn con trai ra đi với vài trăm nghìn tiền mặt. Mẹ con tôi thuê một căn nhà nhỏ để sống.
Cuộc sống khi đó đối với tôi thật nặng nề, một mình tôi phải xoay xở vừa công việc, vừa nhà vừa con… Dần dần, số nữ trang do mẹ ruột cho đã lần lượt ra đi để tôi trang trải mọi việc. Sau đó vài tháng, tôi tìm được khách thuê căn hộ kia với giá 4 triệu đồng một tháng (tôi thuê nhà 2 triệu đồng). Gửi con đi nhà trẻ, tôi xin việc và đi làm kiếm thêm tiền nuôi con.
Năm năm sau, vào một ngày, tôi nhận được điện thoại của con trai lớn: “Mẹ ơi, mẹ dẫn con đi đi, ba đánh con chịu không nổi nữa”. Tôi bỏ hết công việc, chạy ngay đến nhà anh, cũng có mẹ anh ở đó. Như đã bàn với nhau trước, họ thẳng vào vấn đề là muốn tôi đưa thằng bé đi. Lúc đó, trong đầu tôi không nghĩ được gì khi thấy con khóc và ôm đòi đi với mẹ.
Tôi không bao giờ quên được lời con nói khi đó: “Mẹ ơi, mẹ dẫn con đi đi. Con muốn được ở với mẹ và em. Con không muốn ở với ba vì ba đánh con bằng roi rồi giã muối ớt xát vô mông con. Con đau lắm”. Trên người con còn nổi lên những vết sẹo do thịt lồi mà theo con nói lúc đó là vết thương do ba đánh. Không suy nghĩ gì thêm nữa, tôi kêu con lấy quần áo và tập vở rồi đưa con đi với sự chứng kiến và đồng ý của bà nội và ba.
Video đang HOT
Sau đó tôi lại càng vất vả hơn vì một mình chăm sóc hai con. Vất vả nhiều lắm nhưng hạnh phúc cũng nhiều lắm. Mỗi khi chiều về cả ba mẹ con cùng ăn cơm, hai con nói chuyện, cười giỡn… Đến tối thì ba mẹ con cùng ôm nhau ngủ thật ngon.
Gần một năm sau, tôi nộp đơn đến tòa án để xin nhận thêm quyền nuôi giữ con. Cuối cùng tôi cũng nhận được quyết định quyền nuôi giữ cả hai con cùng với số tiền trợ cấp 1,5 triệu đồng một tháng. Ban đầu anh chỉ trợ cấp 500.000 đồng, sau một hồi tranh cãi cùng với góp ý của thẩm phán thì mới lên được 1,5 triệu. Lúc đó, con trai lớn học lớp 7. Đến nay, con lớn đã học lớp 10.
Suốt từ khi ly hôn đến nay gần 10 năm, vào sinh nhật các con không hề nhận được dù chỉ một cục kẹo từ ông bà hay người thân bên nội. May mắn lắm thì một năm các con nhận được vài trăm nghìn lì xì Tết. Năm nay đặc biệt lắm hai đứa mới được bà nội đại gia dẫn đi mua hai cái áo, một cái quần để mặc Tết.
Thậm chí, con trai nhắn tin xin ba vài chục nghìn để nạp điện thoại, ba phải hỏi này hỏi nọ, nhắn qua nhắn lại mất thêm vài nghìn của thằng bé nhưng cuối cùng một nghìn đồng cũng không cho.
Nói về tiền trợ cấp hàng tháng của con, thời gian đầu tôi phải ngậm đắng nuốt cay mỗi khi gặp anh để ký giấy nhận tiền, không lần nào mà không bị nói nặng nói nhẹ mỗi khi cầm tiền từ tay anh. Tôi không muốn tiếp tục chạm mặt anh nên đề nghị chuyển khoản ngân hàng nhưng anh nhất định không chịu.
Sau đó, tôi phải đến phòng công chứng làm giấy ủy quyền để nhờ người chị ruột nhận tiền giúp tôi. Người thân tôi hiểu rõ tính khí của anh nên cũng không muốn tôi tiếp xúc với anh. Mỗi tháng đến ngày đưa tiền, anh nhắn tin kêu chị qua nhà anh lấy mặc dù chị lớn tuổi và chạy xe rất yếu. Những lần đó, tôi phải chở chị đi vì sợ nguy hiểm cho chị.
Những khi anh vui, anh đưa tiền đúng ngày; khi buồn, anh đưa trễ một tuần hay mười ngày. Không ít những lần không vừa ý các con chuyện gì đó, anh nhắn tin cho tôi là “không đưa tiền trợ cấp nữa”. Mặc dù đó là tiền cho con của mình nhưng anh lại thể hiện như một cách ban phát, bố thí.
Tôi cũng biết là sau khi ly hôn với tôi, ngay lập tức anh cưới cô tình nhân mà anh đã ngoại tình lúc còn ở với tôi. Họ sống với nhau được khoảng hơn một năm rồi cũng ly hôn. Sau đó, anh trượt dài ở những quán cà phê ôm, bia ôm vì anh rất ghiền tình dục. Những người hàng xóm cũ của tôi còn nói rằng “coi chừng anh bị HIV”.
Có vài lần anh cùng đi ăn chung với mẹ con tôi, anh ngồi bên cạnh tôi, ôm ấp, hôn hít rồi đụng chạm lung tung. Sau đó tôi không muốn đi cùng anh nữa. Các con đã lớn, chúng nhìn thấy và hiểu ý nên nói ba nếu muốn cả nhà đi chơi chung thì đừng làm vậy với mẹ nữa, nhưng đó là bản tính trong máu của anh rồi.
Dù đã là vợ chồng trước đây, bây giờ tôi rất sợ mỗi khi anh chạm vào tôi. Nhẹ nhàng một chút thì tôi cố chịu đựng vì các con đang vui, nặng nề hơn thì tôi phản ứng lại. Y như rằng sau mỗi khi tôi không cho anh chạm vào tôi thì ngay lập tức, cuộc vui của các con được dừng lại, bất kể là đang ở đâuhay đang làm gì.
Anh bỏ về mà không cần biết các con thế nào. Còn tôi sau đó sẽ nhận được một đống tin nhắn đại loại là “Chảnh”, “Làm như quý giá lắm vậy” hoặc “Không cần”, “Đừng hòng đi chung”… Vì vậy, nếu tôi muốn các con được ăn hết bữa hoặc xem hết bộ phim hay chơi ở đâu đó cho trọn vẹn thì tôi phải im lặng ngồi yên cho anh muốn làm gì thì làm. Không ít lần anh nhắn tin đề nghị tôi đi khách sạn với anh. Tôi không đồng ý thì coi như tháng đó con tôi không có tiền trợ cấp…
Đã bốn năm nay kể từ khi bắt đầu nhận tiền trợ cấp của anh, mỗi tháng tôi phải gặp hết chuyện này chuyện kia mà không bao giờ được yên ổn. Phải chi anh chịu chuyển tiền vô ngân hàng thì tôi đâu cần phải gặp mặt anh và phải đối phó với đủ thứ chuyện như vậy. Anh tuyệt đối không chịu giao dịch bằng ngân hàng. Bản thân tôi thì vừa lo kiếm sống, vừa con cái, không còn chút thời gian nào cho mình, làm sao tôi có thể ngược xuôi thưa kiện và chờ đợi, nếu nhờ đến sự can thiệp của tòa án.
Tôi thật sự mệt mỏi nên viết bài tâm sự này để mong nhận được lời khuyên của mọi người, giúp tôi tìm được cách giải quyết tốt nhất cho quyền lợi của các con, bản thân tôi bớt mệt mỏi đầu óc để tập trung sức khỏe mà lo cho các con.
Theo VNE
Cô vợ ghê gớm của tôi dám tát lại cả mẹ chồng
Tôi vội vàng nhảy vào can ngăn. Tôi quát vợ: "Sao cô dám đánh mẹ tôi?". Cô vợ ghê gớm của tôi cãi lại: "Tại bà ấy đánh em trước chứ!".
Tôi yêu và cưới Hà, vì cô ấy hiền lành, lương thiện và sống biết trước biết sau. Yêu nhau 4 năm đại học, ra trường, gia đình tổ chức đám cưới cho. Sau đó, mẹ tôi còn mua cho vợ chồng tôi một căn nhà mặt tiền trong ngõ trên thành phố để vợ tôi mở tiệm thuốc.
Một năm sau cưới, vợ tôi sinh con. Tôi bàn với vợ, đưa cô ấy về ở với bố mẹ tôi dưới quê để bà chăm nom đỡ đần. Nhưng từ khi về nhà bố mẹ tôi ở, cô ấy tính tình khác hẳn, suốt ngày gọi điện cho tôi ca thán cằn nhằn. Lúc thì cô ấy bảo mẹ tôi nấu ăn không ngon, làm cô ấy không ăn được nên ít sữa. Khi thì lại chê bố tôi bừa bộn khiến cho cô ấy phải dọn dẹp thay. Tôi thì luôn cố gắng khuyên vợ hãy thích nghi với bố mẹ, chẳng thiệt gì đâu vì bố mẹ có mỗi tôi là con trai. Sau này dù sao tôi cũng phải đón bố mẹ ra ở cùng để phụng dưỡng lúc tuổi già.
Nhưng hình như Hà lại luôn để ngoài tai những lời khuyên chân thành của tôi mà ngày nào cô ấy không chê bai bố mẹ của tôi một câu là không chịu được thì phải. Mẹ tôi cho thằng bé ăn bột nhưng không may nó bị trớ vậy mà Hà đang nấu cơm dưới bếp chạy lên liền quát ầm lên: "Tội con tôi quá, bà cho nó ăn thế thì ói là phải, thôi bà đi nấu ăn đi để đấy tôi cho cháu ăn".
Tôi thật bất ngờ cách cư xử lạ lùng của cô ấy. Từ trước đến giờ tôi cũng không tin nổi vợ tôi có thể thốt ra những từ như vậy. Từ ngoài sân tôi dựng xe xuống và chạy thẳng vào nhà, tôi mắng cô ấy: "Sao em lại cư xử với mẹ vậy, lại xưng "bà với tôi" là sao, trẻ con ăn uống khó khăn là chuyện thường tình, có gì em phải làm nghiêm trọng vấn đề vậy? Lần sau em mà còn hỗn với mẹ là anh không để yên đâu".
Một hôm tôi đi làm về đến nhà nhìn thấy cảnh mẹ tôiôi m tát vợ t ột cái và ngay lập tức vợ tôi cũng tát trả lại mẹ tôi. (Ảnh minh họa)
Cứ tưởng vợ ghê gớm đã biết sai không nói gì ai ngờ cô ấy cãi nhau tay đôi với tôi. Cô ấy bảo "Mẹ anh thì anh về mà sống cùng. Người cổ hủ, lạc hậu, cái gì cũng không biết, bế bồng cháu cũng không nên thân, thử hỏi sao mà tôi ở được?". Cô ấy nói một tràng dài, đủ tật xấu của mẹ tôi, mà tôi chỉ biết trợn tròn mắt nhìn người vợ của mình. Tôi không đôi co với vợ nữa bởi càng nói nhiều thì cô ấy càng không tôn trọng.
Tôi vội đến chỗ mẹ tôi để xin lỗi về những gì mà Hà đã gây ra cho mẹ. Mẹ chỉ nói câu: "Thôi vợ chồng mày chuyển ra ngoài đó mà ở chứ ở đây bố mẹ chẳng giúp được gì lại khiến cho mọi người làm tổn thương lẫn nhau". Vợ tôi như mở cờ trong bụng cô ấy vội vàng đáp: "Con thấy mẹ nói đúng đấy, xa thì thơm, gần thì...".
Vì con còn nhỏ, nên suy đi tính lại, tôi thấy cũng không ra ở thành phố được. Ở đó, tôi đi làm cả ngày, mình vợ tôi ở nhà thì biết xoay sở thế nào. Vậy nên tôi bảo, tiếp tục ở nhà, nhưng tôi sẽ dọn về nhà sống cùng, sáng đi làm sớm, tối về muộn. Thêm một hai tháng, con cứng cáp rồi chuyển sau.
Một hôm tôi đi làm về đến nhà nhìn thấy cảnh mẹ tôi tát vợ tôi một cái và ngay lập tức vợ tôi cũng tát trả lại mẹ tôi. Tôi vội vàng nhảy vào can ngăn. Tôi quát vợ: "Sao cô dám đánh mẹ tôi?". Cô vợ ghê gớm tôi cãi lại: "Tại bà ấy đánh em trước chứ!". Tôi tức sôi sục ruột gan hỏi: "Sao hai mẹ con lại ra cơ sự thế này vậy?".
Tôi đợi một lời xin lỗi của cô ấy dành cho mẹ tôi nhưng sao càng đợi tôi lại càng thất vọng. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi vội vàng kể tội: "Mẹ không thể chấp nhận người con dâu mà suốt ngày mang chuyện nhà chồng đi kể xấu với hàng xóm, đã vậy nó lại nói với mọi người là bố mẹ suốt ngày mang tiền bạc cho chị mày nữa. Chị mày từ ngày đi lấy chồng, đã được đồng nào từ mẹ đâu mà nó đi rêu rao, làm chị mày bị chồng đánh vì tưởng có tiền mà giấu".
Vợ tôi cũng không kém: "Con cứ tưởng bố mẹ hiền lành tử tế nhưng thực ra chỉ là cái vỏ bọc ngoài chứ bản chất thì ích kỷ, cái gì cũng chỉ dành cho con gái thôi. Sau này ốm đau thì gọi con gái về mà chăm". Mẹ tôi quát: "Mày cút ra khỏi nhà tao, tao không cần đứa con dâu hỗn láo tham lam như mày, mà tao có lấy tiền của mày cho con gái tao đâu". Tôi bảo vợ vào phòng trước, để tôi dỗ mẹ. Sau cùng cả hai cũng im lặng. Nhưng từ hôm đó tôi không nói chuyện với vợ, tôi mất hết niềm tin vào người vợ của tôi.
Tôi đợi một lời xin lỗi của cô ấy dành cho mẹ tôi nhưng sao càng đợi tôi lại càng thất vọng. Dường như vợ tôi đã thay đổi, sao cô ấy luôn muốn gây sự với mẹ tôi trong khi mẹ tôi đã nhún nhường nhiều lắm rồi. Phải chăng tôi đã sai khi cố ép mẹ và vợ ở cùng nhau?
Nếu Hà cứ giữ cách cử xử hỗn láo với bố mẹ tôi, tôi sẽ li dị, tôi không thể để bố mẹ đứt ruột đẻ ra mình phải chịu cảnh con dâu bắt nạt được. Nếu li dị tôi sẽ dành quyền nuôi con vì tôi không muốn con tôi sau này lớn lên sẽ gớm ghê và thiếu hiểu biết về cuộc sống như mẹ nó được. Các bạn là những người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn công bằng và chính xác hơn nên rất mong mọi người sẽ giúp tôi vượt qua thử thách khắc nghiệt này với.
Theo Afamily
Bữa cơm 5000 đồng của người tâm thần: Tiền, quà nhà hảo tâm đi đâu? Nhiều người cho rằng, ngoài tiền trợ cấp, trung tâm bảo trợ còn có tiền, hiện vật hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Vậy tại sao người tâm thần vẫn phải ăn bữa cơm đạm bạc? Chế độ bữa ăn đạm bạc là vì chưa được hưởng trợ cấp mới Liên quan đến việc trên nhiều diễn đàn mạng chia sẻ một...